Giáo án bài “Lưu huỳnh”

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm courselab 2 4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao (Trang 79)

Bài 43: LƯU HUỲNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được:

- Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà), ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh.

- Ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.

Hiểu được :

- Vị trí, cấu hình electron, lớp electron ngoài cùng, dạng ô lượng tử của nguyên tử lưu huỳnh của trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Các số oxi hóa của lưu huỳnh.

- Tính chất hóa học: lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa( tác dụng với kim loại, hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi hóa mạnh).

2. Kỹ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh…rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh.

- Giải được một số bài tập: Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng và sản phẩm tương ứng; các bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

3. Thái độ

Rèn luyện cho HS:

- Đức tính cẩn thận, chính xác, say mê khoa học. - Ý thức bảo vệ môi trường.

4. Trọng tâm

- Đặc điểm hai dạng thù hình của lưu huỳnh.

- Tính oxi hóa khử của lưu huỳnh.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- E-book.

2. Học sinh

- Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử, dạng thù hình.

- Kiến thức về bài “Khái quát nhóm oxi”

- Xem E-book, tìm hiểu trước nội dung bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU

1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số, chia nhóm, phát phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 I. Tính chất vật lí

1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh

Quan sát bột lưu huỳnh và tìm hiểu ebook, hãy cho biết tính chất vật lí của lưu huỳnh:

- Trạng thái, màu sắc, tính tan (trong nước, trong dung môi hữu cơ).

- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh là gì? Cho biết sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa hai dạng thù hình.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh

Quan sát hình ảnh (Sự biến đổi trạng thái lưu huỳnh theo nhiệt độ) và đoạn phim (Nung chảy bột lưu huỳnh), hãy nhận xét sự biến đổi trạng thái, màu sắc của S theo nhiệt độ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 II. Tính chất hoá học

- Từ cấu hình e của nguyên tử S, nhận xét về số lớp e lớp ngoài cùng và số e độc thân ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

- Suy ra các số oxi hoá có thể có của S trong các hợp chất. Trong hợp chất nào, S có số oxi hoá – (âm) và trong hợp chất nào S có số oxi hoá + (duơng)?

- Từ các số oxi hoá của S, dự đoán tính chất hoá học của đơn chất S. So sánh với đơn chất O2. Nêu các phản ứng hoá học chứng minh tính chất của S.

Những thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.

Thí nghiệm 1: Khí H2 tác dụng với S

Thí nghiệm 2: Khí O2 tác dụng với S

Hãy quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng (nếu có thí nghiệm) và viết phương trình phản ứng, xác định vai trò của S và sự biến đổi số oxi hoá của S trong các phản ứng này, đọc tên của các sản phẩm tạo thành.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 III. Ứng dụng

Quan sát những hình ảnh trong E-book và qua thực tiễn, em hãy nêu một số ứng dụng của lưu huỳnh trong đời sống, trong công nghiệp mà em biết.

Em có biết cao su lưu hoá là gì không? Tại sao người ta phải lưu hoá cao su?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 IV. Sản xuất lưu huỳnh

1. Có thể khai thác lưu huỳnh từ những nguồn nguyên liệu nào? 2. Để khai thác lưu huỳnh tự do, người ta làm thế nào?

3. Nêu nguyên tắc và viết PTHH dùng để điều chế lưu huỳnh từ hợp chất. Phương pháp sản xuất S từ hợp chất ngoài tác dụng sản xuất S còn có ý nghĩa gì đối với việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta?

2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra

3. Tạo tình huống có vấn đề

Lưu huỳnh có những dạng thù hình nào? Các dạng thù hình đó có gì giống nhau và khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hóa học?

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất vật lí của S.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 1.

- Cho HS xem E- book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở. I. Tính chất vật lí của S 1. Hai dạng thù hình của S - Là chất rắn màu vàng, giòn. - Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ (rượu, benzen, …).

- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).

Khối lượng riêng : S∝> Sβ Độ bền : S∝ < Sβ t0nc : S∝ < Sβ

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh

Nhiệt độ Trạng thái

Màu

sắc Cấu tạo phân tử

< 113oC rắn vàng S8, mạch vòng tinh thể Sα hoặc Sβ

119oC lỏng vàng S8 mạch vòng, linh động

187oC quánh,

445oC hơi da cam S6; S4 1400oC S2 1700oC S

Để đơn giản, người ta kí hiệu là S mà không dùng công thức phân tử S8

trong các phản ứng hóa học.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất hóa học của S

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 2.

- Cho HS xem E- book trong quá trình thảo luận. - Tổng kết lại ý, cho HS chép bài. Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở. II. Tính chất hóa học 1. Tính oxi hóa a. Tác dụng với KL → muối sunfua Al + S →t0 Al2S3 (Nhôm sunfua) Fe + S →t0 FeS (Sắt (II) sunfua) Hg + S → HgS (Thủy ngân (II) sunfua) b. Tác dụng với H2 → Khí hidrosunfua H2 + S →t0 H2S  Số Oxi hóa của S : 0 → -2.

2. Tính khử: Tác dụng với PK

S + O2 → SO2

S + 3F2 → SF6

Hoạt động 3 : Tìm hiểu ứng dụng của S

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 3.

- Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở. III. Ứng dụng

- 90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để sản xuất H2SO4.

- 10% lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, diêm, chất dẻo ebonic, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, chất diệt nấm trong nông nghiệp...

Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp khai thác lưu huỳnh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 4.

- Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở.

IV. Sản xuất lưu huỳnh 1. Khai thác lưu huỳnh : dùng để khai thác lưu huỳnh từ lòng đất (phương pháp Frasch).

Nén nước siêu nóng (1700

C) vào mỏ S dưới lòng đất để bơm S dưới lòng đất lên.

2. Phương pháp hóa học a) Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

b) Dùng H2S khử SO2

C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC

1. Củng cố kiến thức

- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.

2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu

- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong E-book.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm courselab 2 4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao (Trang 79)