Phần mềm CourseLab 2.4

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm courselab 2 4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao (Trang 29)

1.4.4.1. Giới thiệu

CourseLab là một hệ thống có bản quyền (Authoring System) mạnh và dễ sử dụng, được dùng để tạo bài giảng dùng cho e-Learning. CourseLab tạo ra một môi trường lập trình tự do theo kiểu “thấy gì được nấy” (What You See Is What You Get) để tạo ra các nội dung e-Learning tương tác chất lượng cao. Các nội dung này có thể xuất bản trên Internet, trên các hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS), CD-ROM hoặc các thiết bị lưu trữ khác.

Các đặc trưng chủ yếu của CourseLab:

- Môi trường soạn thảo “thấy gì được nấy” dùng để tạo ra và quản lý các nội dung e-Learning tương tác chất lượng cao.

- Không đòi hỏi kỹ năng về HTML hoặc lập trình.

- Mô hình hướng đối tượng cho phép tạo ra các nội dung e-Learning ở nhiều cấp độ phức tạp bằng cách đơn giản như là tập hợp các khối lắp ghép lại với nhau.

- Xây dựng các tương tác phức tạp của các đối tượng theo kịch bản chỉ với một cái nhắp chuột.

- Giao diện dựa trên mô hình đối tượng mở (Open Object) cho phép dễ dàng mở rộng và nâng cấp các thư viện đối tượng và các khuôn mẫu (template) (kể cả của người sử dụng).

- Các cơ chế nhúng đối với việc hoạt hình hóa các đối tượng.

- Thêm bất kỳ nội dung đa phương tiện nào (Macromedia®

Flash®, Shockwave®, Java®) và video dưới các định dạng khác nhau.

- Dễ dàng thêm và đồng bộ hóa các tập tin âm thanh.

- Nhập các trình chiếu của PowerPoint®

vào mô-đun học tập (cần phải cài thêm gói tùy chọn PowerPoint Import).

- Ngôn ngữ mô tả hành động đơn giản.

- Truy cập đến các chức năng bổ sung của phần trình bày bài giảng (Course Player) đối với người dùng chuyên nghiệp thông qua JavaScript.

- Không yêu cầu Java® đối với lớp bài giảng.

1.4.4.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm CourseLab 2.4

1. Tạo bài giảng mới

- Khởi động CourseLab. Ở màn hình “Start Page”, chọn “Create New Course”.

- Nhắp chuột vào nút “Next” để bắt đầu tạo bài giảng mới. - Ở trang kế tiếp của phần hỗ trợ thiết kế: Gõ tên của bài giảng.

- Xác định thư mục sẽ lưu trữ các tập tin của bài giảng (nếu là thư mục mới thì CourseLab sẽ tự động tạo ra thư mục này).

Hình 1.4: Khởi động CourseLab 2

- Nhắp chuột vào nút “Next”.

- Ở màn hình kế tiếp của phần hỗ trợ thiết kế. - Gõ tên của mô-đun đầu tiên vào.

- Chọn mẫu thiết kế cho mô-đun này và nhắp chuột vào nút “Next”.

Hình 1.5: Chọn thiết kế mô-đun

Đến đây, bài giảng đã được khởi tạo. Nhắp chuột vào nút “Finish” để kết thúc việc tạo bài giảng mới.

2. Hướng dẫn soạn thảo

Để thêm các hình ảnh, văn bản và các đối tượng vào trong phân trang của một trang, có thể sử dụng các bảng chọn Insert - Picture, Insert - Text, Insert - Object hoặc các nút tương ứng trong các bảng. Có thể thêm các đối tượng phức tạp từ thư viện các đối tượng bằng cách nhắp đúp chuột vào đối tượng được chọn hoặc kéo và thả đối tượng đó vào trong vùng đang soạn thảo của trang.

Phần này, chúng tôi xin phép trình bày chi tiết ở chương 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Xuất bản bài giảng “Course Publication”

Chọn lệnh File - Publish Course để thực hiện việc xuất bản bài giảng.

Hình 1.6: Trình tự xuất bản bài giảng 1

Chọn dạng xuất bản mong muốn.

Để xuất bản thành E-book này, ta chọn “Run from CD” thì CourseLab sẽ tạo ra một cây thư mục cùng với tập tin autorun.html. (Đây là một tập tin HTML rất đơn giản và không thể dùng CourseLab để sửa đổi. Người dùng có thể sửa đổi tập tin autorun.html với bất kỳ hệ soạn thảo HTML nào). Đặt tên thư mục và nơi lưu trữ trên đĩa cứng. Nhắp chuột vào nút “Next” và chờ cho đến khi bài giảng được xuất bản xong.

.

1.4.5. Một số phần mềm khác hỗ trợ việc thiết kế E-book

1.4.5.1. Macromedia Flash 8

Hình 1.9:Giao diện Macromedia Flash 8

Macromedia Flash là phần mềm ứng dụng multimedia giúp người sử dụng tạo ra các ứng dụng chuyển động đơn giản cho đến phức tạp trong web. Flash cho phép người sử dụng tích hợp các hình vẽ, hình ảnh, văn bản, âm thanh, video. Nhờ vậy người sử dụng có thể tạo một đoạn phim hoạt hình, bản trình diễn, website, …

1.4.5.2. Macromedia FlashPaper 2.0

Flashpaper là một công cụ đặc biệt của hãng Macromedia, giúp chuyển đổi các dạng văn bản thông thường như *.DOC (Word), *.XLS (Excel), *.PPT (Powerpoint), *.PDF (Acrobat), v.v... sang dạng SWF. Như vậy, với công cụ

này, văn bản được soạn bằng bất kỳ chương trình nào đều có thể đưa được vào trang web.

Hình 1.11. Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2

1.4.5.3. Easy button & Menu Maker 1.5

Với Easy button & Menu Maker, người sử dụng có thể dễ dàng tạo những nút nhấn phức tạp và thanh thực đơn động cho website chỉ cần mất có vài phút.

Những đặc tính:

- Dễ dàng tạo ra những nút nhấn trên web.

- Dễ dàng tạo ra những thực đơn động nhiều cấp.

- Trực tiếp biên soạn thực đơn cho WYSIWYG (soạn thảo cho web trực quan).

- Dùng những kiểu chữ nút bấm, thực đơn tùy chọn. - Thêm những biểu tượng cho nút và thực đơn.

- Dễ dàng chèn những nút và thực đơn đã tạo vào website. - Tất cả những trình duyệt web và hệ thống đều được hỗ trợ.

Hình 1.12. Cửa sổ làm việc của Easy button & Menu Maker

1.4.5.4. Crystal Button 2007

Ứng dụng này cho phép người sử dụng tạo ra những nút nhấn đơn nhất,

gây được sự chú ý cho trang web chỉ trong vài phút. Người sử dụng có thể tạo

ra những thực đơn hay thanh trượt, với những hiệu ứng ánh sáng hoặc đưa những sáng tạo của người sử dụng chạm tới không gian 3 chiều. Những nút nhấn hoàn toàn có thể kết cấu được như thay đổi chữ, kiểu chữ, đường viền, hình thù, màu sắc, độ bóng. Người sử dụng sẽ có nhiều sự chọn lựa cho các nút nhấn cho web như nút nhấn kiểu pha lê, chất dẻo, kim loại hay thậm chí một phong cách Windows WP.

1.4.5.5. Adobe Photoshop CS3

Adobe Photoshop (PS) là một chương trình phần mềm đồ họa của hãng Adobe System, ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. PS hiện nay là sản phẩm đứng đầu thị trường phần mềm chỉnh sửa ảnh, và được coi là tiêu chuẩn của các nhà đồ họa chuyên nghiệp.

Hình 1.14. Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.5.6. Sothink Glanda 2005

Sothink Glanda cung cấp cho người sử dụng một thư viện hình ảnh tạo

nền, tạo nút, tiêu đề, âm thanh, biểu tượng, ảnh động, movie thật phong phú.

Ngoài ra, có thể tạo liên kết trên đối tượng, có thể nhập hình ảnh có sẵn trên tài nguyên máy tính của mình hoặc tài nguyên trên mạng.

Các file được xuất ra từ chương trình Sothink Glanda có định dạng .swf . Với định dạng .swf, có thể đưa vào chương trình Macromedia Dreamweaver để xuất file lên web.

Hình 1.15. Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda

1.4.5.7. Flip Flash Album Deluxe

Với FLIP Flash Album Deluxe, có thể tạo một album ảnh một cách dễ dàng. Đồng thời, có thể thiết kế trang bìa đầu và bìa cuối, thêm nền cho bức ảnh và SWF, soạn thảo tựa đề và khung cho ảnh.

Hình 1.16. Màn hình khởi động FLIP Flash Album Deluxe

1.4.5.8. Photodex ProShow Producer

Đây là công cụ giúp người sử dụng có thể tạo ra các album ảnh hay

Hình 1.17. Cửa sổ làm việc của ProShow Producer

1.4.5.9. Sothink Swf Decomplier

Đây là phần mềm chuyển file flash từ swf sang flv. Giúp người sử dụng có thể sửa các file flash có sẵn trên mạng theo ý muốn của mình.

1.4.5.10. Math Type 5.0

Đây là phần mềm toán học hỗ trợ rất mạnh trong việc đánh nhanh các phương trình hóa học, các biểu thức toán học. Phiên bản 5.0 tương thích với cả

WinMe và XP, Office 97, 2000, XP. Rất dễ sử dụng.

Hình 1.19. Cửa sổ làm việc của Math Type 5.0

1.4.5.11. EclipseCrossword

EclipseCrossword là phần mềm miễn phí, giúp biên soạn các bảng đố ô chữ. Người sử dụng chỉ việc nạp danh sách các từ muốn đố, giải thích cho mỗi

từ. Sau đó, EclipseCrossword sẽ tự tạo ra bảng từ phù hợp.

1.4.5.12. Snagit 10

Hình 1.21. Cửa sổ làm việc của Snagit 10

Snagit là phần mềm chụp ảnh màn hình, quay lại đoạn video có sẵn trên mạng mà không down về được.... Hỗ trợ nhiều định dạng ảnh, định dạng video. Công việc rất đơn giản chỉ cần ấn nút chụp hoặc quay, rồi save file vừa thực hiện vào vị trí mong muốn.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm courselab 2 4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao (Trang 29)