Lối kể chuyện trữ tình trầm lắng và hài hước nhẹ nhàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 88)

6. Bố cục của luận văn

3.3.Lối kể chuyện trữ tình trầm lắng và hài hước nhẹ nhàng

Cách kể chuyện của Alphonse Daudet rất “duyên”, cái duyên ấy xuất phát từ chính tâm hồn của nhà văn – một tâm hồn ngập tràn yêu thương. Lòng nhân hậu của ông đi vào từng trang văn khiến chúng toát lên hơi thở ấm áp của tình người. Đến với truyện của Daudet, người đọc dễ dàng nhận ra đằng sau mỗi dòng văn trữ tình là những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Bao nhiêu biến cố, thăng trầm của đời người được Daudet ghi lại trong từng câu chuyện của mình. Nhà văn gom góp từng niềm vui nho nhỏ, từng nỗi buồn đau, chua xót trong hành trình cuộc sống để biến chúng trở thành những câu chuyện để đời.

Miền quê Provence phải chăng đã hun đúc và làm cho tâm hồn Daudet đằm thắm, ngọt ngào hơn. Như được biết “ Daudet rất thích dạo chơi , với cuốn sổ tay và cây bút bên mình. Ông đi bộ bên những ghềnh đá ven biển, ông ngồi bệt dưới đất, giữa cỏ trò chuyện với bất cứ ai, ông cười cười đuôi con mắt khi hỏi chuyện và tranh cãi nữa…Người ta đã hình dung là được gặp ông, nhà văn giàu chất thơ của miền Nam nắng vàng mật ong nước Pháp như thế” [48, tr.17]…Gần gũi với thiên nhiên, yêu những cảnh vật tươi tắn, tràn đầy sức sống trên quê hương mình, Daudet thả hồn mình vào với thiên nhiên. Và ông cho ra đời những dòng văn mềm như lụa – rất nhẹ nhàng.

Chất trữ tình trong truyện ngắn của Daudet có được một phần cũng nhờ việc nhà văn sử dụng hợp lí các hình thức trần thuật. Việc lựa chọn điểm nhìn và ngôi kể, như đã phân tích ở trên, giúp cho nhân vật trong truyện tự nhiên bộc lộ những tình cảm, suy tư của mình. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” trong truyện được kể lại những câu chuyện của chính mình dưới cái nhìn chủ quan. Và phần nhiều, chúng ta nhận ra những nỗi niềm tâm sự của tác giả ẩn sau lời kể của những nhân vật xưng “tôi” ấy. Năm 1866, Daudet cho ra đời tập tự truyện Chú nhóc

truyện đã làm xúc động biết bao trái tim độc giả. Với giọng văn bình thản nhưng thấm thía nỗi đau thế sự, bức tranh hiện thực về nông thôn được phơi bày cùng những bất công, dối trá. Tiếp theo đó, tập truyện ngắn nổi tiếng Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi ra đời năm 1869 đã thực sự minh chứng cho lối kể chuyện trữ tình, trầm lắng của Daudet. A. France, một người bạn của Daudet, đã nhận xét về ông:

“Ông thật biết khóc và biết cười. Trong tiếng cười của ông có gì dịu dàng như âm nhạc vậy, cái tiếng cười khiến ta nhớ tới tiếng sáo của một người thanh niên vui tính, đang thổi giữa rừng.” [48, tr.116]. Ông đã mang tiếng khóc và tiếng cười ấy vào tác phẩm của mình. Có những tác phẩm ngập đầy những “tiếng cười dịu dàng”, như tiếng sáo da diết mà A. France đã nói đến. Nhân vật xưng “tôi’ trong tác phẩm Dọn đến nhà mớivui vẻ kể lại :“Tôi mới thật dễ chịu trong chiếc cối xay của tôi chứ ! Thật là tuyệt, cái nơi mà tôi hằng tìm kiếm: một góc nhỏ không gian ngào ngạt hương thơm và ấm áp, cách xa hàng ngàn dặm với báo chí, với ngựa xe, với sương mù…Và còn biết bao cái tốt đẹp ở quanh tôi !Mới đến đây chưa đầy tám ngày mà đầu óc tôi đã chan chứa cảm xúc và những điều ghi nhớ mãi. Này nhé ! Vừa chiều hôm qua thôi, tôi đã chứng kiến cảnh đàn gia súc trở về một trang trại dưới chân đèo” [9, tr.16- tr.17]… Lời kể thật sự hào hứng về những niềm vui mà nhân vật “tôi” đã tìm thấy nơi chốn quê nhà. “Thật là tuyệt”, “này nhé” − những câu văn bộc lộ cảm xúc tự nhiên dễ khiến người đọc liên tưởng đến nụ cười hồn nhiên của người kể chuyện khi đặt bút viết những dòng này.

Như chúng ta đã biết, trữ tình có hai dạng: trữ tình trực tiếp và trữ tình gián tiếp. Nếu trữ tình trực tiếp “dùng ngôi thứ nhất để trút xả dòng cảm xúc” [55, tr.49] thì trữ tình gián tiếp là “mượn cảnh, mượn người, mượn sự tích hay câu chuyện để bộc lộ tình cảm” [55, tr.49]. Daudet kết hợp cả hai biện pháp trữ tình này khi kể chuyện.Trữ tình trực tiếp thường xuất hiện trong những câu văn bày tỏ cảm xúc hoặc đối thoại hoặc độc thoại nội tâm. Khi nói về tấn thảm kịch của con tàu Sémillante, nhân vật “tôi” không kìm được xúc động mà thốt lên:“Thảm thương thay! Tôi đã mơ như thế thâu đêm, tưởng nhớ lại đã mười năm, linh hồn con tàu tội nghiệp mà những mảnh vụn của nó hãy còn để lại quanh tôi” [9, tr.46]. Hay chàng chăn cừu hiền lành trong truyện ngắn Những vì saođã có những dòng suy nghĩ thật đáng yêu : “Có trời

chứng giám, ngọn lửa tình rừng rực đốt cháy lòng mà tôi không hề có một ý nào mờ ám, chỉ thấy xốn xang niềm tự hào vô hạn khi nghĩ rằng ở góc lán kia, ngay sát bên đàn cừu đang ngơ ngác nhìn nàng, cô con gái của ông bà chủ tôi – như một con cừu quí giá nhất – đang nằm nghỉ, trao cho tôi canh giấc ngủ cho nàng” [9, tr.67]. Cách kể này phô diễn hầu hết nội tâm của nhân vật, cho phép nhân vật tự bộc lộ những suy tư tận đáy lòng mình.

Có thể thấy chất trữ tình trong truyện ngắn của Alphonse Daudet được biểu hiện qua nhiều khía cạnh. Thứ nhất, Daudet rất chú trọng khai thác yếu tố cảm xúc khi viết truyện ngắn. Cách kể chuyện chậm rãi, khơi gợi lên những tâm tư tình cảm từ thẳm sâu trong lòng người. Ông ít khi tô vẽ thêm mà chỉ viết những điều giản dị nhưng đầy sức thuyết phục. Chỉ một hình ảnh, một chi tiết nhỏ nhưng qua cách kể khéo léo của mình, Daudet làm lay động nhiều tâm hồn độc giả. Hình ảnh những con hải âu bay lượn hòa cùng tiếng kêu khan khàn của chúng vào tiếng than vãn thống thiết của biển cả nơi nghĩa trang lạnh lẽo trong Giờ phút cuối cùng của con tàu Sémillante là một hình ảnh mang đầy cảm xúc. Hay hình ảnh “đôi mắt cáu kỉnh”của ông lão trong Nhà muốn bán khi nhìn những vị hành khách đến mua nhà cũng khơi gợi trong lòng người đọc bao suy nghĩ về thế thái nhân tình trong thời buổi đồng tiền làm chủ cuộc sống con người…Daudet kể chuyện nhưng không xoáy sâu vào bình luận, với dung lượng nhỏ, hẹp, truyện ngắn của ông hầu như chỉ khơi lên mạch cảm xúc và để người đọc tự nắm bắt, chiêm nghiệm. Nếu “tất cả các khâu của quá trình sáng tác, từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, bình giá, khái quát các hiện tượng của cuộc sống, xây dựng hình tượng, tính cách, sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đều có liên quan đến phương pháp sáng tác, đều bộc lộ ít hay nhiều bản chất của phương pháp sáng tác” [19, tr.5], thì việc chú trọng khai thác yếu tố cảm xúc khi viết truyện ngắn cũng là khía cạnh thể hiện phương pháp sáng tác của Daudet.

Thứ hai, Daudet sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, mềm mại khi viết truyện. Thứ ngôn ngữ đó nhẹ như gió nơi đồng cỏ của vùng Provence hay ngân nga như tiếng sáo giữa lưng chừng đồi. Những vì sao, Dọn đến nhà mới, Ca khúc bằng văn xuôi…là những câu chuyện mang thứ ngôn ngữ đó. Đọc Hai ông bà già, người đọc nhận ra chất trữ tình thấm đượm qua từng lời kể của Daudet về tình cảm mà hai cụ già dành

cho đứa cháu trai lâu ngày không gặp của mình. Tình cảm gia đình là những điều đáng trân quí nhất đời ! Vẫn là cách kể chuyện nhẹ nhàng nhưng Daudet đã gợi lên bao nhiêu suy nghĩ về tình người. Hình ảnh nụ cười tươi tắn hiện lên trên những khuôn mặt già nua thật là đẹp: “cả hai cụ đều cảm ơn tôi bằng một nụ cười; và trong những nụ cười đã héo đang ngả sang phía tôi để tìm tận đáy mắt tôi hình ảnh đứa cháu yêu, tôi vô cùng xúc động như mình đang thấy lại một hình ảnh mơ hồ, mờ ảo, mông lung, tựa hồ tôi đang thấy bạn mình mỉm cười từ rất xa, trong sương mù” [9, tr.111].

Thứ ba, nhiều câu chuyện của ông mang nét u buồn, trầm lắng. Cũng như Flaubert, Maupassant và những nhà văn cùng thời khác, Daudet bất bình với thực tế tư sản;ông đưa cái nhìn đầy hoài nghi, mang đậm sắc thái bi quan trước thời cuộc. Nhưng may mắn thay, Daudet còn đặt niềm tin vào nhân dân. Ông tin những con người nhỏ bé đó sẽ làm thay đổi được cục diện dẫu niềm tin ấy cũng bao lần chao đảo ! Thái độ bất lực của con người khi đứng trước những qui luật khắc nghiệt của cuộc đời được Daudet phản ánh trong tác phẩm của mình. Khi phải đối mặt giữa ranh giới của sự sống và cái chết, Daudet nhận thấy con người yếu đuối hơn bao giờ hết. Sinh – lão – bệnh – tử vốn dĩ đã trở thành một qui luật mà không ai chối bỏ được. Tuy nhiên, có những cái chết nặng nề quá, có những số phận đau đớn quá, làm lòng người trĩu nặng sầu thương. Daudet viết về cơn đau ngực dồn dập từ chứng sưng phổi của anh nhân viên nhà đoan trong truyện Nhân viên nhà đoan; cái chết đột ngột không người thân thích nào bên cạnh của anh nhân viên làm nhiệm vụ gác đèn biển trong tác phẩm

Cây đèn biển Sanguine; cái chết bi đát của chàng trai có bộ óc bằng vàng trong

Chuyện người có bộ óc vàng; hay cái chết cận kề của hoàng thái tử trong Cái chết của hoàng thái tử …thể hiện phần nào quan niệm về sự sống và cái chết của Daudet. Chết là kết thúc, là chấm hết, là không còn gì nữa? Hay đơn giản cái chết đem đến cho con người sự giải thoát. Cái chết không chừa bỏ một ai, nó đến bất ngờ và con người đôi khi không kịp chuẩn bị gì cả. Và họ chết; họ không mang theo được gì; họ để lại nỗi đau cho những người ở lại và có nhiều người chết đi trong sự lãng quên, không ai còn nhớ tới họ, họ sống như kẻ vô danh và chết cũng là một nấm mồ vô danh.

Thứ tư, truyện ngắn của Daudet thường không đặt trọng tâm vào những xung đột gay gắt. Truyện của ông ít khi xuất hiện những sự kiện lớn lao, ít xung đột, ít cãi vã…nhân vật trong tác phẩm hầu hết mang bản tính hiền từ. Những giằng xé có chăng chỉ là sự uất ức giấu trong lòng, hay những giọt nước mắt buồn tủi rơi âm thầm, giấu sau làn áo. Thế nên đọc truyện ngắn của ông thấy rất “lặng”. Cuộc đời của nhiều nhân vật trôi qua rất âm thầm, họ thường e dè, nhún nhường, hi sinh vì người khác. Daudet rất thành công khi xây dựng tuyến nhân vật mang tính cách này. Có những khoảng thời gian trong đời mình Daudet sống rất lặng lẽ, ông thu mình lại và xem sáng tác là một niềm vui không gì so sánh được: “Trong cuộc sống nhốn nháo và lung tung không đâu vào đâu ấy, chỉ có một yếu tố cứu ông lại: thói quen đơn độc. Ông quan sát cuộc sống đó như người có đạo quan sát mọi nghi lễ, để rồi bất thình lình chuyển từ cách sống của một người lưu đãng tới cách sống của một vị chân tu”

(A. France). Có lẽ những thói quen đó cũng một phần khiến lối kể chuyện của ông trầm lắng, lay động lòng người. Alphonse Daudet kể chuyện theo lối vừa kể vừa cho mình có thời gian suy gẫm. Lời văn chậm, nhẹ như muốn giữ lại những cảm xúc còn tươi mới. Mượn chuyện này để nói chuyện kia là cách để Daudet đem đến những bất ngờ thú vị cho người đọc. Con dê của ông Seguine kể về con dê nhưng đâu phải câu chuyện chỉ xoay quanh chú dê nhỏ, ẩn sâu trong đó là triết lí sâu xa về cuộc đời với những tranh đấu đầy mệt mỏi. Nỗi buồn thế sự của nhà văn cũng được gửi gắm trong nhiều tác phẩm mà ông sáng tác. Chuyện người có bộ óc vàng, Cây đèn biển Sanguinelà những câu chuyện chứa đầy tâm sự. Daudet xa lạ với những gì cao siêu, nhân vật của ông thường rất gần gũi: những người nông dân nghèo khổ, những anh nhân viên nhà đoan lênh đênh trên biển hay những ông bà già cô đơn ngóng đợi con về… Viết về những số phận dưới đáy xã hội, Daudet luôn lên tiếng bênh vực cho họ. Ông nhận ra những bi kịch mà họ đang phải gánh chịu. Nghèo đói, chiến tranh, bệnh tật đã làm cuộc đời bao con người tàn lụi như những ngọn đèn leo lét trước gió. Daudet thường rơi vào bế tắc, bởi lẽ ông không tìm được hướng đi nào cho họ. Truyện ngắn của Daudet đơn sơ, giản dị như chính con người ông. Đơn sơ cũng chính là nghệ thuật. Cái đẹp toát lên từ những thứ đơn sơ nhất!

Không chỉ nổi tiếng với lối kể truyện trữ tình, sâu lắng, Daudet còn được biết đến như một bậc thầy của sự hài hước duyên dáng. Ngoài những áng văn mang đậm sắc màu bi quan, Daudet còn cho ra đời nhiều tác phẩm tươi vui, đầy nắng và hoa đồng nội. Theo G.N.Pospelov, hài hước (tiếng Anh, humor – là chất nước, chất lỏng) ban đầu mang ý nghĩa chỉ chất dịch lỏng trong cơ thể con người, nhưng về sau nó chuyển nghĩa, chỉ tư chất con người, rồi sau nữa là chỉ khí sắc tinh thần của con người, và cuối cùng chỉ thiên hướng thích đùa cợt, chế nhạo. Pospelov còn giải thích rằng :“Hài hước nảy sinh trong quá trình lí giải một cách xúc cảm và khái quát các mâu thuần mang tính chất hài bên trong của các tính cách con người – sự không tương ứng giữa tồn tại thực tế trống rỗng của tính cách với những kì vọng chủ quan về những giá trị của chúng” [47, tr.182]. Hài hước còn là tiếng cười giữa những mâu thuẫn buồn cười vô hại, kết hợp sự thương hại cho những con người biểu lộ chất hài ấy. Đọc Giacgiai lọt vào nhà trời, tiếng cười cất lên từ những câu đối thoại giữa Giacgiai và thánh Pie. Vị thánh Pie đáng kính cất giọng :“Này, quân mặt thớt, ngươi không biết xấu hổ hay sao mà còn muốn lên thiên đường”. Và Giacgiai tội nghiệp trả lời: “Tôi không chối đâu ạ. Tôi là kẻ có tội, một kẻ vô phước đã phạm tội. Song có ai dám chắc rằng đến khi chết rồi vẫn còn nhiều bí ẩn. Suy cho cùng, tôi đã lầm và nay đã đâm lao thì phải theo lao” [9, tr.171]. Cách nói chuyện rất nông dân của Giacgiai khi lên tới thiên đường là một tình huống gây cười. Daudet không chỉ trích, ông chỉ muốn mang đến cho người đọc tiếng cười hài hước về một Giacgiai ham mê đua bò đến nỗi lao đầu xuống âm phủ để được xem đua bò. Những thói quen khó bỏ, những ham mê không giới hạn luôn có sẵn lối dẫn con người đi đến những vực thẳm. Thiên đường và cõi âm ti chỉ là không gian tượng trưng do Daudet khéo léo xây dựng nên để đưa người đọc đi hết từ thú vị này đến thú vị khác. Tiếng cười thương hại cho một con người ngốc nghếch đến tội nghiệp; tiếng cười chất chứa cả những nỗi buồn…

Đọc Cái chết của thái tử, tiếng cười hài hước cất lên khi thái tử ngô nghê nghĩ rằng có thể dùng của cải để mua được mạng sống của mình. Ngòi bút tài hoa của Daudet không chỉ dừng lại ở đó, đằng sau mỗi tiếng cười là những triết lí, chiêm nghiệm về cuộc đời. Quả thật : “chất hài hước chân chính bao giờ cũng xuất phát từ sự suy tư triết lí, khái quát hóa về những thiếu sót của cuộc đời” (Theo Pospelov).

Những kẻ giàu có luôn coi tiền bạc, địa vị là số một. Họ quên rằng những thứ đó chỉ là phù hoa, chóng tàn; một ngày kia khi cái chết cận kề, thì tất cả những gì họ cố gắng để có được cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Tiếng cười trong truyện ngắn của Daudet như một lời cảnh tỉnh đến những con người còn sống trong mê muội – tôn thờ như giá trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 88)