Một ít giới thuyết về ngôi kể và điểm nhìn trong văn bản tự sự

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Một ít giới thuyết về ngôi kể và điểm nhìn trong văn bản tự sự

Việc nghiên cứu về ngôi trần thuật hiện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Ngôi trần thuật không phải là một thuật ngữ chuyên dùng thuộc trần thuật học mà đây là một khái niệm được vay mượn từ lí thuyết hội thoại trong ngôn ngữ học. Theo nhà ngôn ngữ họcTrương Quang Đệ : “Ngôi là một trong các thành tố của tình huống nói năng và có ý nghĩa phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Ngôi là cách biểu đạt theo lối chỉ trỏ − thuật ngữ có gốc Ấn – Âu là deik, có nghĩa là chỉ ra những gì thuộc về

người nói” [13, tr.12]. Tác giả trình bày rằng ngôi ngôn ngữ được xác định thông qua vai trò của người tham gia phát ngôn. Về bản chất ngôi gắn liền với nói năng. Vì lẽ đó không có ngôn ngữ nào thiếu sự biểu thị về ngôi. Mọi sự nói năng đều có trung tâm là người nói, tự xưng là “tôi” và đảm nhiệm hành động nói. Trong điều kiện ấy nảy sinh cái TÔI, đối lập với cái KHÔNG PHẢI TÔI; cái TÔI gắn với ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, cái KHÔNG PHẢI TÔI gắn với ngôi thứ ba.

Một hoạt động hội thoại bao giờ cũng có hai ngôi tham dự: ngôi thứ nhất (người phát thông tin) và ngôi thứ hai (người nhận thông tin); còn ngôi thứ ba là hiện thực được nói tới, là vật qui chiếu không tham gia vào hoạt động giao tiếp. Các ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai có thể trao đổi vị trí phát nhận thông tin cho nhau. Nhưng ngôi thứ ba thì không thể ở vị trí nào trong hai vị trí đó, vì “Bản thân biến cố thì không thể tự kể lể về mình” (Theo Todorov).

Theo lí thuyết tự sự, ngôi trần thuật là yếu tố liên quan trực tiếp đến hình tượng người kể chuyện. Ba ngôi kể xuất hiện trong văn bản tự sự đó là : ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba.

+Ngôi thứ ba: là ngôi kể ra đời sớm hơn cả so với hai hình thức trần thuật còn lại. Với ngôi kể thứ ba thì vấn đề trần thuật trở nên khách quan hơn.Ngôi thứ ba thường xuất hiện trong các tác phẩm tự sự cổ điển.Người trần thuật ở ngôi thứ ba đóng vai trò “thượng đế toàn năng” có thể biết được tất cả mọi sự kiện, diễn biến

trong tác phẩm. Có thể nói người kể chuyện ở ngôi thứ ba là “người kể chuyện ẩn, dựa vào nhân vật để kể”(theo Trần Đình Sử). Nguyễn Thị Thu Thủy trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử cũng viết: “Người kể chuyện hàm ẩn thường mượn điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện.Và anh ta đã hòa vào nhân vật đến mức ta khó phân biệt được giọng kể của anh ta với giọng kể của nhân vật. Và thường chỉ thấy giọng nhân vật, giọng nhân vật nổi trội hơn” [54, tr.140]. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba ẩn mình sau nhân vật nhưng vẫn có thể đưa ra cái nhìn chủ quan của mình về nhân vật cũng như những tình huống xảy ra trong câu chuyện. Người trần thuật này đóng vai trò quan trọng, nắm quyền điều hành các diễn biến, tình huống của truyện. Người trần thuật ở ngôi thứ ba có thể đánh giá, bình phẩm về các tình huống xảy ra trong tác phẩm, nêu nhận xét về các nhân vật …nhưng người kể chuyện này lại không được tham gia vào trong đó.

+Ngôi thứ nhất: là ngôi kể mà chủ thể trần thuật được hiện diện bằng ngôi kể xưng tôi. Truyện kể theo ngôi thứ nhất mang tính chủ quan hơn, người trần thuật ở ngôi thứ nhất thường có “điểm nhìn tự nhiên nhất” trong tất cả những điểm nhìn. Tuy nhiên, có khi người trần thuật ở ngôi thứ nhất lại đóng vai trò của một người kể truyện “bàng quan, đứng ngoài”, có khi người trần thuật lại là nhân vật trong truyện, trần thuật bằng điểm nhìn của nhân vật. Cho nên người trần thuật ở ngôi này có thể phân theo hai loại: người trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến và người trần thuật ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến. Truyện kể ở ngôi thứ nhất gần gũi và xác lập được độ tin cậy cao nơi người đọc. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất không còn là “thượng đế toàn năng” thấu suốt mọi việc mà chỉ là người kể chuyện theo cái nhìn hạn hẹp của một cá thể độc lập.

+ Ngôi thứ hai: “là ngôi kể xuất hiện sau ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Ngôi kể này được xác lập khi người kể chuyện từ bỏ ngôi thứ nhất hoặc thứ ba, để tranh luận hay đối thoại trực tiếp với người đọc. Lúc này, ngôn ngữ của người kể chuyện sẽ hướng thẳng đến độc giả, khiến họ phải tham gia vào câu chuyện, không còn là người đứng ngoài quan sát ” [65]. Ngôi thứ hai ít được sử dụng trong văn tự sự hơn cả.

2.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong văn bản tự sự

Khác với tác phẩm trữ tình, phản ánh hiện thực cuộc sống qua cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ của con người, “tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó – qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó” [38, tr.375]. Nhà văn tự sự tái hiện toàn bộ thế giới, phản ánh một cách “bao quát rộng lớn”, miêu tả con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp giữa nó và môi trường xung quanh. So với kịch và tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự “không bị hạn chế bởi không gian và thời gian”. Nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng được khắc họa đậm nét hơn. Mỗi văn bản tự sự đều có người đóng vai trò chủ thể trần thuật (còn gọi là người kể chuyện) để kể lại câu chuyện. Người đọc nhận ra hình tượng người kể chuyện qua “cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và chất tình cảm của anh ta”. Điểm nhìn mà tác giả chọn để định hướng cho câu chuyện là rất quan trọng.

Theo Phương Lựu: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện đời sống được, nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với các sự vật hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào…Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật”[38, tr.310]. Thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng. Mỗi nhà văn cần phải chọn điểm nhìn phù hợp để thể hiện phong cách, chiều sâu tư tưởng, sự nhạy bén của mình trước cuộc sống.

Theo Thuật ngữ từ điển văn học, điểm nhìn nghệ thuật là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật, giá trị sáng tạo của nghệ thuật, một phần không nhỏ là đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống”[24, tr.113]. Xác định vị trí để nhìn và miêu tả sự vật trong tác phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng. Từ việc xác định điểm nhìn sẽ hình thành góc nhìn, tầm nhìn: tầm nhìn hạn hẹp, tác phẩm cũng vì thế mà hẹp và khô cằn hơn; nếu tầm nhìn cao, rộng, có thể tác phẩm sẽ mang tầm khái quát hơn; nhìn gần thì phản ánh rõ nét hơn, nhìn xa lại thấy được toàn

cảnh…Mỗi cá nhân có một thế giới quan khác nhau, có tư duy khác nhau và cách nhìn đời, nhìn người cũng sẽ khác nhau. Thông qua điểm nhìn của chủ thể trần thuật, tác giả sẽ đem đến từng người tiếp nhận những điều mới lạ hơn.

Theo Nguyễn Thái Hòa trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử:

“Điểm nhìn nghệ thuật là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn”[ 54, tr.96]. Mỗi nhà văn đều muốn đưa vào tác phẩm của mình một cái nhìn riêng, mang tính cá nhân và không lẫn vào đâu được.Việc cần thiết đầu tiên để làm được điều đó là xác định điểm nhìn cho phù hợp. Nhiều tác phẩm cùng một đề tài nhưng điểm nhìn của người viết khác nhau thì mỗi câu truyện sẽ được triển khai theo hướng khác nhau. Điểm nhìn cho phép người đọc nhìn dưới con mắt chủ quan của tác giả, cảm nhận qua suy nghĩ của tác giả. Tác phẩm văn học độc đáo hay không phần nhiều phụ thuộc vào điểm nhìn trần thuật.

Trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử viết: “Điểm nhìn trần thuật không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học như khái niệm tiêu cự, tụ điểm mà nó còn mang nội dung, quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lí của con người” [53, tr.182]. Rõ ràng điểm nhìn trần thuật mang cái nhìn chủ quan của con người, ở đó có tâm tư, tình cảm, có chính kiến riêng, không phải cái chung chung, rập khuôn. Tác phẩm – những đứa con tinh thần của tác giả qua ngòi bút nhào nặn của người cha đẻ − tác giả, mỗi đứa con sẽ có một hình hài riêng. Như hàng tỉ người trên thế giới đều có khuôn mặt với trán, cằm, mắt, mũi, miệng…nhưng không ai giống ai một cách toàn vẹn, thì tác phẩm văn học cũng vậy. Không có tác phẩm nào giống nhau một cách toàn vẹn, mặc dù có thể nhiều tác phẩm được viết cùng một thời đại, có chung đề tài…

Cũng theo Trần Đình Sử:“Người kể chỉ có thể kể được điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy trong không gian, thời gian . Vì thế điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát trần thuật các nhân vật và sự kiện”[55, tr.61]. Theo quan niệm đó, tác giả phân ra nhiều loại điểm nhìn:

+ Điểm nhìn bên ngoài :người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết.

+ Điểm nhìn bên trong: người kể trần thuật xuyên qua cảm nhận của nhân vật. + Điểm nhìn không gian: nhìn xa, nhìn cận cảnh.

+ Điểm nhìn thời gian: nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra, hay nhìn lại quá khứ, qua màn sương của kí ức.

+ Điểm nhìn di động: nhìn từ đối tượng này chuyển sang đối tượng khác.

Điểm nhìn có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành một tác phẩm nghệ thuật. Điểm nhìn được coi là một “cấu trúc hàm ẩn” và người đọc phải có khả năng giải mã những hàm ẩn đó thì mới có thể lĩnh hội được tư tưởng của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm.

Trong Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên thì khi xét về trường nhìn trần thuật, tức là điểm nhìn bao quát cái phần thế giới được nhìn từ một chỗ đứng nào đó, có thể chia làm hai loại :“trường nhìn tác giả” “trường nhìn nhân vật”. Trường nhìn của tác giả và trường nhìn của nhân vật có khi đồng nhất với nhau nhưng có khi đối lập nhau. Xét về bình diện tâm lí , có thể phân biệt “điểm nhìn bên trong”

“điểm nhìn bên ngoài”. Theo tác giả :“Hệ thống điểm nhìn trần thuật thực chất là tổ chức cách tiếp cận hình tượng cho người đọc. Nó qui định tính chất tư tưởng cảm xúc và quan hệ thẩm mĩ của hình tượng”[36, tr.311].

Như vậy, về cơ bản các nhà nghiên cứu đều cho rằng điểm nhìn trần thuật là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả các sự việc trong tác phẩm, đồng thời thể hiện quan điểm, thái độ…của mình đối với việc trần thuật. Chiều sâu tư tưởng, sự nhạy bén, sáng tạo của nhà văn được thể hiện qua việc nhà văn lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm của mình. Điểm nhìn là “điểm tựa” để người nghệ sĩ thể hiện cái nhìn mới về cuộc đời và cũng là “điểm tựa” để người đọc có thể hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.

2.2. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Alphonse Daudet Truyện ngắn của Alphonse Daudet Truyện ngắn của Alphonse Daudet

STT Tên truyện Ngôi thứ nhất Ngôi thứ ba Điểm nhìn đơn tuyến Điểm nhìn đa tuyến Điểm nhìn bên ngoài 1 Dọn đến nhà mới X 2 Bí mật của bác cả Cornille X

3 Con dê của ông Seguin X

4 Giờ phút cuối cùng của con tàu Sémillante X 5 Cây đèn biển Sanguine X 6 Cô nàng tỉnh Arles X

7 Những vì sao X

8 Con la cái của giáo hoàng X 9 Nhân viên nhà đoan X

10 Cha xứ địa phận Cucugnan X 11 Hai ông bà già X

12 Ca khúc bằng văn xuôi X

13 Cái chết của thái tử X

14 Quan huyện xuống xã X

15 Chuyện người có bộ óc vàng X 16 Thi sĩ Mistral X

17 Ba tiểu lễ X

18 Rượu bổ của đức cha Gaucher X

19 Giacgiai lọt vào nhà trời X 20 Nhớ doanh trại X

22 Đầu hàng X

23 Các bà mẹ X

24 Dân binh X

25 Nông dân ra Paris X

26 Đứa trẻ gián điệp X

27 Tên lính Phổ của Belide X 28 Cuộc vây hãm Berlin X

29 Những kẻ đào tẩu khỏi Paris X

30 Ván bi – a X

31 Giấc mơ của viên thẩm phán tỉnh Colmar X 32 Buổi học cuối cùng X

33 Người cầm cờ X

34 Chuyện người nhận huân chương 15

tháng Tám X

35 Chuyến phà ngang X

36 Với ba trăm ngàn franc X

37 Món súp pho – mát X

38 Tác phẩm cuối cùng X 39 Nhà muốn bán X 40 Đức giáo hoàng chết rồi X

41 Người đẹp Nivernaise X

Bảng thống kê ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tập truyện ngắn “Những vì sao” của Alphonse Daudet.

2.2.1. Truyện ngắn Alphonse Daudet với người trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến và đa tuyến theo điểm nhìn đơn tuyến và đa tuyến

Truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến“ hình thức tự sự mà trong đó người kể chuyện là nhân vật xưng “tôi”. Như vậy, mọi tình tiết, sự kiện đều được kể bởi người kể chuyện xưng tôi duy nhất. Điểm nhìn của người kể chuyện xưng tôi là điểm nhìn chính, xuyên suốt tác phẩm, có tác dụng định hướng cho độc giả.

Người kể chuyện xưng “tôi” có thể là nhân vật chính, trực tiếp tham gia vào các tình tiết, diễn biến; nhưng có thể anh ta chỉ là nhân vật phụ trong tác phẩm, chứng kiến và kể lại câu chuyện của người khác” [65]. Nhân vật xưng “tôi” đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt toàn bộ câu chuyện đi theo điểm nhìn của mình, điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện…

Sau khi khảo sát tập truyện ngắn Những vì sao của Alphonse Daudet (gồm 41 truyện), chúng tôi đưa ra bảng thống kê về ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Daudet (Xem Bảng thống kê ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Alphonse Daudet, trang 43). Theo thống kê có 28/41 truyện được viết theo ngôi thứ nhất, trong số đó có tới 22/28 truyện ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến.

Những truyện ngắn được trần thuật theo dạng thức này như: Dọn đến nhà mới,

Bí mật của bác cả Cornille , Cô nàng tỉnh Arles, Những vì sao, Nhân viên nhà

đoan, Hai ông bà già, Ca khúc bằng văn xuôi, Chuyện người có bộ óc vàng, Dân binh, Những kẻ đào tẩu khỏi Paris… Đa phần truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến tập trung ở tập truyện Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi, cũng dễ hiểu, bởi lẽ tập truyện này như chính những dòng nhật kí của Daudet về quê hương Provence thân yêu mà dù có đi đến đâu ông cũng không thể nào không nhớ đến. Daudet từng kể lại lai lịch của tập truyện này như sau: “Chiếc cối xay này không phải là của tôi. Điều ấy không cản trở tôi tới đó để được cả ngày ngồi mơ mộng và

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)