Truyện ngắn Alphonse Daudet với người trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 57)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Truyện ngắn Alphonse Daudet với người trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn

theo điểm nhìn bên ngoài

Theo khảo sát (xem bảng thống kê về ngôi kể và điểm nhìn trong tập truyện

Những vì sao của Alphonse Daudet, trang 43), có 13/41 truyện ngắn của Daudet được viết ở ngôi thứ ba. Những truyện ngắn viết ở dạng thức này có thể kể đến như:

Con dê của ông Seguine, Con la cái của Giáo hoàng, Cái chết của thái tử, Quan

huyện xuống xã, Ba tiểu lễ, Người cầm cờ, Món súp pho mát, Người đẹp

Nivernaise … Như đã nói ở trên, khái niệm ngôi kể trần thuật thường được nghiên cứu đi kèm với khái niệm điểm nhìn trần thuật. Truyện ngắn của Daudet viết ở ngôi

thứ ba không nhiều so với ngôi thứ nhất và chủ yếu được đặt dưới điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện hàm ẩn.

Kiểu điểm nhìn bên ngoài thường được sử dụng trong các truyện kể truyền thống, người kể chuyện ở ngôi thứ ba hàm ẩn dường như thông suốt mọi việc, quan sát từ đầu tới cuối các lời nói, hoạt động của nhân vật, nhưng không tham dự vào bất cứ tình huống nào của câu chuyện. Ở ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mặt đi, lặng lẽ đứng sau nhân vật, để người đọc tự nhận xét, đánh giá.Với cách kể chuyện quen thuộc này, câu chuyện trở nên khách quan hơn. Tác giả để người đọc tự phân tích, cảm nhận, hiểu nhân vật và ý nghĩa câu chuyện bằng chính vốn sống của mình.

Con dê của ông Seguine là câu chuyện mang triết lí về qui luật của kẻ mạnh và cái giá của sự tự do mà con người luôn tìm kiếm trong cuộc sống này. Được kể ở ngôi thứ ba, tác phẩm giống như một câu chuyện ngụ ngôn, ở đó người kể chuyện ẩn đi, nhưng mọi hoạt động của con dê đều được miêu tả hết sức chi tiết. Từ những cử chỉ ngoan ngoãn, nũng nịu của nó khi ở trong mảnh vườn rào cây sơn trà của ông Seguine cho đến những suy nghĩ trong đầu nó đều được người kể chuyện hàm ẩn kể lại chân thực. Người kể đứng bên ngoài quan sát nhưng “biết tuốt” mọi thứ. Việc con dê có ý định rời bỏ khỏi nơi mà nó được chăm sóc ân cần để đến một vùng trời tự do hơn được gợi ra từ những lời nhủ thầm của dê: “Ở trên kia chắc là sướng lắm ! Còn gì vui thú hơn được chạy nhảy giữa những búi cây hoang dã, không còn bị cái dây thừng chết tiệt này nó cứa vào cổ ! Chỉ có giống lừa, giống bò thì mới gặm cỏ trong vườn !...Còn đối với giống dê thì phải là khoảng rộng bao la” [9, tr.31]. Người đọc không bắt gặp những dòng suy tưởng của người kể chuyện nhưng qua cách kể có thể hiểu ẩn ý của người kể: đồng cảm với khát vọng tự do của dê, cuộc sống không thể cứ chìm lắng trong “cái ao đời phẳng lặng” ( chữ của Xuân Diệu) mãi được. Nhưng ngoài kia bao nhiêu cạm bẫy, tự do phải đổi bằng máu, bằng nước mắt và bằng cả tính mạng; dê non chưa hiểu được lẽ đời nên cuối cùng đã phải trả giá. Cái chết của dê được thuật lại một cách lạnh lùng, khách quan; người kể chuyện không rút ra ý nghĩa, cũng không bàn luận thêm, phần còn lại đó dành riêng cho độc giả.

Nhiều tác phẩm nói về những con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng, chịu nhiều cay đắng, tủi nhục cũng được Daudet chọn viết dưới ngòi bút khách quan này.

Tác phẩm Người đẹp Nivernaise kể lại cuộc đời của cậu bé Victor từ ngày bị bỏ rơi bên đường cho đến khi gặp lại người bố ruột của mình và sau đó quay lại với gia đình bác Luvo người đã cưu mang cậu trong suốt quãng thời gian ấy. Mối tình ngọt ngào của Victor và Clara được người kể chuyện hàm ẩn nhìn từ bên ngoài, nhưng từng ánh mắt, nụ cười của họ đều ánh lên tình yêu thương không thể nào chia cắt được. Lòng tốt của vợ chồng nhà Luvo được phản ánh chân thực qua những hành động mà vợ chồng bác đã dành cho Victor. Người đọc xúc động khi thấy gia đình Luvo nghèo khổ nhưng hạnh phúc bên bữa ăn ấm áp tình người; dù họ không có đủ cái ăn cho mình nhưng vẫn sẵn lòng đùm bọc cho Victor. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba không xen vào bất cứ giây phút nào trong cuộc đời các nhân vật, chỉ âm thầm ghi lại những gì mà nhân vật trải qua. Tâm tư sâu kín, nỗi băn khoăn, trăn trở của nhân vật được đặt dưới đôi mắt quan sát tưởng như lạnh lùng nhưng cũng thật gần gũi. Có khi người viết để cho nhân vật của mình tự bộc lộ nội tâm qua những dòng đối thoại với các nhân vật khác. Nỗi giằng xé trong lòng bác Luvo khi bác suy nghĩ có nên trả Victor lại cho cha đẻ của nó được bộc lộ qua đoạn đối thoại với vị mục sư:

“Tôi thấy rất rõ là nên trả lại thằng Victor, thưa mục sư. Tôi đã cảm thấy thế ngay từ hôm Mogiang bất chợt đến nhà tôi. Thấy bác ấy già hẳn đi, buồn chán và suy sụp đến thế, lòng tôi đau như cắt. Tôi cảm thấy xấu hổ như chính mình đã ăn cắp tiền của bác ấy bỏ vào túi mình. Tôi không thể khư khư giữ mãi điều bí mật một mình mình, vì vậy tôi đến để thưa người rõ hết.”

“Phải, làm thế phải lắm Luvo ạ.” Ông mục sư nói, hoan hỉ được bác chủ thuyền giúp cho mình một giải pháp [9, tr.388].

Để nhân vật tự trình bày và người kể chuyện chỉ việc dẫn trực tiếp những gì nhân vật nói; như vậy dù người kể chuyện không thêm bất cứ bình luận nào, người đọc vẫn có thể hiểu được tâm trạng của từng nhân vật. Khi Clara bộc lộ tâm trạng nhớ mong Victor :“Chao ôi, nếu như anh hãy còn ở đây với chúng em” thì lời nói dịu dàng, tha thiết dễ khiến người ta hình dung ra đôi mắt ướt đẫm lệ của nàng khi ngồi viết thư cho Victor. Hay khi ông Mogiang xót xa nhìn Victor mà nói: “Chao ôi !đứa con trai bé bỏng tội nghiệp của bố, con ốm nặng quá !” phần nào thể hiện được tình phụ tử thiêng liêng mà ông dành cho Victor cũng như nỗi đau đớn của ông khi biết

rằng phải đưa Victor trở về với vợ chồng nhà Luvo, vì chỉ có thế mới cứu được Victor. Ở điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện không cùng bình diện với nhân vật mà đứng ở vị trí cao hơn nhân vật, hướng cái nhìn bao quát xuống hầu hết các nhân vật.

Với cách kể chuyện ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài này, hiện thực cuộc sống được phơi bày toàn diện hơn, không theo một cái nhìn chủ quan của bất cứ ai mà là tổng hòa mọi cái nhìn của nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, thái độ, quan điểm riêng của mình. Người kể chuyện không nghiêng về phía một nhân vật nào rõ rệt, dù hành động của họ là đúng hay là sai, thì quyền nhận định, phán xét là ở độc giả. Trong tác phẩm Cái chết của thái tử người kể chuyện hàm ẩn cũng hướng tầm nhìn bao quát đến các nhân vật từ hoàng thái tử , thái hậu cho đến bọn nội thần, thị vệ…Thái tử chưa chết nhưng cái chết đã được báo trước. Khi người ta biết người ta sắp chết thì còn nỗi lo lắng, sợ hãi nào hơn thế. Án tử treo lơ lửng trên đầu khiến thái tử phát điên lên được. Người kể chuyện vẫn âm thầm theo dõi diễn biến tâm trạng của thái tử, giọng kể chuyện có phần hài hước trước bức tranh ảm đạm của hoàng cung: “Hoàng cậu thái tử lâm bệnh ; hoàng cậu thái tử sắp từ trần…Suốt ngày suốt đêm người ta làm lễ chầu Mình Thánh tại khắp các nhà thờ của vương quốc và thắp những ngọn nến lớn cầu nguyện cho con vua được tai qua nạn khỏi. Phố xá, cung điện cổ âm thầm và lạnh ngắt; chuông nhà thờ không rung, xe ngựa đi bước một…[…] Cả cung điện nhốn nháo… Nội thần, thị vệ chạy lên chạy xuống các bậc thang lát đá vân… Các hành lang đông nghịt thị đồng và các quan trong triều đình bận đồ lụa, đi từ đám này sang đám khác, thì thào hỏi tin nhau” [9, tr.117]. Hoàng thái tử ngây thơ hỏi mẫu hậu của mình về việc tìm người chết thay cho cậu. Cậu nghĩ ra đủ cách nhưng cuối cùng vẫn phải khóc lóc thảm thiết mà chấp nhận rằng mình sẽ phải chết. Tất cả câu chuyện đều được nhìn từ bên ngoài, người kể chuyện hàm ẩn không làm gì hơn ngoài kể lại tất cả những sự kiện diễn ra cũng như thuật lại tâm trạng của từng nhân vật. Qua hình ảnh của hoàng thái tử, người viết như muốn nhắc lại điều vốn dĩ rất quen thuộc đối với con người nhưng lại hay bị người ta vô tình lãng quên. Đó là qui luật sinh tử, có sinh ra trong cõi đời này, chắc chắn sẽ phải chết đi. Cái chết không kiêng nể bất cứ ai, dù là người quyền lực hay kẻ thấp

hèn, dù là người giàu sang hay kẻ khốn khó. Câu chuyện kể hết sức khách quan, người kể chuyện không lên tiếng nhắc nhở, không răn dạy mà chỉ góp phần định hướng cho người đọc. Cách kể chuyện điềm nhiên này viết về cuộc sống như chính nó vốn là như vậy.

Thiên nhiên tươi đẹp của xứ Provence với những phút giây bình yên làm lòng người nhẹ tênh trong Quan huyện xuống xã được đặt dưới cái nhìn hướng ngoại; người kể đứng ở đâu đó, viết rất chân thực về cảnh vật nơi đây qua những nhận định của ông huyện. Mặc dù rất yêu quí miền đất này nhưng Daudet không cho phép người kể chuyện bộc lộ cảm xúc của mình mà chỉ được kể lại những khoảnh khắc vui tươi mà nhân vật thấy. Dòng văn tươi tắn như thế không còn đượcthấy trong tác phẩm Đứa trẻ gián điệp, cũng như trong Ván bi – a; nỗi buồn đau hiện ra trên khuôn mặt của từng nhân vật. Nhân vật chính trong Đứa trẻ gián điệp là cậu bé Xten với lỗi lầm mà cả cuộc đời cậu cũng sẽ không thể nào tha thứ cho mình được. Đứa trẻ tội nghiệp chỉ vì mấy đồng bạc mà vô tình làm gián điệp cho bọn Phổ. Đứng từ bên ngoài nhìn vào nội tâm của nhân vật, người kể chuyện nén nỗi đau xót, lặng lẽ kể lại chân thực những diễn biến tâm trạng của Xten. Nỗi hối hận muộn màng chẳng thể nào giúp cho bố cậu quay trở về. Quá nhục nhã vì con trai mình là kẻ phản bội tổ quốc, bố Xten gục đầu xuống mà khóc, sau đó ông đã cầm những đồng tiền nhơ bẩn mà cậu con trai kiếm được đem trả lại cho bọn Phổ và từ ngày đó người ta đã không còn thấy ông ta đâu nữa. Người kể chuyện vẫn thản nhiên, không thêm bất cứ lời nhận xét nào về tình cảnh đau lòng đó. Người kể chuyện không phải là nhân vật trong chuyện, cũng không giới thiệu mình là người quen biết với gia đình cậu bé Xten nhưng mọi diễn biến trong câu chuyện được kể lại như thể người kể chuyện ở rất gần họ, bên cạnh họ, thấu hiểu họ như chính là họ vậy. Cậu bé Xten vô tình tiếp tay cho bọn Phổ làm hại quê hương mình, cậu đáng nhận được sự cảm thông và tha thứ nhưng viên thẩm phán tỉnh Colmar trong Giấc mơ của viên thẩm phán tỉnh Colmar

thì lại khác. Vì đam mê quyền lực hắn sẵn sàng từ bỏ quê hương để theo chân bọn Phổ; người kể chuyện hàm ẩn nhìn thấy suy nghĩ và cả những giấc mơ của hắn: “Hắn thấy ngồi vào đó tuyệt quá. Chỗ của hắn thật là đắc địa trên cái nệm da giả ấy, đến nỗi hắn thích trở thành người Phổ hơn là cựa quậy ra khỏi chỗ đó. [...] Hắn lăn mình

quằn quại trong chiếc ghế bành, vùi mình như điên vào đó cũng uổng công, hắn không còn tìm được những giấc chợp mắt ngon lành như xưa, và những khi ngẫu nhiên được thiu thiu giữa phiên tòa thì lại để thấy những giấc mơ khủng khiếp” [9, tr.271]. Tuy chỉ đứng sau nhân vật mà kể chuyện nhưng người kể chuyện ở ngôi thứ ba hàm ẩn cũng có lúc bộc lộ cảm xúc của mình. Trong quá trình kể chuyện, nhiều tình huống buộc người kể phải thốt lên đôi lời, cắt ngang mạch truyện mà trình bày suy nghĩ riêng của mình. Khi viết về viên thẩm phán tỉnh Colmar, người kể chuyện nhận xét :“Chính cái nệm da ấy đã làm hại hắn”. Cái nệm da ấy đại diện cho quyền lực, cho sự giàu sang và hưởng thụ; viên thẩm phán đã không thể rời bỏ nó để đi theo tiếng gọi của lương tri. Hắn cố tình quên đi nơi hắn sinh ra, quên đi bao nhiêu người bạn, người thân của hắn. Lựa chọn điểm nhìn trần thuật bên ngoài, giọng kể khách quan, lạnh lùng, người kể chuyện muốn phơi bày thực trạng xã hội đen tối, tố cáo những kẻ bán nước và cướp nước. Giấc mơ của viên thẩm phán như một lời cảnh tỉnh mà tác giả cố ý đưa ra như muốn thức tỉnh lương tri của bao con người còn đang trong cơn mê muội: “Mơ thấy mình chết và mình lại khóc mình, không có cảm giác nào ghê sợ hơn. Lòng quặn đau, Dolinge chứng kiến tang lễ của chính mình, và cái điều làm hắn thất vọng hơn cả cái chết, đó là trong đám người đông nghịt đang xúm xít quanh hắn, không có lấy một người bạn, một người thân thích nào. Không có một ai là dân Colmar, chỉ toàn Phổ là Phổ. Đó là những tên lính Phổ đi hộ tống, những viên quan tòa Phổ đang dẫn đầu đám tang và những điếu văn người ta đọc trên nấm mộ hắn đều là điếu văn bằng tiếng Phổ, và hòn đất mà người ta ném lên mộ mà hắn thấy lạnh toát, than ôi, cũng là đất Phổ” [9, tr.278] ! Không còn giữ được giọng kể lạnh lùng, người kể chuyện ở ngôi thứ ba hàm ẩn hòa cùng nhân vật của mình, cất lên những tiếng “than ôi” não nuột. Người chết cũng phải than khóc dưới nấm mồ của mình vì nhục nhã, và thật không có nỗi nhục nào có thể so sánh với nỗi nhục của kẻ bán nước.

Kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn hướng ngoại là cách kể chuyện bắt buộc độc giả phải đưa ra những nhận định riêng sau khi theo dõi lời kể của người kể chuyện hàm ẩn. Cố gắng giữ thái độ điềm nhiên, người kể chuyện ngôi thứ ba trong

công từ Tổng hành dinh. Hình ảnh đối lập giữa nơi binh lính dầm mưa với tòa Tổng hành dinh thật khiến người ta phẫn nộ: “Ngoài kia mưa kéo bùn nhầy nhụa lên các mặt đường và tạo thành những ổ gà thật sâu, nhưng đây thì lại như một trận mưa rơi bất ngờ thanh lịch quyền quí làm cho tường gạch thêm thắm đỏ, thảm cỏ thêm xanh tươi, lá cam và những bộ lông trắng của bầy thiên nga thêm lấp lánh. Mọi vật đều sáng tươi lên, mọi vật đều êm đềm. Quả thật, nếu không có lá cờ phấp phới trên đỉnh nóc nhà, không có hai người lính đứng gác trước hàng rào thì chẳng bao giờ người ta lại có thể ngờ được đây là Tổng hành dinh” [9, tr.268]. Nhìn từ ngoài vào trong, người kể chuyện chỉ kể lại điều mắt thấy tai nghe về vị chỉ huy đang hiện diện trong tòa Tổng hành dinh nguy nga, tráng lệ với ván bi – a còn dang dở của ông ta. Người kể chuyện thốt lên rằng :“Bi – a ! Đó là nhược điểm của người chiến binh vĩ đại.”[…]“ Khi mà thống chế đã bắt đầu vào cuộc thì trời có thể sập chứ không có cái gì trên đời này có thể ngăn cản ngài chơi đến phút chót”. Thái độ mỉa mai, căm phẫn toát lên qua từng câu chữ ! Không đưa cái nhìn chủ quan của mình vào tác phẩm, nhưng thông qua những chi tiết này có thế nhận thấy được thái độ của tác giả nghiêng hẳn về phía những binh lính dũng cảm, đáng thương. Họ chính là niềm hi vọng cho Tổ quốc.“Daudet luôn đặt ra tranh luận: Tổ quốc và danh dự, ai là người

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)