Thời gian trong truyện ngắn Alphonse Daudet

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 81)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Thời gian trong truyện ngắn Alphonse Daudet

Không gian, thời gian là những mặt của hiện thực khách quan không thể không phản ánh trong một tác phẩm văn học. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học

cho rằng văn học nghệ thuật “chủ yếu tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của con người gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, ý định hành vi, sự kiện”[47, tr.104]. Theo Lê Ngọc Trà: “Thời gian và không gian trong văn học không phải chỉ là vấn đề thuần túy nghệ thuật mà còn là vấn đề thế giới quan, vấn đề tư tưởng. Quan niệm thời gian – không gian của nhà văn thường được bộc lộ qua những cảm nghĩ phát biểu trực tiếp trong tác phẩm hoặc các hình tượng nghệ thuật” [61, tr.146]. Mỗi nhà văn có một quan niệm khác nhau về thời gian và họ cũng phản ánh thời gian trong tác phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau. Tác giả có thể “dồn nén” hoặc “kéo dài” (chữ của Pospelov) thời gian của các hành động miêu tả. Có những sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng lại được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết làm cho người đọc có cảm giác khoảnh khắc ngắn ngủi đó được kéo dài ra thêm gấp nhiều lần. Ngược lại, rút ngắn thời gian miêu tả, chuyển đổi không gian một

cách nhanh chóng cũng được sử dụng để diễn tả không gian, thời gian trong tác phẩm văn chương.

Lê Ngọc Trà cho rằng có thể khảo sát thời gian nghệ thuật trong tác phẩm theo hai bình diện đó là nhịp độ thời giantrình tự thời gian. Nhịp độ thời gian được hiểu là độ dài của sự kiện và khoảng cách giữa các sự kiện cũng như độ dài của khoảng thời gian cảm thụ sự kiện ấy. Còn trình tự thời gian được xem là sự tương quan giữa trật tự thời gian kể chuyện và thời gian hiện thực của các sự kiện được kể lại trong tác phẩm. Tác giả có thể tuân theo hoặc phá vỡ trình tự thời gian nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Trình tự thời gian có thể đi từ quá khứ − hiện tại – tương lai hoặc bị phá vỡ. Có những tác phẩm không kể gì đến thời gian trong quá khứ, cũng không có thời gian trong tương lai mà chỉ có thời gian hiện tại. Đôi khi nhà văn miêu tả thời gian hiện tại sau đó mới quay ngược về thời gian trong quá khứ. Khái niệm quá khứ, hiện tại hay tương lai không phải lúc nào cũng là những khái niệm thuộc về thời gian vật lí mà còn là những khái niệm thuộc về thời gian tâm lí. Tọa độ của chúng không phải chỉ được xác định trong thời gian khách quan, trong ý thức của tác giả mà còn trong cảm thụ của độc giả.

Nhịp độ thời gian trong truyện ngắn của Daudet rất được chú trọng. Khoảng cách giữa các sự kiện có sự khác biệt rõ rệt. Khoảnh khắc khi chiếc tàu Semillante mất bánh lái đâm sầm vào bờ trong Giờ phút cuối cùng của con tàu Sémillante như được kéo dài ra khi tác giả miêu tả những hành động của các nhân vật từ ông thuyền trưởng trở lại chỗ ngồi và thay bộ lễ phục đến anh chàng đại đội trưởng cố gắng ngồi nhỏm dậy, những binh lính rầu rĩ, cha tuyên úy cất giọng đọc kinh cầu nguyện…Bức tranh ảm đảm trong giây phút đó như những thước phim được quay rất chậm trước khi “cái chết vụt qua như một tia chớp”. Trình tự thời gian đi từ hiện tại tới quá khứ và sau đó lại quay ngược về hiện tại. Sự việc con tàu bị đắm đã xảy ra cách đây khoảng mười năm, đây là câu chuyện của quá khứ. Nhân vật Lionetti kể lại câu chuyện và thời gian sau đó là nhân vật xưng “tôi” đóng vai trò người kể chuyện kể lại giấc mơ từ những ám ảnh hãi hùng mà mình được nghe kể. Thời gian đan cài vào nhau, trình tự trước sau bị đảo ngược sau đó lại được nối tiếp theo một trình tự nhất định khác. Thời gian có lúc ngưng đọng lại theo những suy nghĩ của nhân vật. Trong

truyện ngắn Cây đèn biển Sanguine kéo dài khoảng thời gian cho sự kiện nhân vật người gác đèn biển khiêng xác bạn mình về gian nhà nhỏ để bảo quản xác chết. Chuyến hành trình đó quá dài đối với người gác đèn biển. Những sự kiện quan trọng hầu như đều được nhấn mạnh và miêu tả khá chi tiết.Cảm xúc của nhân vật cũng được tác giả chú trọng ghi lại, từ những tiếng thở dài trong đêm đến những tiếng kêu than não ruột… Bên cạnh đó, nhiều khoảng thời gian được rút ngắn lại. Người đọc thường bắt gặp những cụm từ như: đã ba tháng trôi qua, cách đây ba năm, khoảng mười năm trước… Những cụm từ đó khiến người đọc cảm nhận thời gian đang “co” lại, sự kiện đã diễn cách đó một khoảng thời gian rất dài nhưng bây giờ qua lời kể của nhân vật nó như còn tươi mới, như đang hiện ra trước mắt độc giả.

Trong truyện ngắn Những vì sao, cái đêm mà nhân vật chàng chăn cừu được ở bên cạnh cô chủ nhỏ xinh đẹp được miêu tả thật chi tiết, thời gian như ngừng lại. Những vì sao đêm dường như không muốn tắt để cái cảnh tượng lãng mạn, nên thơ ấy được kéo dài thêm nữa. Cũng vậy, buổi sáng của ông quan huyện trong Ông

huyện xuống xã cũng là một buổi sáng ý nghĩa khi ông được hòa mình vào thiên

nhiên. Những tán cây xanh thắm, những nụ hoa ngát hương và những chú chim hót líu lo trên cành cây… đã dành cho ông huyện một buổi sáng tuyệt diệu. Thời gian như được kéo dài ra. Nhà văn khéo léo miêu tả từng chi tiết nhỏ. Thời gian này là thời gian của cảm xúc, của những phút thả hồn vào trong gió mà quên đi hết mọi thứ lo lắng trên đời.

Thời gian lịch sử được ghi lại trong nhiều truyện ngắn của Daudet như: Người

cầm cờ, Những kẻ đào tẩu khỏi Paris, Người nhận huân chương 15 tháng Tám,

Đầu hàng, Cuộc vây hãm Berlin, … Trong Những kẻ đào tẩu khỏi Paris thời gian được xác định: “Một ngày cuối tháng ba, chúng tôi có độ năm sáu anh em ngồi quanh chiếc bàn trước tiệm cà phê Rich xem những đoàn quân Công xã diễu qua” [9, tr.254]. Chém giết diễn ra ở quảng trường Vendôme là hình ảnh mở đầu cho cuộc rút quân thảm hại ra khỏi thành phố của những kẻ đại diện cho nền đế chế đang bị sụp đổ. Daudet kết thúc câu chuyện bằng một lời kết :“Có thể nói Paris của nền đế chế bị sụp đổ đang ra đi, ngập trong bùn, như một đám đưa ma nhục nhã.”[9, tr.262]. Thời gian lịch sử phản ánh những sự kiện lịch sử qua cái nhìn chủ quan của nhà

văn.Những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trên quê hương ông trở nên sinh động và chân thực hơn qua từng trang viết.

Như chúng ta được biết Người nhận huân chương 15 tháng Tám là truyện ngắn Daudet viết về thời Algéri còn là thuộc địa của Pháp và ngày 15 tháng Tám chính là ngày sinh của Napoléon I. Theo lệnh của Napoléon III, ngày này được coi là ngày hội thưởng huân chương cho binh sĩ của đế quốc Pháp. Daudet đưa vào truyện ngắn của mình những cái tên của lịch sử, những mốc thời gian lịch sử nhằm thể hiện cái nhìn cá nhân của bản thân ông trước những sự kiện đang diễn ra. Vấn đề thời gian trong văn học không còn là vấn đề nghiêng về nghệ thuật mà nó còn phản ánh tư tưởng của nhà văn. Việc nhà văn sắp xếp thời gian theo trình tự nào và nhịp độ ra sao đều có dụng ý cả. Lê Nguyên Cẩn nhận định: “Giữa thời gian của câu chuyện được kể và thời gian lịch sử có một mối quan hệ, được gọi là tính đẳng thời

(isochronisme) nhưng không tồn tại bền vững, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thời gian khác như: sự tỉnh lược, ngưng tả, rút gọn, dàn cảnh” [5, tr.82]. Sự tỉnh lược, ngưng tả, rút gọn, dàn cảnh là những biện pháp nghệ thuật thời gian nhằm dồn nén hoặc kéo dài thời gian như đã nói ở trên.

Cũng theo Lê Nguyên Cẩn, thành tố thời gian tùy thuộc trước hết vào sự nhận thức và tưởng tượng của tác giả và được nhận ra qua cách thức, quan niệm hay hình thái ngôn ngữ. Ông cho rằng có hai mặt tồn tại của thời gian trong tác phẩm văn học. Một mặt, tồn tại thời gian có số đo hay còn gọi là thời gian vật lí – thời gian lịch biểu, là kiểu thời gian phù hợp với thực tiễn khách quan, có thể đo đếm được, được chia thành các thời điểm, có nhịp điệu tuần hoàn tự nhiên. Đây là thời gian vũ trụ, bao trùm cả thời gian đời sống xã hội và thời gian của tư duy khoa học, là kiểu thời gian cơ giới, thời gian của sự xác định và của các hiệu quả. Mặt khác, tồn tại một thời gian chủ quan, mang tính hiện tượng luận, một thời gian mang tính phẩm chất – thời gian của các hành vi cá nhân và mang tính truyền thống. Như vậy, sự phức hợp của thời gian sẽ tạo ra sự đa trị và đa quan hệ cho tác phẩm.

Truyện ngắn của Daudet cũng tồn tại hai mặt của thời gian: thời gian vật lí, thời gian lịch biểu xuất hiện nhiều trong các tác phẩm phản ánh lịch sử, đặc biệt trong tập truyện ngắn Thư gửi người vắng mặt Truyện kể ngày thứ hai; thời gian chủ

quan, thời gian của hành vi cá nhân xuất hiện nhiều trong tập truyện ngắn Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi.

Thời gian vật lí, thời gian lịch biểu đánh dấu lịch sử với những mốc thời gian cố định. Truyện ngắn Các bà m được Daudet chú thích phía dưới tựa đề dòng chữ :“Kỉ niệm cuộc vây hãm”. Còn trong tác phẩm Nông dân ra Paris được chú thích bằng dòng chữ : “Trong thời kì thành phố bị bao vây”. Chính những lời chú thích ấy đã định hướng cho người đọc về thời gian mà câu chuyện đã xảy ra.Thời gian được xác định ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm. Trật tự kể của nhiều câu chuyện được sắp xếp theo thứ tự trước – sau. Truyện ngắn Nông dân ra Paris giới thiệu về cuộc sống của người dân nơi vùng quê hẻo lánh trước và sau khi giặc Phổ tràn về. Ngày tháng yên bình không còn nữa, những người nông dân tội nghiệp ấy vội vã thu vén những gì có thể và lũ lượt rời khỏi ngôi làng thân yêu để di tản lên Paris. Trật tự kể như một dòng chảy xuôi, không ngắt quãng…Những sự kiện nối tiếp nhau diễn ra. Thời gian có lúc bị dồn nén lại, đặc biệt ở những phần nhân vật tự trình bày cảm xúc của mình.

Đọc Đứa trẻ gián điệp, thời gian câu chuyện xảy ra được xác định: “Một cuộc vây hãm! Thật khoái biết chừng nào đối với lũ trẻ. Chẳng còn phải đi học đi hành gì sất! Cứ là nghỉ tràn và phố xá thì cứ như hội chợ” [9, tr.226]. Chính trong khoảng thời gian rảnh rỗi này, nhân vật chú bé Xten mới bị dụ dỗ đi làm gián điệp cho giặc Phổ. Sau khi nhận được một số tiền, chú bé mới nhận ra sai lầm của mình, nhưng không còn kịp nữa. Những phút giây lo sợ, hồi hộp mà Xten trải qua được kéo dài ra, nỗi ám ảnh tội lỗi đè nặng lên tâm hồn nhỏ bé của cậu. Khoảng thời gian cậu bé đi từ chỗ đóng quân của bọn Phổ về đến nhà là khoảng thời gian khủng khiếp: “Khi đã đi qua hết các cửa thành, thằng lớn chia tay nó, tức thì nó cảm thấy cái túi áo nặng trĩu xuống, và cái bàn tay đã xiết chặt trái tim nó còn xiết chặt hơn bao giờ hết. Thành phố Paris đối với nó không còn như trước nữa. Người ta đương nhìn nó, nghiêm khắc như hiểu rõ nó từ đâu về” [9, tr.232]. Ám ảnh của tội lỗi khiến người ta tưởng tượng ra đủ thứ điều ghê rợn. Nhịp độ thời gian có lúc kéo dài có lúc lại bị dồn nén lại. Trình tự thời gian được sắp xếp theo thứ tự trước sau, tâm lí nhân vật qua từng sự kiện cũng được bộc lộ rõ nét. Nếu chú bé Xten trong Đứa trẻ gián điệp phải trải qua

những giây phút khủng khiếp bởi nỗi ám ảnh tội lỗi của mình thì ông đại tá Juv – một người cuồng say chiến công và nồng nàn yêu nước trong Cuộc vây hãm Berlin; lại có nhiều phút giây phấn khích từ tin tức chiến thắng mà đứa cháu gái của ông bịa đặt ra nhằm động viên tinh thần khi ông đang nằm trên giường bệnh. Những niềm vui ấy tiếp thêm sức mạnh để ông chống chọi với bệnh tật. Tác giả dành khá nhiều thời gian để miêu tả những biến đổi tâm trạng của ông đại tá khi nhận tin từ cháu gái mình. Nhưng giây phút kết thúc lại thật là thảm hại, sự thật được phơi bày và ông lão lăn đùng ra chết. Nỗi thất vọng giết người nhanh như cắt và không gì có thể cứu vãn được.

Thời gian chủ quan, thời gian của hành vi cá nhân phản ánh quan niệm về thời gian của nhà văn. Ý thức về thời gian và cách tổ chức thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học thuộc về cái nhìn chủ quan của tác giả.Thời gian sinh hoạt, thời gian hành động hay thời gian tâm lí, đó là những khoảng thời gian khó xác định, mang tính tượng trưng. Trong Con dê của ông Seguine, thời gian nào ông nuôi dê, tác giả không cho chúng ta biết, chỉ biết rằng ông nuôi dê và chẳng bao giờ gặp may cả. Thời gian sinh hoạt của chú dê được xác định qua các cụm từ chỉ thời gian: Buổi sáng, hôm đó, chiều đến, suốt đêm…,đó là những khoảng thời gian tượng trưng. Sự kiện dê chiến đấu cùng sói được tác giả miêu tả khá chi tiết. Dê bị sói ăn thịt vào ngày buổi sáng… Không gian và thời gian đan cài vào nhau, khi những vì sao lụi tàn, buổi bình minh được đánh dấu bằng tiếng gà gáy là khi câu chuyện đến hồi kết thúc. Cuộc chiến không cân sức giữa dê và sói thể hiện điều gì? Tác giả không quan trọng người đọc thắc mắc gì về vấn đề thời gian, điều quan trọng là người đọc rút ra được bài học ý nghĩa gì từ câu chuyện của chú dê nhỏ. Muốn tự do phải tranh đấu và cái giá của tự do rất đắt…!

Thời gian sinh hoạt của các nhân vật được thể hiện rõ qua truyện ngắn nàng tỉnh Alers. Người đọc dễ dàng xác định được thời gian mà sự việc đang diễn ra:

“ Thế là, vào một buổi chiều chủ nhật, gia đình tổ chức một bữa ăn mừng trên sân trang trại. Bữa cỗ hầu như một tiệc cưới” [9, tr.63]. Hay“ Vào ngày lễ thánh Eloi, ông tổ nội trợ. Cả trang trại tưng bừng vui chơi. […] Rồi pháo nổ ran, pháo bông sáng rực trên sân, đèn lồng rực rỡ treo đầy cành cây sên” [9, tr.60]. Bức tranh sinh

hoạt đầy màu sắc thể hiện một cuộc sống tươi vui, sung túc của những người nông dân. Sự đa dạng, phức hợp của thời gian góp phần thể hiện trọn vẹn nội dung của câu chuyện. Người đọc có thể biết được cuộc đời của nhân vật đã trải qua những khoảng thời gian thế nào, hành động của họ ra sao trong những khoảng thời gian đó, sự kiện nào là quan trọng và ảnh hưởng đến nhân vật nhiều hơn…Thời gian và không gian trong tác phẩm văn học có mối quan hệ mật thiết với nhau. M. Bakhtin gọi đó là thời không. Lê Ngọc Trà cho rằng những đặc điểm về thời gian thường đi liền với những đặc điểm về không gian. Ông dẫn chứng: “Chẳng hạn trong truyện thời cổ Hi Lạp, thời gian đột biến ( không có quan hệ gì với thời gian sinh hoạt và thời gian lịch sử) thường đi liền với không gian trừu tượng (không xác định về địa lí, xã hội). Cũng như trong nhiều tiểu thuyết phương Tây hiện đại, hoạt động của các nhân vật thường xảy ra ngoài thời gian lẫn không gian và việc sử dụng thời gian huyền thoại, cổ tích thường đi kèm với việc mô tả không gian giàu chất tượng trưng” [61, tr.148]. Như vậy khảo sát về không gian thì không thể bỏ qua vấn đề thời gian và ngược lại. Thời

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học (Trang 81)