6. Bố cục của luận văn
3.1. Cốt truyện nghệ thuật trong truyện ngắn của Alphonse Daudet
Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân thì cốt truyện là “sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [1, tr.113].
Cũng theo Lại Nguyên Ân, thuật ngữ “cốt truyện” ( tiếng Pháp: sujet – đối tượng, sự việc, đề tài) được áp dụng lần đầu vào thế kỉ XVII bởi các nhà văn cổ điển chủ nghĩa P. Corneille và N. Boileau, nói theo Aristotle, họ muốn nói đến những sự cố bất thường trong đời các nhân vật truyền thuyết xa xưa mà các nhà viết kịch thời xưa thường vay mượn. Nhưng từ trước đó, để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện được miêu tả trong đó, các nhà văn La Mã đã dùng thuật ngữ La Tinh fibula (có gốc từ động từ fabulari – nghĩa là kể chuyện tường thuật. Sự khác nhau giữa hai thuật ngữ cùng trỏ một hiện tượng đã khiến chúng không ổn định và nhất quán về nghĩa.
Bản thân thuật ngữ “cốt truyện” của tiếng Việt, do yếu tố “cốt” nên dễ bị hiểu như cái “lõi”, “bộ xương”, cái “sườn”, “cơ sở” của truyện chứ không phải truyện, thêm nữa, tính chất có thể tóm tắt của truyện càng củng cố cách hiểu trên, vốn chỉ mới bao gồm một số mặt chứ chưa phải toàn bộ khái niệm cốt truyện. Lê Nguyên Cẩn trong Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honoré de Balzac cho rằng : “Có thể hiểu một cách đơn giản nhất cốt truyện là một câu chuyện có nhiều tình tiết được sắp xếp một cách chặt chẽ, có đầu có cuối, được kể lại trên trục thời gian, có thể là thời gian tuyến tính, nghĩa là cái gì trước thì kể trước, cái gì sau thì kể sau hoặc có thể được kể theo trục thời gian phức hợp, kiểu thời gian đảo ngược, thời gian quay vòng hay khép kín. Cốt truyện gắn liền với một nhân vật chính, trung tâm, đồng thời nó sẽ tạo ra nhiều mạch rẽ khác nhau, từ đó có thể tách ra thành các tuyến truyện biệt lập”
[5, tr.90].
Cốt truyện là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó trỏ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự
vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng loại.“Cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lí giải tính cách của chúng” [1, tr.114].“Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ mâu thuẫn của đời sống, tức thể hiện xung đột” [1, tr.115]. Tác giả của Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pospelov nhận định: “Cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ vào hành động của nhân vật. Hành động là sự thể hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con người vào các hành động vận động, các lời nói được phát ra, vào cử chỉ, nét mặt” [47, tr.29]. Trong Cổ tích thần kì người Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện thì tác giả Tăng Kim Ngân cho rằng : “Cốt truyện là một thể tổng hợp các hành động, sự kiện, phát triển một cách cụ thể trong quá trình diễn tiến của truyện kể” [39, tr.28].
Việc xây dựng cốt truyện được nhiều nhà văn lớn trên thế giới khẳng định tầm quan trọng. Goethe, văn hào người Đức từng cho rằng: “Đúng, còn gì quan trọng hơn cốt truyện, và thiếu nó thì cả nền lí luận về nghệ thuật còn ra cái gì? Nếu cốt truyện không dùng được thì tài năng sẽ lãng phí vô ích. Và chính người nghệ sĩ hiện nay không có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình hiện đại mới bi đát như vậy” [40, tr.13]. Hay M. Gorki đã coi “cốt truyện là yếu tố thứ ba của văn học sau ngôn ngữ và chủ đề” [40, tr.13], (dẫn theo Hồ Ngọc). Nếu tác phẩm văn học là một cơ thể hoàn chỉnh thì cốt truyện chính là khung xương của cơ thể ấy. Cũng theo Hồ Ngọc, trong cốt truyện sẽ có hai thành phần, hai hệ thống quan trọng có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, đó là : hệ thống sự kiện phản ảnh những mâu thuẫn xã hội và hệ thống các hình tượng nhân vật liên quan tới các sự kiện của hệ thống trên. Hai hệ thống ấy bổ sung cho nhau không thể tách rời được.
3.1.2. Những đặc sắc về cốt truyện trong truyện ngắn Alphonse Daudet
Alphonse Daudet có nhiều tác phẩm viết theo lối truyền thống.Cốt truyện được xây dựng với đầy đủ các thành phần : Trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết
thúc. Bí mật của bác cả Cornille là một trong số những câu chuyện như thế. Đầu tiên truyện kể về sự đổi thay của quê hương, khi những chiếc máy xay bột hiện đại ra đời,
người ta dần lãng quên đi những chiếc cối xay thủ công…Riêng còn lại bác cả Cornille mang một nỗi đau lớn trước sự đổi thay ấy. Truyện gây tò mò cho người đọc khi trình bày việc không có người đem lúa mì đến xay bột nhưng những chiếc cối xay của bác cả vẫn hoạt động đều đặn và chiều đến người ta thấy bác thúc con lừa của mình thồ những bao bột nặng trên đường. Lúa mì ở đâu ra, tại sao bác cả vẫn cho hoạt động bình thường những chiếc cối xay của mình? Mọi bí mật đã được vỡ ra, chẳng có lúa mì, chẳng có những bao bột mì thơm phức mà chỉ có bột thạch cao và đất trắng ở nơi làm việc của bác cả. Bác cả Cornille khóc như một đứa trẻ, bác muốn giữ gìn “thanh danh của chiếc cối xay”, nhưng không còn được nữa. Truyện kết thúc khi người dân trong làng hiểu được tấm lòng của bác cả tội nghiệp và họ đã đem lúa mì đến cho bác xay. Niềm hân hoan bừng lên trong đôi mắt của con người đáng thương đó. Thời gian trôi qua, bác cả Cornille qua đời…Và từ đó chiếc cối xay của bác không bao giờ còn quay nữa.Những câu truyện của Daudet thường mang một nỗi buồn hoài niệm.Những câu truyện nhẹ nhàng, không gay cấn nhưng dễ làm người đọc rơi nước mắt. Cảm nhận được sâu thẳm trong những câu truyện ấy là cả một nỗi trăn trở trước sự đổi thay của thời cuộc.
Daudet chú trọng xây dựng cốt truyện đơn giản, ít tình tiết sự kiện. Cách trần thuật khoan hòa đem đến cho người đọc cảm giác dễ chịu, thư thái như được hòa mình vào cuộc sống của các nhân vật, cảm nhận được những cảnh sắc tuyệt vời trên quê hương xứ Provence và nghe thấy những âm thanh quen thuộc của họ. Cốt truyện đơn giản trong Ông huyện xuống xã, ai đã đọc một lần khó mà quên được. Truyện kể về một ông huyện đi kinh lí, trên đường đi, ông huyện nhìn thấy phía chân đồi xa xa, một cánh rừng sồi xanh ngắt đang vẫy gọi ông. Ông huyện xiêu lòng trước cảnh đẹp nơi đây nên đã dừng chân, đi vào rừng sồi soạn lại diễn văn. Khu rừng đẹp đến mê hoặc lòng người với chim muông, hoa lá, với tiếng suối róc rách như gảy những khúc đàn tuyệt diệu khiến ông huyện như quên hết mọi sự trên đời. Đợi mãi không thấy ông huyện trở ra, những người gia nhân vào rừng tìm kiếm và trước mắt họ :“Ông huyện nằm úp trên đám cỏ, quần áo xốc xếch như một thằng ăn mày. Ông đã cởi áo để xuống đất…và, vừa nhai mấy bông hoa tím, ông vừa làm thơ” [9, tr.126].
Nét tươi vui, hóm hỉnh làm bừng sáng những trang văn. Cốt truyện dễ hiểu, dễ đi vào lòng người là đặc điểm dễ nhận biết qua truyện ngắn của Daudet.
Nhiều truyện ngắn của Daudet được xây dựng với cốt truyện có nhiều tình tiết li kì, nhiều sự kiện bí ẩn. Đến với Chuyện người có bộ óc vàng, cốt truyện nhiều sự kiện hơn, những sự kiện đan cài vào nhau, chi tiết này tiếp nối chi tiết kia, người đọc có cảm giác đang theo dõi một câu truyện cổ tích. Những chi tiết hoang đường về một người đàn ông có khối óc bằng vàng cho đến những dòng kể về sự phung phí chính bộ óc vàng của ông để đổi lấy những thứ vật chất mọn hèn làm run rẩy trái tim người đọc. Bộ óc chỉ có một, nó bằng vàng, nó rất quý giá. Truyện lên đến cao trào khi người đàn ông sa vào lưới tình và bộ óc của ông ta sắp cạn kiệt. Một kết thúc đau đớn, người đàn ông ngã gục với bàn tay đẫm máu, “đầu móng tay dính đầy những mẩy vàng”, những mẩy vàng cuối cùng ấy ông ta lấy ra để mua một đôi giày lam viền lông thiên nga cho người vợ quá cố của mình…Cốt truyện hoang đường nhưng gởi gắm nhiều suy tư, trăn trở về cuộc đời. Đời người ai cũng phải trả giá cho những gì mình muốn, nhưng có những cái giá quá đắt được đưa ra cho những thứ quá tầm thường. Nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền giết chết tâm hồn con người. Và cuộc đời phơi bày đầy những bất công, tàn nhẫn. Câu chuyện được tác giả giới thiệu là “một điều vui, vui đến điên lên được”, có thật sự vui không ? Cách nói hóm hỉnh nhưng sâu cay, cốt truyện vốn đã mang nhiều ý nghĩa. Hay yếu tố li kì về cái chết của những chàng thủy thủ trong Giờ phút cuối cùng của con tàu Sémillante cũng như giấc mơ kì lạ của viên thẩm phán tỉnh Colmar trong Giấc mơ của viên thẩm phán tỉnh Colmar đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gây sức hút khiến người đọc phải theo dõi từ đầu tới cuối câu chuyện.
Phần lớn truyện ngắn của Daudet được ông xây dựng cốt truyện hướng về những câu chuyện đời thường, gần gũi, thân quen. Cái nghèo khổ, đói rách luôn là nỗi ám ảnh trong ông. Nhân viên nhà đoan, Đứa trẻ gián điệp, Người đẹp Nivernaise …là những câu chuyện đầy khắc khoải về kiếp người nghèo khổ, sống hôm nay không biết đến ngày mai. Những nỗi đau in hằn trên khuôn mặt của họ, và ẩn sâu nơi đôi mắt của họ, những nỗi đau ấy cứ dội về trong những khoảng sâu thẳm, mênh mông. Những bế tắc, xót xa trong cuộc đời con người cũng là đề tài quen thuộc
trong truyện ngắn của Daudet. Cuộc sống với những sinh hoạt thường ngày, những niềm vui chào đón một ngày mới hay những công việc quen thuộc cũng đều được Daudet chú ý và khéo léo đưa vào những câu chuyện của mình tạo nên những trang viết dung dị, gần gũi, dễ lay động tâm hồn người đọc.
Daudet có những trang truyện viết như thơ, cốt truyện lãng mạn, bay bổng, đẹp dịu dàng dưới ánh nắng Provence. Với cách kể chuyện duyên dáng,Những vì sao đã đem tên tuổi của Daudet đến gần hơn với người đọc. Hình ảnh nàng Stéphanette xinh đẹp đã đến bên chàng chăn cừu và ở lại đó suốt đêm được ví như “ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai chàng” mà thiếp ngủ…Tình yêu là điều đáng trân trọng nhất trên đời. Tình yêu trong sáng mà câu truyện đem đến cho người đọc thật xúc động. Cốt truyện nhẹ như một áng thơ tình còn tồn tại mãi với thời gian. Nơi chiếc cối xay gió, tác giả thả hồn mình vào những trang văn, và những dòng văn đẹp nhất đã ra đời. Cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng chan hòa tình người, những hội hè vui tươi mừng ngày được mùa cho đến những bài học đạo lí trên đường đời…đều được gói vào những trang văn mượt mà của Daudet.“Mỗi trang viết đều gợi lên một bức tranh sinh động về cuộc sống ở những góc độ khác nhau, được miêu tả bằng những lời lẽ khi thì dịu dàng, lắng đọng, khi thì cất cánh bay bổng, có khi quất những ngọn roi chính xác và chan hòa những nụ cười hóm hỉnh” [59, tr.600].
Daudet xây dựng nhiều cốt truyện khai thác các khía cạnh tế nhị của tâm lí con người. Từ tâm trạng phấn khởi, tươi vui cho đến tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ân hận, day dứt của con người cũng đều thấy xuất hiện trong tác phẩm của ông. Niềm vui của người hai vợ chồng già khi nghe tin tức về đứa cháu trai xa cách lâu ngày trong Hai ông bà già cũng như niềm vui của bà mẹ nôn nao trong buổi chờ đến doanh trại gặp mặt con mình trong Các bà mẹ đều là những chi tiết cảm động. Nụ cười móm mém
hay những giọt nước mắt vừa mừng vừa tủi có sức mạnh tác động đến tận cùng trái tim người đọc. Daudet cũng đem đến cho đọc giả nhiều sự phát hiện thú vị về những khía cạnh khác của tâm lí con người như sự tham lam, ích kỉ, hoài nghi, thù hận trong
Rượu bổ của đức cha Gaucher, Cái chết của hoàng thái tử, Con la cái của giáo hoàng, Ba tiểu lễ…Với lối tự sự không lên án, chỉ trích gay gắt nhưng qua những tình tiết hài hước, vui nhộn là sự châm biếm sâu cay mà tác giả muốn gửi tới người
đọc. Trong truyện ngắn Cái chết của hoàng thái tử, trước sự sững sờ của thái tử khi biết mình sắp chết, cậu ta không thể tin vào sự thật đó. Con trai của vua nghĩ rằng đã là thái tử thì muốn gì được nấy và không thể nào dễ dàng chết được :“ Mẫu hậu đừng khóc nữa. Người quên rằng con là một thái tử thì đâu có chết như vậy được” [9, tr.110]. Cái chết đã gần đến, nó lơ lửng trên đầu, nó lẩn quẩn trong tâm trí của thái tử. Cậu ta tìm đủ cách nào là nhờ cận vệ đứng bên cạnh để bảo vệ mình khỏi thần Chết cho đến việc muốn dùng tiền để nhờ người khác chết thay cho mình…Nhưng tất cả đều bị từ chối…Và cuối cùng cậu ta đau khổ thét lên rằng: “Thế ra, làm thái tử cũng chẳng ra cái quái gì hết phỏng?” Những kẻ quyền cao chức trọng đừng nghĩ là muốn làm gì cũng được ! Một khi thần Chết đến gõ cửa thì ai cũng như ai, cũng phải ra đi với hai bàn tay trắng. Mọi danh vọng trên trần thế cũng chóng qua như bọt nước, như hoa phù dung sớm nở tối tàn. Cách xây dựng cốt truyện như thế đem đến cho người đọc nhiều thú vị bất ngờ về sự tinh vi, đa dạng và sâu sắc của tâm lí con người…
Daudet xây dựng những cốt truyện có giá trị chân thực, phản ánh những vấn đề nóng hổi, có tính thời đại và được nhiều người quan tâm. Tập truyện Thư gửi người vắng mặt và Truyện kể ngày thứ hai mang một nỗi bi thương, phẫn uất hơn bao giờ hết. Đây là những câu chuyện được viết vào thời kì xảy ra cuộc chiến tranh Pháp − Phổ, cuộc chiến này đã lấy đi biết bao xương máu của những người dân lương thiện trên quê hương của Daudet. Bức tranh hiện thực nóng bỏng được phơi bày qua những sự kiện, tình tiết rất chân thực. Daudet đã từng tự nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ Paris những ngày bị vây hãm và ông cũng nhận ra được bộ mặt thật của những kẻ cầm quyền tham sống sợ chết. Những kẻ đó sống trên mồ hôi nước mắt của nhân dân nhưng không cùng nhân dân chiến đấu, những kẻ đó sẵn sàng đầu hàng nhục nhã để bảo vệ bản thân mình… Daudet viết nhiều truyện ngắn lên án bọn cầm quyền hèn nhát như Đầu hàng, Ván bi – a, Những kẻ đào tẩu khỏi Paris… Daudet có những dòng văn đầy phẫn nộ :“Vậy mà đối với một số kẻ nào đó, năm tháng trời buồn ớn người lên ấy lại là một cuộc truy hoan say sưa tối ngày đấy. Từ những bọn cầu bơ cầu bất ngoại ô chẳng làm cái quái gì mà ngày ngày lại được bốn nhăm xu cho đến các ông tá lon bảy vạch, các ông đấu thầu chiến lũy trong buồng ngủ, đám quân lương Gamas bóng nhẫy vì chén đẫy thịt, đám dân vệ dị dạng vênh vang trong các
quán giải khát và giờ đây gọi hầu bàn chỉ bằng một lối huýt còi xe, đám các ngài chỉ huy cảnh vệ sống với các bà đầm trong các tòa nhà trưng dụng, tất cả những bọn đi chiếm đoạt, bóc lột, bọn ăn cắp chó, bọn săn mèo, bọn buôn cẳng ngựa, buôn