Phân tích nội dung

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 71)

Trong chương trình Vật lí phổ thông hiện nay, phần “Điện từ học” bắt đầu được nghiên cứu sơ lược ở lớp 9 bậc THCS, sau đó được nghiên cứu sâu hơn về mặt định lượng ở lớp 11 bậc THPT. Kiến thức phần “Điện Từ học” là cơ sở để HS tiếp tục nghiên cứu phần dòng điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ ở lớp 12.

Phần “Điện từ học” vật lí 11 THPT được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những kiến thức mà HS đã được học ở cấp THCS, đồng thời bổ sung, mở rộng và nâng cao những kiến thức ấy bằng cách tìm hiểu sâu hơn những khái niệm cảm ứng từ, hình dạng và tính chất của đường sức từ cũng như hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Lenxơ… cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống và khoa học kĩ thuật; bên cạnh đó phần này được chia thành hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” điều này giúp HS dễ dàng phân biệt và khắc sâu kiến thức của mỗi chương.

Ngoài các bài thực hành, theo yêu cầu đổi mới của chương trình, nhiều nội dung kiến thức được trình bày theo con đường thực nghiệm nhằm rèn luyện cho HS năng lực tư duy, sáng tạo bằng nhiều hình thức: làm TN, xử lí kết quả và rút ra kết luận hay từ TN đã có, xử lí để rút ra kết luận. Đây là những nội dung rất thích hợp để tổ chức dạy học theo nhóm. Thông qua hoạt động nhóm, HS có thể hỗ trợ nhau để tiến hành những TN đơn giản dưới sự hướng dẫn của GV, thu thập và xử lí số liệu; những công việc mà nếu hoạt động cá nhân thì các em không thể thực hiện được, còn nếu hoạt động chung cả lớp thì lại không huy động được tất cả HS tham gia và HS sẽ khó tiếp cận TN hơn.

Nội dung phần từ trường và cảm ứng điện từ bao gồm những kiến thức mà học sinh rất thường gặp, những ứng dụng của chúng trong thực tế cuộc sống như từ trường của nam châm, dòng diện (có thể ứng dụng tạo nam châm diện), từ trường của Trái Ðất, lực Loren-xơ (ứng dụng trong ống phóng diện tử), lực từ tác dụng lên khung dây (ứng dụng trong động cơ điện), hiện tượng cảm ứng điện từ (ứng dụng trong máy phát điện, máy biến thế…). Những ứng dụng này gần gũi, phù hợp với khả năng của HS giúp các em cảm thấy dễ dàng tiếp nhận vấn đề hơn. Đây cũng là những nội dung thích hợp để tổ chức dạy học theo nhóm. Bởi vì thông qua hoạt động nhóm, có thể huy

động được vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn có của HS, giúp các em bù trừ và hỗ trợ lẫn nhau để tìm hiểu sâu hơn và mở rộng hơn các kiến thức đó.

Chương “Từ trường” gồm hai nhóm kiến thức chính: các khái niệm, đại lượng đặc trưng của từ trường và các dạng lực từ. Để ôn lại khái niệm từ trường, đường sức từ, từ phổ, từ trường của các dòng điện đặc biệt ta có thể cho HS tiến hành một số thí nghiệm đơn giản ngay tại lớp, đồng thời GV cũng có thể cho các em thảo luận nhóm thông qua phiếu học tập để khắc sâu và mở rộng những kiến thức trọng tâm.

Trong chương “Cảm ứng điện từ”, hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng đặc biệt quan trọng cả về mặt khoa học cũng như về mặt kĩ thuật và những ứng dụng trong đời sống như máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến thế. Việc nghiên cứu và giảng dạy hiện tượng này cần phải nhấn mạnh phần ứng dụng thực tiễn để HS không chỉ biết trên lí thuyết mà còn hiểu thêm những ứng dụng vật lí và kĩ thuật của hiện tượng trong đời sống. SGK hiện hành chỉ giới hạn khảo sát hiện tượng cảm ứng điện từ trong phạm vi lý thuyết, phần ứng dụng chỉ nói đến dòng điện Fu-cô.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)