Để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học theo nhóm, GV không chỉ đánh giá kết quả của hoạt động nhóm mà còn phải nhận xét được cả quá trình hoạt động nhóm, do đó GV cần dựa trên đánh giá của cá nhân HS, nhóm HS và của bản thân GV. Muốn vậy GV cần xây dựng các phương án đánh giá cụ thể, phù hợp với các HTTC DH theo nhóm. Việc GV đánh giá chính xác sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động nhóm diễn ra tích cực hơn, hiệu quả hơn.
Tham gia hoạt động nhóm HS không chỉ lĩnh hội tri thức mới mà còn có thể rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập nhóm, đồng thời bồi dưỡng thái độ học tập đúng đắn. Để xác định phương án đánh giá cho từng mặt này, ta phải làm rõ các tiêu chí cụ thể của mỗi mặt, sau đó lượng hóa các tiêu chí theo thang điểm 1-3, tương ứng mỗi thang điểm GV cần mô tả cụ thể để HS nắm vững trong quá trình tự đánh giá cá nhân và nhóm.
Sau khi đã mô tả các chuẩn qui định cho từng thang điểm của mỗi tiêu chí, GV cần lập thành bảng tiêu chí thống nhất cho mỗi HTTC DH theo nhóm tương ứng với thang điểm tương ứng cho từng tiêu chí để phổ biến cho HS khi hướng dẫn hoạt động nhóm. Việc xác định các tiêu chí cần có trong mỗi bảng thang điểm tùy thuộc vào nội dung hoạt động nhóm và mục tiêu đã đề ra ban đầu. Do đó sẽ không có một bảng thang điểm thống nhất cho tất cả các hoạt động.
Một số tiêu chí đánh giá sự lĩnh hội tri thức của HS:
-Số lượng câu hỏi, bài tập giải quyết được so với nhiệm vụ được giao. - Khả năng vận dụng kiến thức đã học trong hoạt động củng cố.
- Khả năng vận dụng sáng tạo vào các bài tập thực tế, ứng dụng trong đời sống. - Kết quả bài kiểm tra cuối giờ học.
Một số tiêu chí đánh giá thái độ học tập của HS:
- Sự chuẩn bị bài ở nhà: học bài và làm đầy đủ bài tập được giao; chuẩn bị bài mới - giải quyết nhiệm vụ được giao theo PHT.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm. - Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được nhóm giao.
- Mạnh dạn trao đổi với GV, bạn trong nhóm, lớp những vấn đề chưa hiểu.
Một số tiêu chí đánh giá kĩ năng học tập nhóm của HS:
Kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm:
- Biết tổ chức nhóm: bầu nhóm trưởng, thư kí.
- Biết lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm. - Biết phân công nhiệm vụ hợp lí cho từng TV trong nhóm. - Biết giải quyết nhiệm vụ cá nhân được nhóm giao.
- Biết tự đánh giá hoạt động của bản thân, của nhóm mình và các nhóm khác.
Kĩ năng giải quyết nhiệm vụ:
- Biết tìm kiếm nguồn tài liệu.
- Biết thu thập, xử lí và sắp xếp thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao. - Biết phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức.
- Biết ghi chép thông tin.
- Biết trình bày tài liệu, báo cáo.
Kĩ năng giao tiếp- hợp tác:
- Biết chia sẻ nhiệm vụ của nhóm.
- Biết lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, mạch lạc. - Biết chấp nhận ý kiến và ngắt lời một cách hợp lí. - Biết tranh luận, góp ý và thuyết phục người khác.
- Biết khích lệ, bày tỏ sự ủng hộ, động viên các TV trong nhóm. -Biết cảm thông giúp đỡ các TV trong nhóm và yêu cầu được giúp đỡ. - Biết tôn trọng cách làm của các TV khác, trân trọng thành quả của nhóm. - Biết tạo không khí học tập vui vẻ, làm việc tích cực với các TV của nhóm.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn :
- Biết cách kiềm chế bực tức.
- Biết cách phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích.
Trên cơ sở các tiêu chí đã trình bày, chúng tôi đề xuất phương án đánh giá hoạt động nhóm như sau: Điểm nhóm = 2 QT KQ KK + +
- QT: là điểm quá trình hoạt động nhóm: được tính bằng TB cộng điểm do nhóm HS tự đánh giá và GV đánh giá theo bảng các tiêu chí đã được GV đề ra.
- KQ: là điểm kết quả hoạt động nhóm. - KK: là điểm khuyến khích của nhóm.
- Điểm cá nhân: dựa trên mức độ đóng góp của TV trong nhóm, mà có sự gia giảm so với điểm trung bình của nhóm.
Ví dụ:
+ TV đóng góp tích cực = điểm của nhóm cộng thêm 1 điểm.
+ TV có đóng góp xây dựng ý kiến cho nhóm nhưng còn ít = điểm của nhóm.
+ TV không tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho nhóm = điểm nhóm trừ 1 điểm.
Cách đánh giá điểm kết quả hoạt động nhóm:
Hoạt động nhóm thông thường:
- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong PHT, GV cho các nhóm trường nộp lại và giao cho các nhóm chấm chéo theo thang điểm do GV qui định.
- Điểm của nhóm = điểm PHT.
Hoạt động nhóm có báo cáo sản phẩm trước lớp:
- Các nhóm báo cáo, nhận xét cho nhau, đánh giá cho điểm chéo giữa các nhóm. - GV cho điểm của từng nhóm sau phần trình bày và nhận xét chung.
- Điểm của nhóm: là trung bình cộng điểm của GV và nhóm khác đánh giá.
Cách đánh giá điểm khuyến khích cho nhóm.
- Đối với hoạt động nhóm không có bài kiểm tra cuối giờ: thì GV căn cứ vào kết quả điểm TB của các nhóm, GV chọn ra ba nhóm có điểm cao nhất và cho điếm khuyến khích thích hợp.
Ví dụ:
+ Nhóm cao nhất: điểm khuyến khích = 1,5. + Nhóm cao thứ hai: điểm khuyến khích = 1,0. + Nhóm cao thứ hai: điểm khuyến khích = 0,5. - Đối với hoạt động nhóm có bài kiểm tra cuối giờ:
+ Bài kiểm tra có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hoặc phối hợp trắc nghiệm và tự luận, nội dung các bài kiểm tra phải bám sát các mục tiêu dạy học đã đề ra.
+ Sau khi tiến hành hoạt động nhóm, GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra cá nhân, tổ chức cho HS chấm chéo bài của nhau để HS có thể nhận ra những sai sót cần sửa chữa.
+ Để đánh giá mức độ tiến bộ của HS và của các nhóm, có thể làm như sau:
• Nếu tiết học có 2 bài kiểm tra, thì ta chọn điểm bài kiểm tra thứ nhất là điểm nền, và tính điểm tiến bộ của cá nhân HS như sau:
Điểm tiến bộ cá nhân = KT 2 – KT 1.
Trong đó KT1: là điểm kiểm tra lần 1, KT2 : là điểm kiểm tra lần 2.
Điểm tiến bộ của nhóm = trung bình cộng điểm tiến bộ các TV.
Điểm khuyến khích của nhóm = điểm tiến bộ của nhóm.
• Nếu tiết học chỉ có 1 bài kiểm tra, thì ta chọn điểm bài kiểm tra ở thời điểm gần nhất làm điểm nền, và tính điểm tiến bộ cá nhân như sau:
Bảng 1.5. Quy đổi điểm kiểm tra và điểm tiến bộ của cá nhân
Điểm bài kiểm tra Điểm tiến bộ
Thấp hơn điểm nền từ 2 điểm trở nên -1 Thấp hơn điểm nền từ 1 đến dưới 2 điểm 0 Bằng hoặc trên điểm nền 1 điểm 1 Cao hơn điểm nền từ 2 điểm trở nên 2
Đạt điểm tuyệt đối 2
Điểm tiến bộ của nhóm = trung bình cộng điểm tiến bộ các TV.
Điểm cá nhân = điểm kiểm tra + điểm khuyến khích của nhóm - Nếu nhóm có 2 cột điểm khuyến khích thì chọn điểm cao nhất.