Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 118)

Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương 1, trong chương này chúng tôi nghiên cứu khai thác để soạn thảo tiến trình dạy học theo hướng tổ chức dạy học nhóm nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của HS.

Các tiến trình mà chúng tôi xây dựng đều dựa trên sự phối hợp các PPDH và HTTC DH theo nhóm thích hợp với nội dung kiến thức của từng chủ đề, ngoài ra các nhiệm vụ được thiết kế trong các tiến trình dạy học đều được lựa chọn sao cho phù hợp với trình độ, khả năng chung của đa số HS ở các trường THPT hiện nay.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.Mục đích, nội dung và đối tượng thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

TNSP được tiến hành nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu: Nếu một số kiến thức phần “Điện từ học” được tổ chức dưới hình thức dạy học nhóm một cách phù hợp thì có thể phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS và đồng thời nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT. Cụ thể trả lời các câu hỏi:

- Tổ chức dạy học nhóm một cách phù hợp có góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập của HS hay không?

- Chất lượng lĩnh hội tri thức vật lí của HS học tập theo hướng tổ chức dạy học nhóm có cao hơn quá trình học tập không tổ chức dạy học nhóm hay không?

- Các tiến trình xây dựng có khả thi hay không?

- Sau quá trình TNSP các kĩ năng học tập nhóm của các HS lớp thực nghiệm có tiến bộ hay không?

3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Để đạt được mục đích trên, trong quá trình TNSP chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

- Điều tra thực trạng của việc tổ chức dạy học nhóm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng tổ vật lí về mục đích thực nghiệm và xin phép cho triển khai kế hoạch thực nghiệm.

- Hai lớp thực nghiệm và đối chứng được giảng dạy trong cùng thời gian học kì II năm học 2013 -2014.

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo mô hình “So sánh nhóm tĩnh” như sau: Lớp 11C5: X O

--- Lớp 11C3: O Theo sơ đồ trên, ta có:

chức dạy học nhóm.

+ Lớp đối chứng 11C3 được dạy theo các phương pháp thông thường, không tổ chức dạy học nhóm.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm: Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học chúng tôi đã thu thập thông tin bằng cách quan sát thái độ, phản ứng, các hành động của HS trong quá trình TNSP, kết thúc các tiết học GV đều có trao đổi với HS và cho các nhóm tự đánh giá hoạt động của mình, kết hợp với các bài kiểm tra sau một số tiết học và bài kiểm tra chung cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở cuối đợt TNSP.

- Đánh giá hiệu quả của hình thức tổ chức dạy học nhóm đã xây dựng với thực tế nhằm bổ sung và hiệu chỉnh chúng.

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng của TNSP là học sinh lớp 11 trường THPT Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chọn mẫu là khâu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực nghiệm. Vì vậy, chúng tôi chọn mẫu thực nghiệm gồm 1 lớp ĐC và 1 lớp TN có sĩ số gần bằng nhau, chất lượng học tập tương đương nhau. Qua quá trình trao đổi trực tiếp với GV vật lí về kết quả học tập học kì I , chúng tôi chọn ra 1 lớp TN và 1 lớp ĐC như sau:

Trường THPT Bình Khánh Tổng số HS

Lớp TN 11C5 36

Lớp ĐC 11C3 37

3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Việc đánh giá kết quả TNSP dựa trên một số tiêu chí sau đây:

- Tập trung đánh giá tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS khi dạy học một số kiến thức phần “Điện từ học” thông qua hoạt động nhóm với các biểu hiện như sau:

+ Các TV có hoàn thành nhiệm vụ tự nghiên cứu ở nhà thông qua PHT hay không.

+ Các TV trong nhóm đều có nhiệm vụ để thực hiện.

+ Trong quá trình hoạt động nhóm: các TV đều đưa ra ý kiến của mình, biết lắng nghe, cùng thảo luận để đi đến kết luận chung cho nhóm.

+ Kết quả làm việc nhóm: đưa ra được kết quả cuối cùng của các nhiệm vụ được giao.

+ Đưa ra được các dự đoán, đề xuất, phương án thí nghiệm khả thi. + Đưa ra được các cách làm mới sáng tạo cho các bài tập hoặc vận dụng được kiến thức để giải thích được các hiện tượng thực tế trong thực tế đời sống.

- Đánh giá kết quả làm việc nhóm: căn cứ trên kết quả cuối cùng mà nhóm đạt được và cách hoạt động nhóm.

+ Kết quả làm việc của nhóm: căn cứ vào điểm mà nhóm đạt được là trung bình cộng điểm các câu trả lời trong PHT của nhóm do nhóm khác và GV chấm.

+ Cách hoạt động nhóm: dựa vào phiếu đánh giá của nhóm tự đánh giá và đánh giá của GV dựa vào quan sát trong quá trình hoạt động nhóm.

- Đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức vật lí của HS trong học tập: căn cứ vào việc áp dụng kiến thức của HS ở phần củng cố và các bài kiểm tra cuối giờ, quan trọng nhất là so sánh kết quả làm bài kiểm tra 1 tiết cuối đợt thực nghiệm của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo dựa trên các tiêu chí sau:

+ Số HS hoàn thành nhiệm vụ tự nghiên cứu ở nhà. + Số HS thắc mắc, đưa ra câu hỏi về vấn đề nghiên cứu. + Số câu trả lời đúng mà HS đưa ra.

+ Số nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng thời gian qui định. + Thái độ của HS trong giờ học.

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Diễn biến tiến trình thực nghiệm sư phạm

(ngày thực nghiệm 13/01/2014)

Chủ đề này được tổ chức dạy học theo hình thức nhóm chuyên gia do đó GV đã phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ của các TV tự tìm hiểu trước ở nhà, nhằm tạo điều kiện cho các em có thể tham gia hoạt động tốt trong các nhóm chuyên gia trong giờ học trên lớp.

Việc chia nhóm và phân công nhiệm vụ được tiến hành ở cuối giờ học tiết trước. Sau khi chia danh sách HS thành 6 nhóm đối tượng 1, 2, 3, 4, 5, 6 theo năng lực từ cao đến thấp, các nhóm tự bốc thăm với nhau để lập các nhóm hợp tác. Kết quả lớp học gồm 36 HS được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 TV. Các TV trong nhóm được đánh số từ 1 đến 6 tương ứng với các nhóm đối tượng.

Quá trình làm việc của các nhóm chuyên gia

Do các em HS đều đã nghiên cứu, tìm hiểu những nhiệm vụ được giao ở nhà, một số em biết ghi lại những vấn đề mình chưa hiểu, do đó các em có thể thảo luận ngay những vấn đề trọng tâm còn vướng mắc. Các nhóm bước đầu đã biết phân chia công việc trong nhóm và đưa ra nhiều câu hỏi để thảo luận, mỗi thành viên đều cố gắng giải đáp các thắc mắc của các TV khác trong nhóm, các em cũng biết cách lắng nghe ý kiến đóng góp từ các TV khác, qua đó các em hiểu được phần kiến thức đang tìm hiểu một cách sâu hơn.

- Hoạt động của nhóm chuyên gia 1: Nhóm nghiên cứu các đặc điểm của đường sức từ

+ Dựa trên kiến thức cũ về đường sức từ đã học ở lớp 9, các em đã vẽ được dạng đường sức từ của nam châm thẳng dài từ hình từ phổ cho trước, các em biết xác định chiều của đường sức từ là vào cực nam và ra cực bắc.

+ Qua gợi ý của GV các em giải thích được tại sao qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ mà thôi.

+ Các em trả lời rất tốt các câu hỏi trong phiếu học tập.

- Hoạt động của nhóm chuyên gia 2: Nhóm nghiên cứu từ trường của dòng điện tròn.

+ Các em đề xuất được phương án thí nghiệm là dùng từ phổ để nghiên cứu từ trường của dòng điện tròn gây ra, các em tìm hiểu khá tốt dụng cụ thí

nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. Nhóm đã biết dùng dòng điện một chiều trên biến áp, và biết điều chỉnh điện áp từ thấp đến cao để chọn điện áp thích hợp cho thí nghiệm.

+ Dựa trên từ phổ của thí nghiệm các em vẽ được dạng đường sức từ của dòng điện tròn gây ra. Từ các cực dương - âm của máy biến áp các em xác định được chiều dòng điện chạy trong khung dây dẫn tròn, tuy nhiên các em vẫn còn lúng túng khi xác định chiều của đường sức từ, qua gợi ý của GV thì các em đã biết được cách sử dụng một kim nam châm để xác định chiều của đường sức từ tại điểm đặt kim nam châm. Qua đó các em tìm hiểu được mối tương quan giữa chiều của đường sức từ và chiều dòng điện chạy qua mạch.

+ Nhóm đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Hoạt động nhóm chuyên gia 3: Nhóm nghiên cứu từ trường của dòng điện thẳng dài

+ Các em đề xuất được phương án thí nghiệm là dùng từ phổ để nghiên cứu từ trường của dòng điện thẳng dài gây ra, các em tìm hiểu khá tốt dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. Nhóm đã biết dùng dòng điện một chiều trên biến áp, và biết điều chỉnh điện áp từ thấp đến cao để chọn điện áp thích hợp cho thí nghiệm.

+ Dựa trên từ phổ của thí nghiệm các em vẽ được dạng đường sức từ của dòng điện thẳng dài gây ra. Các em biết dùng kim nam châm để xác định chiều của đường sức từ. Tuy nhiên, khi tôi hỏi tại sao không dùng một dây dẫn thẳng dài mà phải dùng cạnh của một khung dây hình chữ nhật có nhiều vòng dây thì một số em còn lúng túng chưa trả lời được, một số em khác thì đưa ra ý kiến cho rằng nhiều vòng dây thì từ trường sẽ đủ mạnh do đó thí nghiệm dễ quan sát hơn, mặt khác dễ cố định dây dẫn theo đường thẳng hơn.

+ Nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Hoạt động nhóm chuyên gia 4: Nhóm nghiên cứu về khái niệm và các tính chất của từ trường

+ Từ những kiến thức đã học về từ trường và kiến thức tìm hiểu được ở SGK lớp 11 các em đã trả lời rất tốt các câu hỏi của phiếu học tập.

+ Các em đã biết vận dụng kiến thức sử dụng kim nam châm để phát hiện từ trường trong không gian để trả lời câu hỏi chiếc hộp nào chứa nam châm, bằng cách dịch chuyển một kim nam châm lại gần một trong hai chiếc hộp, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng nam bắc ban đầu thì chiếc hộp đó có chứa nam châm.

- Hoạt động nhóm chuyên gia 5: Nhóm nghiên cứu về tương tác từ

+ Các em đã tiến hành thí nghiệm chứng tỏ được tương tác từ giữa hai nam châm, dòng điện tác dụng lên kim nam châm, do hạn chế về thiết bị thí nghiệm nên chúng tôi không tổ chức thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện thẳng. Từ kết quả của 2 thí nghiệm trên tôi đã gợi ý cho HS suy luận rằng dòng điện cũng có từ tính như nam châm và do đó giữa hai dòng điện thẳng dài phải có tương tác từ với nhau.

+ Đọc SGK và các em đã vẽ được hình minh họa tương tác giữa hai dòng điện cùng chiều, hai dòng điện ngược chiều.

+ Tuy nhiên các em còn lúng túng khi được hỏi có mấy loại tương tác từ, tôi đã gợi ý các em hãy phân loại tương tác từ dựa trên tên của đối tượng tương tác thì các em đưa ra được 3 loại tương tác từ: tương tác từ giữa hai nam châm, tương tác từ giữa hai dòng điện, tương tác từ giữa nam châm và dòng điện

+ Các em hoàn thành khá tốt các câu hỏi ở phiếu học tập. - Hoạt động nhóm chuyên gia 6: Nhóm nghiên cứu về nam châm

+ Từ những kiến thức đã học về nam châm và kiến thức tìm hiểu được ở SGK lớp 11 các em đã trả lời rất tốt các câu hỏi của phiếu học tập.

+ Khi trả lời câu hỏi thực tế phân biệt thanh sắt và thanh nam châm các em đã vận dụng tốt kiến thức về miền hút sắt mạnh nhất của nam châm, tôi gợi ý các em nên đặt tên thanh A và thanh B, sau khi thảo luận các em đề nghị phương án di chuyển một đầu của thanh A dọc theo chiều dài của thanh B, nếu thấy lực hút mạnh ở hai đầu thanh B và lực hút yếu ở giữa thanh B thì thanh B là một nam châm thẳng dài, còn thanh A là kim loại. Nếu lực hút như nhau khi

di chuyển dọc theo chiều dài thanh B thì nó là thanh kim loại còn thanh A là một nam châm.

Quá trình làm việc của các nhóm hợp tác

- Các TV từ các nhóm chuyên gia trở về các nhóm hợp tác, HS nhận PHT và làm việc theo nhóm. Các chuyên gia do đã tìm hiểu khá tốt và được sự góp ý, chỉnh sửa của GV nên các em nắm rõ vấn đề mình phụ trách, do đó dễ dàng hướng dẫn lại cho các thành viên còn lại hiểu vấn đề và hoàn thành phiếu học tập.

- Một số nhóm các TV đã đọc bài ở nhà và ghi ra các thắc mắc của mình nên các TV chỉ tập trung giải thích những thắc mắc đó mà không cần giảng lại tất cả. Tuy nhiên , cũng có nhóm có TV chưa đọc hết bài nên cần các TV khác giảng cho nhiều hơn. Một số HS không hoàn toàn đồng ý với cách giải thích của các bạn chuyên gia đã trao đổi cùng với GV, khi đó GV đã giải đáp những thắc mắc của các em.

- Do mỗi HS là một chuyên gia đã nắm rõ vấn đề mình nghiên cứu nên các nhóm hợp tác giải quyết khá nhanh chóng các vấn đề do PHT đặt ra.

- Các nhóm trưởng nộp lại PHT của nhóm và các nhóm chấm chéo cho nhau theo hướng dẫn và đáp án của GV.

Kết quả làm việc:

Bảng 3.1. Thống kê mức độ tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong học tập chủ đề “Từ trường”.

STT NỘI DUNG 11C5

SL %

1 Chuẩn bị bài ở nhà 36 100

2 Tham gia vào hoạt động của nhóm 36 100

3 Hoàn thành công việc mà nhóm giao cho 32 88,9

4 Đặt câu hỏi với nhóm, với GV và nhóm khác 26 72,2

5 Ghi chép và tìm hiểu những kiến thức mà bản thân chưa

hiểu, chưa nắm vững. 36 100

6 Vận dụng kiến thức để giải được các dạng bài tập mới, bài

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động nhóm của các nhóm hợp tác

LỚP NHÓM CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM

TỔNG XẾP LOẠI TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 11C5 1 1,7 2,3 1,6 2,0 0,5 8,1 Tốt 2 1,8 2,5 1,8 2,0 0,5 8,6 Tốt 3 1,6 2,0 1,6 1,8 0,5 7,5 Khá 4 1,5 2,0 1,5 1,5 0 6,5 Khá 5 1,6 2,3 1,7 1,8 0 7,4 Khá 6 1,8 2,6 1,9 2,0 1 9,3 Tốt Ghi chú:

- Nếu kết quả đạt được của nhóm: từ 8 đến 10 điểm : Tốt. - Nếu kết quả đạt được của nhóm: từ 6,5 đến dưới 8 điểm : Khá

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 118)