Đánh giá tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong hoạt động

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 137)

- Dựa trên các bảng thống kê kết quả hoạt động nhóm, và bảng thống kê mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo chúng ta đều nhận thấy: tất cả các HS đều có sự chuẩn bị ở nhà, tích cực tham gia vào hoạt động nhóm và đa số HS đều hoàn thành các nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó có không ít em trả lời khá tốt các câu hỏi, bài tập sáng tạo hay đề xuất các phương án thí nghiệm khả thi, do đó kết quả của nhóm đạt được đều thuộc loại khá , tốt không có nhóm trung bình hay yếu. Từ đó chúng tôi khẳng định tổ chức dạy học nhóm trong dạy học vật lí là góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.

Để làm rõ kết quả này chúng tôi còn căn cứ trên việc tìm hiểu những thay đổi về hành vi, thái độ của HS sau khi thực nghiệm thông qua phiếu điều tra những ý kiến của HS:

Thái độ của HS đối với việc tổ chức dạy học nhóm

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 để đánh giá thái độ của HS đối với việc tổ chức dạy học nhóm.

Bảng 3.11. Thái độ của HS khi tham gia giờ học có tổ chức học nhóm.

Em c ó thích được thầy (cô) tổ chức giờ học Vật lí có hoạt động nhóm hay Trước TN Sau TN SL % SL % A. Rất thích. 7/36 19,4 13/36 36,1 B. Thích. 9/36 25 16/36 44,4 C. Bình thường. 14/36 38,9 5/36 13,9 D. Không thích. 6/36 16,7 2/36 5,6 Nhận xét:

- Trước khi thực nghiệm, phần nhiều HS đón nhận giờ học giờ học có hoạt động hợp tác nhóm với tâm trạng bình thường như mọi giờ học khác (38,9%) thậm chí có những em không thích giờ học có hoạt động nhóm (16,7%), bởi các giờ học nhóm trước giờ các em được tham gia mang nặng tính hình thức, ít có cơ hội trao đổi với bạn cùng nhóm hay thể hiện bản thân mình.

- Sau khi tham gia học với các tiết học thực nghiệm, các em đã nhận thấy những hiệu quả của việc tổ chức dạy học nhóm mang lại cho bản thân mình và các em trở nên thích thú với các giờ học có hoạt động nhóm (Tổng lựa chọn A và B là 80,5%).

Tính tích cực, tự lực của HS

Ưu điểm của dạy học nhóm là mang lại hứng thú cho người học, tác động đến ý thức học tập của HS, chính điều này làm cho HS trở nên tích cực, tự lực hơn trong quá trình học tập, để đo mức độ thay đổi này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, 3 và 4 để đánh giá tính tích cực, tự lực và khả năng tự học của HS.

Bảng 3.12. Khả năng tự học của học sinh

Nội dung thăm dò

Số HS ĐTB Thời điểm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 2. Để học bài cũ, em tự soạn và học theo hệ thống dàn ý. 1 7 11 17 0,4 Trước TN 10 18 5 3 1,13 Sau TN

3. Để soạn bài mới, em đọc câu hỏi cuối bài trong SGK và ghi chú những điều chưa hiểu.

1 7 13 15 0,43 Trước TN 9 17 7 3 1,07 Sau TN 4. Em hoàn thành PHT bằng chính khả năng của mình. 6 11 11 8 0,79 Trước TN 15 14 4 3 1,28 Sau TN

Nhận xét: Qua kết quả bảng 3.12, ta thấy HS đã có ý thức tự giác hơn trong học tập và biết cách học sao cho có hiểu quả (câu 2 ĐTB lần 1 là 0,4 và ĐTB lần 2 là 1 , 1 3 ), HS đã biết tham khảo tài liệu ngoài SGK , biết ghi chép lại những gì chưa hiểu để chuẩn bị cho bài học mới (câu 3 ĐTB lần 1 là 0,43 và ĐTB lần 2 là 1,07). HS tự lực hơn trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập (câu 4 ĐTB lần 1 là 0,79 và ĐTB lần 2 là 1,28).

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)