Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 147)

Trên cơ sở phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra kết luận: - Nhìn chung việc tổ chức dạy học theo hình thức nhóm đã được soạn thảo là có tính khả thi, phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong quá trình hoạt động nhóm. Tuy nhiên, cũng cần có một số bổ sung, chỉnh sửa để tiến trình được hoàn thiện hơn.

- Các giờ học có tổ chức hoạt động nhóm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động , các em được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nhóm, các em tích cực, tự lực, sáng tạo hơn trong quá trình tìm tòi kiến thức cùng các bạn dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV, các em biết lắng nghe, biết cách tranh luận và đóng góp ý kiến cho TV khác trong nhóm, từ đó tạo cho các em có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển các kĩ năng hợp tác hiệu quả.

- Các kết quả thực nghiệm ở trên cho thấy việc tổ chức dạy học nhóm cho phép nâng cao chất lượng dạy và học vật lí, do đó có thể tiếp tục áp dụng trong thực tế dạy học ở một số chương, phần khác của chương trình vật lí THPT.

- Khi tổ chức dạy học nhóm đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều tâm huyết trong việc thiết kế các nhiệm vụ học tập, chọn lựa hình thức tổ chức phù hợp đối tượng dạy học và phải kiên trì áp dụng, HS phải tương tác tích cực, có ý thức tự lực, có như vậy mới đạt được những hiệu quả như mong muốn.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học nhóm nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tập.

- Nghiên cứu các HTTC DH theo nhóm, qui trình tổ chức dạy học theo nhóm, từ đó soạn thảo tiến trình dạy học nhóm một số kiến thức phần “Điện từ học” vật lí 11 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS như sau:

+ Chủ đề: “Từ trường”.

+ Chủ đề: “Lực từ. Cảm ứng từ”. + Chủ đề: “Lực Lo-ren-xơ”

+ Chủ đề: “Từ thông. Cảm ứng điện từ”

- Tiến hành tổ chức TNSP với các tiến trình đã soạn thảo trên lớp thực nghiệm. - Qua quan sát quá trình học nhóm, phân tích kết quả điều tra, điểm số bài kiểm tra 1 tiết, kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học theo nhóm có thể phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong học tập, khằng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, chứng tỏ các tiến trình đã soạn thảo là khả thi và có thể áp dụng. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo nhóm đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều công sức và thời gian cho việc thiết kế các nhiệm vụ học tập, cũng như soạn thảo các tiến trình dạy học sao cho phù hợp với kiến thức và đối tượng HS.

- Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chỉ mới nghiên cứu vận dụng một số HTTC DH theo nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “Điện từ học” trên một lớp thực nghiệm, để khẳng định hiệu quả của các HTTC DH theo nhóm trong dạy học vật lí mang tính khái quát và thuyết phục hơn, chúng tôi nghĩ rằng cần có những nghiên cứu ở những phần kiến thức khác của chương trình vật lí THPT, với phạm vi đối tượng và thời gian dài hơn.

Để việc tổ chức dạy học nhóm đạt hiệu quả chúng tôi có một số đề xuất sau: - Chương trình dạy học cần giảm bớt các kiến thức hàn lâm, lồng ghép các nội dung thực tế gắn liền với đời sống.

- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, không chỉ chú trọng việc lĩnh hội tri thức, mà còn phải đề ra được các tiêu chí đánh giá được kĩ năng hoạt động, năng lực

xã hội và thái độ học tập của HS thông qua các hoạt động cá nhân và nhóm.

- Đầu tư xây dựng phòng bộ môn có đủ trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình dạy học. Bàn, ghế có khả năng linh động và được bố trí phù hợp với việc tổ chức dạy học nhóm.

- Thiết kế tổ chức lớp học có sĩ số từ 30 – 35 HS / lớp để đảm bảo hoạt động nhóm tác động tích cực đến mọi TV trong nhóm. TV nào cũng có cơ hội tham gia hoạt động, rèn luyện các kĩ năng cần thiết và bộc lộ được tiềm năng của mỗi cá nhân, bên cạnh đó giúp GV dễ dàng theo dõi, quản lí và hỗ trợ cho các hoạt động nhóm một cách hiệu quả.

- GV cần mạnh dạng đổi mới và kiên trì áp dụng, sáng tạo trong việc tổ chức nhiều hoạt động nhóm đa dạng, hiệu quả, gây được hứng thú cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo Dục và Đào tạo- Vụ GV.

2. Trịnh văn Biều (7/2008), Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ thông, kỷ yếu hội thảo (khoa Hóa) về nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học,

ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

3. Lương Duyên Bình, Vũ Quang (2007), Vật lý 11 (SGK), Nxb Giáo dục.

4. Phạm Thế Dân (2007), Những cơ sở lí luận của dạy học hiện đại, Bài giảng chuyên đề sau đại học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

5. Ngô Thị Thu Dung (2001), “Mô hình tổ chức theo nhóm trong giờ học trên lớp”, Tạp chí giáo dục, số 3.

6. Ngô Thị Thu Dung (2002), “Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh”, Tạp chí giáo dục, số 46, tr 9-11.

7. Đàm Trung Đồn (2005), “Cần có những sách tham khảo gì cho học sinh phổ thông trung học”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (số 12).

8. Bùi Minh Đức (2004), “Nên quan niệm thế nào về PPDH tích cực”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 7).

9. Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 10,11,12,

Nxb Giáo Dục.

10. D. Halliday (1998), Cơ sở vật lý, Nxb Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.

12. Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

13. Tô Thị Hồng (2012), Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – Vật lí 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

16. Trần Thị Thanh Huyền (2010), Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 chương trình nâng cao ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục.

18. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục. 19. Trần Thị Thu Mai (2000), “Về phương pháp học tập nhóm”, Nghiên cứu giáo

dục, (số 12), tr 12 –13.

20. Robert J. Marzano- Debra J. Pickering- Jane E. Pollock (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục.

21. Hỉ A Mổi (2009), Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở trường THPT- phần hóa 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

22. Muraviep, A.V (1978), Dạy thế nào cho HS tự lực nắm kiến thức VL, Nxb Giáo dục. 23. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002), “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo

hình thức thảo luận nhóm”, Tạp chí Giáo dục, số 26, trang 18-20.

24. Phan Trọng Ngọ (2000), Tâm lý học họat động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

25. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP.

26. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG Hà Nội.

27. Vương Trí Nhàn (2003), “Tự học nên bắt đầu bằng một tâm thế như thế nào?”,

Tạp chí dạy và học ngày nay, (Số 3).

28. Đào Văn Phúc (1983), Tư tưởng vật lí và phương pháp vật lí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

29. Đoàn Thị Thanh Phương (2004), “Trao đổi về phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ”, Tạp chí Khoa học, (số 6), trường ĐHSP Hà Nội.

30. Tạ Tri Phương (2004), “Sử dụng bài tập vật lí có đặc trưng sáng tạo nhằm hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh”, Tạp chí giáo dục, (Số 79).

31. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2008), “Xây dựng nhóm hợp tác cho học sinh phổ thông”, Tạp chí Giáo dục,(số 190), tr 20 – 21.

32. Vũ Thị Sơn (2005), “Xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ”,Tạp chí Giáo dục, (số 119), tr 16 – 18 .

33. Nguyễn Trọng Sửu (2007), “Dạy học nhóm - phương pháp dạy học tích cực”,

Tạp chí giáo dục, số 171, tr 21- 23.

34. Lê văn Tạc (2004), “Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí Giáo dục, số 81 (3/2004), trang 23-25,33.

35. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông,Nxb ĐHSP Hà Nội.

36. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội. 37. Lê Thị Thanh Thảo (2005), Những cơ sở lí luận của dạy học hiện đại và việc vận

dụng vào thực tiễn dạy học vật lí ở trường phổ thông, Bài giảng chuyên đề sau đại học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

38. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy- tự học, Nxb Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng- phát triển trí tuệ năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý, Nxb Giáo dục.

40. Phạm Hữu Tòng (1999), Thiết kế dạy học vật lý, Nxb Giáo dục.

41. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học, Nxb Giáo dục. 42. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát

huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb ĐHSP Hà Nội. 43. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo Dục. 44. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, Nxb Thống Kê. 45. Phạm Viết Vượng (2002), “Biến chủ trương đổi mới phương pháp dạy học

thành hiện thực sinh động trong nhà trường”, Tạp chí giáo dục, (Số 25).

Websites

46. www.jigsaw.org. 47. www.na.gov.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

Họ và tên:……… Tuổi:……….. Số năm giảng dạy:……… Đơn vị công tác: Trường THPT……….. (Để nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học bộ môn vật lí nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn này, kính mong quý thầy (cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào lựa chọn của mình)

1/ Sự hiểu biết của thầy (cô) về phương pháp dạy học nhóm:

Chưa nghe Có nghe nhưng chưa rõ

Đã vận dụng nhưng chưa đạt hiệu quả Đã vận dụng và đạt hiệu quả

2/ Thầy (cô) thường tổ chức dạy học nhóm với số lượng HS/nhóm là:

 2 - 4 HS  5 -7 HS  8 – 10  Một tổ.

3/ Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động nhóm của thầy (cô):

Hình thức hoạt động Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi không

1. Các nhóm giải quyết nhiệm vụ giống nhau.

2. Hình thức nhóm chuyên gia.

3. Hoạt động nhóm ngoài lớp, rồi báo cáo kết quả trên lớp.

4. Tổ chức trò chơi giữa các nhóm. 5. Nhóm chia sẻ kết quả học tập.

4/ Những khó khăn thầy (cô) thường gặp khi tổ chức hoạt động nhóm:

STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ

NHIỀU ÍT KHÔNG

1 HS chưa có các kĩ năng làm việc nhóm

2 Không đánh giá chính xác được trình độ của từng HS

3 Thời lượng tiết học ngắn mà nội dung bài học nhiều

4 Một số HS ỷ lại không làm việc (hiện tượng ăn theo)

5 Có thể đi lệc hướng thảo luận do tác động của HS khá giỏi

6 Thiếu trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Sỉ số lớp học đông không phù hợp

8 Lớp học ồn ào, lộn xộn

9 Bàn ghế, cách bố trí phòng học không hợp lí

5/ Nhận xét của thầy (cô) về hiệu quả giáo dục của việc tổ chức hoạt động nhóm:

STT HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

MỨC ĐỘ NHIỀU TRUNG

BÌNH ÍT KHÔNG

1

Nâng cao tính tích cực, tự lực trong học tập.

2 Nâng cao động cơ học tập

3 Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm ở HS

4 Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích ở HS

5 Rèn luyên kĩ năng giải quyết vấn đề

6 Rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử

7 Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo ở HS

8 GV có cơ hội tận dụng ý kiến, kinh nghiệm của HS

9 Phù hợp với trình độ nhiều HS

6/ Thầy cô vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học nhóm ở phần “Điện từ học” lớp 11 ban cơ bản :

Thuận lợi: ... ... ... ... Khó khăn: ... ... ...

Chân thành cám ơn Quý Thầy (Cô).

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN HỌC SINH VỀ HỌC NHÓM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

Các em học sinh thân mến, để biết được những thuận lợi và khó khăn của các em trong quá trình học tập theo PPDH nhóm. Mong các em đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và có sự lựa chọn phù hợp nhất.

1. Em có thích được thầy (cô) tổ chức giờ học có hoạt động nhóm hay không?

A. Rất thích. B. Thích. C.Bình thường. D. Không thích.

Từ câu 2 đến câu 14, hãy đánh chéo vào ô “Mức độ” mà các em cho là phù hợp nhất:

A: Thường xuyên; B: Thỉnh thoảng; C: Hiếm khi; D: Không bao giờ.

STT NỘI DUNG THĂM DÒ MỨC ĐỘ

A B C D 2 Để học bài cũ, em tự soạn và học theo hệ thống dàn ý.

3 Để soạn bài mới, em đọc câu hỏi cuối bài trong SGK và ghi chú những điều chưa hiểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Em hoàn thành phiếu học tập bằng chính khả năng của mình.

Trong quá trình tham gia hoạt động thảo luận nhóm 5

Em cảm thấy tự tin khi trình bày một vấn đề trước một nhóm nhỏ các bạn học.

6 Em tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể lớp.

7 Em sẵn sàng đề xuất ý kiến của mình.

8 Em cảm thấy tự tin khi góp ý cho bạn.

9

Khi bạn có ý kiến trái với suy nghĩ của em, đợi bạn nói xong rồi em mới đưa ý kiến.

10 Khi đã nắm rõ vấn đề, em sẽ nhanh chóng kết luận, không tham khảo ý kiến của các bạn.

12 Khi bạn trình bày vấn đề mà em chưa hiểu, em sẽ hỏi lại.

13 Khi bạn trong nhóm chưa hiểu vấn đề, em sẵn sàng giải thích lại.

14 Em luôn có cơ hội thể hiện khả năng của mình và luôn học hỏi được nhiều điều ở các bạn.

15. Khi nhóm được giao một nhiệm vụ khó, là nhóm trưởng em sẽ

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 147)