Phát huy tính sáng tạo của HS trong học tập

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 27)

Sáng tạo là hoạt động tạo ra những cái mới chưa từng có trong tự nhiên hay trong xã hội. Cái mới này phải mạng lại lợi ích và hiệu quả cho con người. Như vậy, kết quả của sự sáng tạo là cái mới chỉ có hiệu quả khi nó gắn liền với tính ích lợi.

Trong dạy học, sáng tạo được phân biệt thành hai cấp độ: sáng tạo cái mới đối với bản thân và sáng tạo cái mới đối với nhân loại. Trong quá trình học tập vật lí của HS, hoạt động sáng tạo chủ yếu là sáng tạo cái mới đối với đối với bản thân, chứ không phải là sáng tạo đối với nhân loại. Quá trình học tập của HS dần dần đi tìm kiếm xây dựng cho bản thân họ những tri thức, kinh nghiệm mà nhân loại đã xây dựng và sáng tạo trước đó [15], [30], [42].

1.4.2. Những biểu hiện của tính sáng tạo trong học tập của HS

- Có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng cũ sang tình huống mới. Tri thức cũ càng ít liên hệ với tình huống mới thì mức độ sáng tạo càng cao.

- Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.

- Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng và mối quan hệ giữa chúng. - Kỹ năng nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán.

- Kỹ năng biết phối hợp các phương thức giải quyết vấn đề đã biết thành một phương thức mới.

- Kỹ năng sáng tạo một phương thức giải độc đáo.

- Biết kiểm tra, đánh giá hiệu quả cách giải quyết vấn đề của bản thân và người khác.

- Biết điều chỉnh các phương án giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, phù hợp với thực tiễn [15], [30], [42].

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong học tập của HS

Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập

Tích cực, chủ động, tự giác là các yếu tố cần thiết để tiếp nhận phương thức hành động, nắm vững phương thức hành động là cơ sở để tư duy độc lập. Vì vậy, dạy học nếu không phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của người học thì không thể giúp HS phát triển tư duy.

Tư duy độc lập là cơ sở để rèn luyện tư duy phê phán

Tư duy độc lập có được nhờ tìm ra phương thức giải quyết các vấn đề vì thế tư duy độc lập là cơ sở của óc phê phán, đánh giá.

Tư duy độc lập, tư duy phê phán là điều kiện cần không thể thiếu và là mầm mống của sự sáng tạo

Sáng tạo thường chỉ liên quan tới tư duy tích cực chủ động, tư duy độc lập, tư duy phê phán. Người có trí sáng tạo thường không suy nghĩ theo lề lối chung, không bị ràng buộc bởi những quy tắc hành động cứng nhắc đã được học. Dạy học có thể và cần phải phát huy óc sáng tạo của mỗi người tùy vào tiềm năng của cá nhân và sự phát triển tư duy qua hoạt động học tập của HS [42].

1.4.4. Một số biện pháp phát huy tính sáng tạo của HS trong dạy học vật lí

- Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới: Tổ chức quá trình nhận thức vật lí theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho HS trên con đường hoạt động nhận thức biết được: chỗ nào có thể suy nghĩ dựa trên những hiểu biết đã

có, chỗ nào phải đưa ra kiến thức mới, giải pháp mới. Việc tập trung trí lực vào chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả, rèn luyện cho tư duy trực giác biện chứng nhạy bén phong phú.

- Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết:

Dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Việc xây dựng giả thuyết dựa trên sự khái quát hóa những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính.

Trong giai đoạn đầu của hoạt động nhận thức vật lí của HS có thể có các cách dự đoán sau đây:

+ Dựa vào liên tưởng tới một kinh nghiệm đã có. + Dựa trên sự tương tự.

+ Dựa trên sự xuất hiện đồng thời giữa hai hiện tượng mà dự đoán giữa chúng có quan hệ nhân quả.

+ Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tượng luôn luôn biến đổi đồng thời, cùng tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân quả giữa chúng.

+ Dựa trên sự thuận nghịch thường thấy của nhiều quá trình.

+ Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của một kiến thức đã biết sang một lĩnh vực khác.

- Lập luận đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán: Từ một dự đoán mô hình giả thuyết, ta phải suy ra được một hệ quả có thể quan sát được trong thực tế, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra bằng suy luận có phù hợp với thí nghiệm không.

Vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo ở đây là đề xuất được phương án kiểm tra hệ quả đã rút ra được. Để có thể đề ra được một phương án thí nghiệm kiểm tra, không những phải huy động những kiến thức vật lí đã có mà còn cả những kinh nghiệm đã có trong đời sống hằng ngày hay những môn học khác [42].

1.5. Tổ chức HS học tập theo nhóm và sự phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.1 .Khái niệm nhóm và dạy học theo nhóm

Theo Đại từ điển Tiếng Việt : nhóm là “tập hợp các cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định”. Hiểu theo cách trên nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân.

- Dạy học theo nhóm (hay còn gọi là dạy học nhóm) là hình thức tổ chức dạy học mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ giao tiếp: giữa các HS với nhau, giữa GV với từng HS.

- Hoạt động nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới.

- Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng và PP học tập, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác [21].

1.5.2. Cơ sở lí luận của dạy học theo nhóm

1.5.2.1. Thuyết học tập mang tính xã hội: Làm việc đồng đội

Thuyết này có tư tưởng chính là khi các cá nhân làm việc cùng nhau và hướng tới một mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn. Từ đó sẽ giúp nhóm và giúp chính cá nhân trong nhóm đạt đến thành công. Để cùng thành công, nhóm thường tìm cách giúp đỡ những thanh viên đặc biệt, mọi người đều có xu hướng vươn tới sự thống nhất và coi trọng thành viên của nhóm mình. Thuyết này đã được nhiều nhà giáo dục học trên thế giới áp dụng thực nghiệm trong các nhà trường. Các thực nghiệm chứng tỏ các mô hình học tập xây dựng trên thuyết học tập mang tính xã hội mang lại kết quả vượt hẳn các cách học truyền thống [5], [6], [34].

1.5.2.2. Thuyết khoa học nhận thức mới: dạy lẫn nhau

Phương pháp này được Palincsar Brown xây dựng và phát triển. Theo phương pháp này, HS và GV thay nhau đóng vai trò người dạy sau khi cùng nghiên cứu tài liệu học tập, GV làm mẫu đưa ra các cách thức, nêu ra các vấn đề, đặt ra các câu

hỏi, cách phân tích làm sáng tỏ vấn đề … HS học cách làm của GV và áp dụng vào nhóm học tập của mình. Các thành viên khác trong nhóm tham gia vào thảo luận bằng cách nêu ra các câu hỏi, câu trả lời cho các câu hỏi đó, bình luận, tìm kiếm những từ ngữ chính xác, thích hợp, khái quát và rút ra những kết luận. Vai trò của các TV được luân phiên thay đổi [34] .

1.5.2.3. Thuyết Vygotsky: Sự hợp tác tập thể

Vygotsky cho rằng: mọi chức năng tâm lí cao cấp đều có nguồn gốc xã hội và xuất hiện trước hết ở cấp độ liên cá nhân, trước khi được chuyển vào trong và tồn tại ở cấp độ nội cá nhân. “Trong sự phát triển của trẻ, mọi chức năng tâm lí cao cấp đều xuất hiện hai lần: lần thứ nhất như một hoạt động tập thể, một hoạt động xã hội nghĩa là như một chức năng liên tâm lí; lần thứ hai như một hoạt động cá nhân, như một chức năng tâm lí bên trong”.

Vygotsky đã đưa ra khái niệm và xây dựng lí thuyết về vùng phát triển gần. Dạy học chỉ có kết quả đối với việc thúc đẩy sự phát triển gần của HS. Phải làm sao kích thích và làm thức tỉnh quá trình chuyển hoá các hoạt động bên trong của đứa trẻ. Các quá trình hướng vào trong sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân trẻ. “Điều trẻ em cùng với nhau hôm nay, chúng sẽ tự làm được vào ngày mai” [34] .

1.5.2.4. Thuyết Piaget: Sự giải quyết mâu thuẫn

Theo Piaget, để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, GV đưa trẻ vào những tình huống làm xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn với nhau. GV sắp đặt những HS có quan điểm đối lập nhau về cách giải quyết vấn đề thành một nhóm và yêu cầu từng cặp này hoạt động cùng nhau cho đến khi nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học.

Sau khi các em thống nhất GV kiểm tra từng em và luôn thấy rằng những em lúc đầu còn kém cỏi về một vấn đề nào đó thì bây giờ có thể tự mình giải quyết một cách đúng đắn, không khác với cách giải quyết của bạn mình. Với quan điểm sự giải quyết mâu thuẫn, HS còn có cơ hội học cách giải quyết đúng đắn một vấn đề, thông qua việc chứng kiến cách lập luận của bạn và suy nghĩ của mình, HS học cách tìm ra những nguyên nhân của sự mâu thuẫn, từ đó tìm ra được phong cách tự học có tác dụng phát triển tư duy độc lập, sáng tạo [33], [36].

1.5.2.5. Thuyết kiến tạo

Theo thuyết kiến tạo, hoạt động học là quá trình người học tự kiến tạo tri thức cho chính mình, chứ không phải do GV mang sẵn lời giải đến cho HS. Mặt khác hoạt động học tập cũng là quá trình mang tính xã hội, văn hoá, và liên nhân cách nên việc tổ chức hoạt động dạy và học phải làm sao huy động được không chỉ phương pháp nhận thức - học tập mà cả cách thức giao tiếp, hợp tác vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Người ta dự đoán trong tương lai, lí thuyết kiến tạo sẽ là một trong bốn yếu tố chi phối giáo dục thế giới, đó là: tư duy phê phán và sáng tạo (Creative and crifical thinhking); học tập hợp tác (Cooperative learning); Lí thuyết kiến tạo (Constructivism); và học tập dựa trên cơ sở máy tính (Computer basing learning).

Từ các tiền đề trên cho thấy, để học có hiệu quả, không chỉ huy động các tác nhân nhận thức - học tập mà cần huy động các tác nhân văn hoá, xã hội vào quá trình học tập của HS. Để tổ chức hoạt động học, không chỉ sử dụng các phương pháp nhận thức - học tập mà cần phối hợp với các phương pháp giao tiếp, hợp tác trong một môi trường xã hội thu nhỏ nhằm giúp HS giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả hơn. HS không chỉ được hình thành các tri thức và phẩm chất trí tuệ mà còn cần có bản lĩnh giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội thu nhỏ. Sau này HS sẽ có khả năng thích ứng nhanh với các hoạt động thực tiễn trong xã hội [5] .

1.5.3. Các đặc trưng của dạy học theo nhóm và các nguyên tắc hoạt động nhóm

Qua khái niệm về dạy học theo nhóm, ta thấy có các đặc điểm như: các cá nhân trong nhóm đều có mục đích chung trên cơ sở đều có lợi; mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm phải được bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau; các cá nhân phải có trách nhiệm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm kiến thức cho nhau để đạt được kết quả cuối cùng.

Theo Johnson D.W và Johnson R.T tổng kết và xác định để tổ chức dạy học theo nhóm thành công thì phải bảo đảm 5 nguyên tắc là:

- Sự phụ thuộc tích cực. - Tương tác trực tiếp. - Trách nhiệm cá nhân.

- Kĩ năng hoạt động hợp tác nhóm.

- Nhận xét – rút kinh nghiệm và điều chỉnh nhóm.

Nguyên tắc 1: Phụ thuộc tích cực (positive interdependence).

GV phải làm cho HS nhận thức được cả nhóm sẽ cùng thành công hoặc là cùng thất bại, sự thành công của nhóm chỉ đạt được khi tất cả mọi thành viên đều thành công. Vì vậy mỗi TV trong nhóm phải tự nỗ lực, gắn kết giúp đỡ nhau. Trong phạm vi tình huống học tập, một HS có hai trách nhiệm: 1) tìm hiểu các tài liệu được giao – phần nhiệm vụ cá nhân, 2) đảm bảo rằng tất cả các TV của nhóm phải hiểu được nội dung mà mình đảm nhận – phần hợp tác. Có một số biện pháp để nâng cao tính phụ thuộc tích cực của HS với nhau:

- Tạo sự phụ thuộc về mục đích – sản phẩm chung, cả nhóm chỉ có một phiếu bài tập, các công việc chỉ là một trách nhiệm trọn vẹn, một TV ăn điểm thay cho cả nhóm, mỗi TV thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

- Sự phụ thuộc về phần thưởng – cho điểm chung nhóm, điểm cá nhân cộng với phần thưởng của nhóm, khen thưởng cả nhóm, khen thưởng bằng hiện vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự phụ thuộc về nguồn học tập – hạn chế mỗi nhóm một bộ tài liệu, mỗi TV có nguồn tài liệu cần thiết khác nhau.

- Sự phụ thuộc về vai trò – người ghi chép, người hỏi, người động viên, người quan sát, và đặc biệt một số trường hợp không có thủ lĩnh nhóm.

- Sự phụ thuộc về môi trường – tổ chức không gian thảo luận nhóm sao cho nâng cao sự hợp tác và phụ thuộc, ví dụ cho mỗi nhóm một khu vực làm việc riêng [16].

Nguyên tắc 2: tương tác tích cực, trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm (Face – to – Face promotive Interaction).

HS phải thực sự làm việc cùng nhau, họ sẽ cùng thành công khi biết chia sẻ tài liệu, kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ, khuyến khích nhau, cùng nỗ lực, cùng kiểm tra lẫn nhau, cùng thảo luận nội dung bài học… Việc tương tác trực tiếp sẽ có tác động tốt đối với HS như: tăng động cơ học tập, gây hứng thú tìm hiểu, kích thích sự giao tiếp, sự chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó các kĩ năng sống sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

- Sử dụng nhóm nhỏ, từ 2 – 4 HS.

- Tổ chức vị trí cho các TV ngồi kề nhau hay đối diện nhau.

- Sử dụng tên gọi của từng người và giao tiếp bằng ánh mắt với nhau khi làm việc. - Hiểu biết những cử chỉ không lời thích hợp với tình huống xảy ra.

- Khích lệ HS đặt câu hỏi lẫn nhau.

- GV dạy cho HS những kĩ năng xã hội và hợp tác thích hợp khi cần thiết, ứng với quan hệ và hoạt động cụ thể của nhóm hợp tác [16].

Nguyên tắc 3: Trách nhiệm cá nhân (Individual accountability).

Nhóm hợp tác được tổ chức và cấu trúc sao cho bảo đảm cá nhân có trách nhiệm với hoạt động của cả nhóm, không trốn tránh công việc, mọi người đều phải tìm hiểu, đóng góp kiến thức của cá nhân vào trong việc giải quyết vấn đề của cả nhóm. Mỗi TV trong nhóm được phân công thực hiện một vai trò nhất định và vai

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh bằng việc tổ chức dạy học nhóm trong dạy học một số kiến thức phần “điện từ học” vật lí 11 thpt (Trang 27)