a. Về tổ chức bộ máy kế toán:
Có thể nói, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tổ chức quản lý cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, giúp phản ánh đầy đủ nội dung cần hạch toán, phục vụ cho nhu cầu cung cấp thông tin của ban quản trị công ty.
Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành kế toán riêng nhờ vậy mà công việc kế toán không bị chồng chéo, đảm bảo giám sát chặt chẽ từng phần hành kế toán. Cùng với đó là sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng góp phần làm cho công tác kế toán có sự nhất trí chung, đem lại hiệu quả cao nhất khi thực hiện.
b. Về tình hình vận dụng chế độ kế toán:
Trong quá trình vận dụng chế độ kế toán, công ty luôn thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ Tài Chính quy định, cụ thể là:
- Về tổ chức vận dụng chứng từ:
Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Hệ thống chứng từ này rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, đảm bảo ghi nhận kịp thời, đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nội dung ghi trên chứng từ.
Quy trình lập, luân chuyển, bảo quản và kiểm tra chứng từ được ccong ty thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo trình tự quy định thống nhất.
- Về hệ thống tài khoản:
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài Chính ban hành, trong đó quy định về hệ thống tài khoản chung dành cho các doanh nghiệp là cơ sở để công ty xây dựng hệ thống tài khoản của riêng mình. Ngoài ra, công ty còn mở
các tài khoản chi tiết không chỉ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công tác quản lý và công tác kế toán.
- Về hệ thống sổ sách:
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ, hình thức này thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy mà công ty đã đưa vào sử dụng, tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
c. Về hạch toán chi phí:
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng là hoàn toàn hợp lý, là cơ sở cho việc sử dụng hiệu quả cũng như quản lý vật tư trong công ty, tránh lãng phí, đồng thời tính được mức chi phí nguyên vật liệu tiêu hao cho mỗi sản phẩm chính xác, sát với thực tế.
- Công ty đã tăng cường quản lý chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là nguyên vật liệu trực tiếp. Điều này thể hiện qua kế hoạch mua nguyên vật liệu của công ty. Trước đây, công ty mua clinker, thạch cao, phụ gia khá sớm, việc bảo quản chiếm nhiều diện tích, dễ bị hao hụt làm tăng chi phí bảo quản, chi phí thuê kho bãi. Nhưng hiện nay, việc mua nguyên vật liệu đã có kế hoạch cụ thể nhằm bảo đảm cho sản xuất, không bị ứ đọng vốn, góp phần tiết kiệm chi phí.
- Do tính quan trọng của nguyên vật liệu trực tiếp, chiếm tỷ trọng cao nhất trong công tác tính giá thành sản phẩm nên công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng được tiến hành khá chặt chẽ. Cụ thể, công ty đã thiết kế mã danh mục của từng loại nguyên vật liệu giúo cho việc theo dõi chi tiết từng nguyên vật liệu đảm bảo sự hợp lý trong công tác tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, là cơ sở cho việc tính giá thành.
- Vật liệu đựoc đánh giá theo giá thực tế, không sử dụng giá hạch toán để ghi chép tình hình nhập xuất tồn. Cách đánh giá này có ưu điểm làm giảm bớt khối lượng ghi chép trong công tác kế toán, tại một điểm bất kì có thể xác định được khối lượng tồn kho thực tế mỗi loại vật tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin, lập kế hoạch thu mua, dự trữ vật tư.
- Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của công ty áp dụng theo phương pháp thẻ song song còn kế toán hàng tồn kho áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó, tình hình biến động nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu được theo dõi liên tục, việc đối chiếu, kiểm tra cũng dễ dàng hơn. Từ đó, góp phần quản lý vật tư chặt chẽ tiến đến giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Chi phí nhân công trực tiếp của công ty là lương và các khoản trích theo lương được định toán, phân bổ và ghi chép theo đúng chế độ quy định và phù hợp với đặc điểm của công ty. Ngoài ra, công ty còn quan tâm với lợi ích của ngoài lao động với việc hỗ trợ tiền chi phí độc hại và tiền cơm ca, đảm bảo cho công nhân viên luôn thoải mái, có sức khỏe nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Cuối tháng nhân viên phân xưởng kịp thời chuyển bảng chấm công cho phòng kế toán để thực hiện công tác tính lương kịp thời.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty đảm bảo tính công bằng, hợp lý, khuyến khích tăng năng suất lao động, đảm bảo gắn thu nhập với hiệu quả hoạt động của công nhân. Điều này chứng tỏ, công ty sử dụng tiền lương như một công cụ hữu ích góp phần nâng cao tinh thần làm việc, ý thức lao động, phát huy được tính sáng tạo trong sản xuất của công nhân viên, đồng thời làm tăng thêm sự gắn bó của công nhân đối với công ty.
- Việc áp dụng hình thức trả lương phù hợp với từng đối tượng lao động đã góp phần quan trọng trong việc huy động và sử dụng hiệu quả lao động. Từ đó, tiết kiệm hợp lý về lao động sống trong chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
* Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của công ty phát sinh nhiều nhưng nhìn chung đã được tập hợp khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty.
* Về việc tính giá thành:
chọn kỳ kế toán là từng tháng. Nhờ vậy mà những thông tin cần thiết được cung cấp kịp thời, tạo điều kiện cho công ty có khả năng thích ứng nhanh với những biến động thị trường trong giá thành sản phẩm từ đó có những quyết định hợp lý và kịp thời. Bên cạnh đó, việc tính giá thành theo tháng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra chi phí sản xuất, tìm ra những nguyên nhân gây lãng phí chi phí sản xuất, nguyên nhân gây ra sự biến động trong giá thành giúp ban lãnh đạo công ty nắm được tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho là hoàn toàn hợp lý. Vì mỗi loại sản phẩm xi măng sẽ có tính chất khác nhau, phục vụ cho những công trình xây dựng khác nhau thì chi phí bỏ ra cho các loại sản phẩm là khác nhau.
Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành phân bước không tính bán thành phẩm là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Vì theo đặc thù của ngành xi măng thì xi măng bột khi sản xuất xong một phần sẽ bán trực tiếp phục vụ cho các công trình lớn, nhưng đa số là đóng bao để bán nên phát sinh thêm chi phí đóng bao ở bước 2. Vì vậy, việc tính giá thành theo phương pháp phân bước là hợp lý. Mặt khác, đối với ngành xi măng thì clinker là bán thành phẩm đối với những công ty có khả năng sản xuất ra, đó cũng chính là nguyên vật liệu chính đầu vào để sản xuất xi măng. Nhưng đối với công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân thì nguyên vật liệu chính clinker công ty không tự sản xuất ra mà mua từ bên ngoài nên công ty tính giá thành không tính bán thành phẩm.