Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng hải vân (Trang 50)

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty, nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Giám đốc công ty: Có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp đến các đơn vị chức năng. Chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác đề bạc và tuyển dụng lao động, công tác tài chính.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, tổ chức toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, tổ chức nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

- Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý vốn, bảo toàn vốn trong sản xuất kinh doanh, chỉ đạo và theo dõi công tác cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, công tác tiêu thụ sản phẩm.

- Phòng kế hoạch- cung ứng: Giúp giám đốc toàn bộ công tác mua và nhập NVL theo kế hoạch, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức cung ứng và giao toàn bộ vật tư, phụ tùng cho sản xuất. Giúp giám đốc tập hợp, cân đối, xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty theo từng tháng, quý, năm.

- Phòng tiêu thụ: Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu. Chủ động giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các

thư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nước ngoài trong quá trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của Công ty.

- Phòng kế toán – tài chính – thống kê: Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, xác định kết quả tài chính, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, tham mưu cho Giám đốc quản lý chặt chẽ tài chính công ty.

- Phòng tổ chức – lao động: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức lao động, tiền lương, xây dựng các phương án bố trí, đào tạo đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn, có năng lực điều hành. Thực hiện các chính sách đối với người lao động theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước quy định.

- Phòng hành chính – quản trị: Giúp giám đốc trong công tác đối ngoại, tổ chức lễ tân, tiếp khách, công tác văn thư lưu trữ, công tác về bảo vệ tài sản, công tác y tế.

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc kỹ thuật về mọi mặt trong công tác kỹ thuật bảo quản và sửa chữa thiết bị, quản lý các quy trình công nghệ, nghiên cứu, giải quyết các khó khăn, vướn mắt về kỹ thuật trong quá trình sửa chữa và khai thác thiết bị.

- Phòng KCS: Giúp giám đốc quản lý về mặt chất lượng sản phẩm, thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận cho lô hàng. Kiểm tra đầu vào của vật tư, nguyên liệu cho từng lô hàng để đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ tốt cho sản phẩm.

- Phòng công nghệ thông tin: Quản lý, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị. Tổ chức thiết kế, lắp đặt các thiết bị công nghệ thông tin cho công ty.

-Phân xưởng 1 và phân xưởng 2: Tổ chức thực hiện sản xuất xi măng theo sản lượng được giao, đảm bảo sản xuất đúng chất lượng và an toàn lao động, đồng thời sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng hải vân (Trang 50)