- Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí chế biến khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
- Áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định.
- Ưu điểm : công việc tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao do chỉ tính chi phí NVL chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu trực tiếp.
- Phương pháp tính:
1.5.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Phương pháp này căn cứ vào mức độ hoàn thành thực tế và khối lượng sản phẩm dở dang. Dựa vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành ta tiến hành quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có khối lượng sẩn phẩm dở dang biến động lớn và có sự biến động giữa các kỳ. Chi phí nguyên vật liệu không chiếm tỷ trọng cao trong giá thành.
- Ưu điểm : nó đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cũng như các chỉ tiêu tính toán liên quan như: giá thành sản phẩm, giá vốn hàng bán, thành phẩm. CPSXDD cuối kì CPSXDD đầu kì Chi phí NVLC phát sinh trong kì Số lượng SPHT + Số lượng SPDD Số lượng = + x
- Nhược Điểm : khối lượng tính toán nhiều, xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang mang nặng tính chủ quan và công việc phức tạp
- Phương pháp tính
+ Khối lượng SPDD được quy đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương(SPHTTĐ).
Số lượng SPHTTĐ = Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành(%)
+ Chi phí nguyên vật liệu chính cho SPDD được chia làm hai trường hợp: Trường hợp 1: Chi phí nguyên vật liệu được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất.
Trường hợp 2: Chi phí nguyên vật liệu bỏ từ từ trong quá trình sản xuất
+ Chi phí chế biến:
Giá trị SPDD cuối kì= CP NVL tính cho SPDD + CP chế biến SPDD