Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng hải vân (Trang 46)

Đầu năm 1990 thực hiện chiến lược phát triển của Bộ xây dựng tại khu vực Miền Trung nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng cho việc xây dựng các công trình tổng điểm của đất nước, Tổng công ty xi măng Việt Nam cùng với Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng nay là TP Đà Nẵng cùng liên doanh thành lập Xí nghiệp Liên doanh xi măng Hoàng Thạch Hải Phòng và giao cho 3 đơn vị đầu tư cụ thể là Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch – Hải Hưng, Nhà máy xi măng Đà nẵng, Xí nghiệp vật tư kỹ thuật và tiêu thụ xi măng Hà Nội cùng góp vốn xây dựng.

Xí nghiệp liên doanh Hoàng Thạch đã nghiệm thu với tổng kinh phí đầu tư là 3.941.035.819 đồng và bàn giao đưa vào hoạt động sản xuất từ năm 1991. Xí nghiệp có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu xi măng cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sau một thời gian Xí nghiệp đã đạt được những thành công đáng kể, đặc biệt đến năm 1993 Xí nghiệp sản xuất đạt 100% công suất thiết kế, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng đã được thu hồi.

Đến tháng 9/1994 nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tập trung đầu mối cho Tỉnh QNĐN phát triển ngành xi măng để đáp ứng nhu cầu xây dựng của đất nước nói chung và Miền Trung nói riêng, Bộ trưởng bộ xây dựng đã ký quyết định số 390/QĐ – BXD ngày 19/04/1994 về việc chuyển nhượng xí nghiệp liên doanh xi măng Hoàng Thạch cho Tỉnh QNĐN và đổi tên thành công ty xi măng Vicem Hải Vân. Và đến năm 2001 công ty xi măng Hải Vân được bàn giao cho Tổng công ty xi măng Việt Nam theo QĐ số 163/QĐ-BXD ngày 05/02/2001.

Trước đây khi còn là Xí nghiệp liên doanh xi măng Hoàng Thạch phải vận chuyển clinker từ nhà máy xi măng Hoàng Thạch vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhưng về sau để chủ động trong quá trình sản xuất công ty đã nhập khẩu clinker từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ đó mà chất lượng xi măng ngày càng được nâng cao.

Chuyển sang cơ chế thị trường không ít các doanh nghiệp nhà nước đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính và có thể bị phá sản nhưng Công ty vẫn tồn tại và đứng vững. Điều đó thể hiện sự trưởng thành và phát triển của Công ty. Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn nghiên cứu và cải tiến máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Đồng thời không ngừng nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với những nỗ lực và cố gắng của mình Công ty đã có được uy tín rất lớn đối với khách hàng trên thị trường Miền Trung và Tây Nguyên.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của đất nước, công ty đã mạnh dạn vay vốn của nước ngoài để xây dựng nhà máy có công suất thiết kế 520.000 tấn/năm, giá trị đầu tư 30 triệu USD bao gồm cảng chuyên dùng. Thời gian xây dựng từ tháng 7/1995 đến tháng 8/1998 được đưa vào sử dụng. Sức mạnh của dự án mới là có được một dây chuyền công nghệ cao, tự động hóa hoàn toàn theo hình thức chuyển giao công nghệ từ một hãng hàng đầu thế giới về chế tạo và sản xuất xi măng.

Với những thành quả trong lĩnh vực khoa học công nghệ cùng với những cơ sở vật chất mà công ty xây dựng được trong quá trình hình thành và phát triển làm nền tảng cho công ty đạt được những kết quả cao trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng hải vân (Trang 46)