Quyền kiểm soát các giao dịch tư lợ i

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 36)

5. Bố cục của đề t ài

2.1.6.Quyền kiểm soát các giao dịch tư lợ i

Để bảo vệ quyền cho cổ đông thiểu số cần kiểm soát các giao dịch tư lợi, họ

không thể trực tiếp kiểm soát các giao dịch tư lợi giữa công ty với người quản lý hay các đối tượng liên quan khác và các giao dịch này sẽ gây tổn thất tài sản cho công ty, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông thiểu số.

27

Điểm g Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005

28

Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005 và điều 37 Luật Phá sản 2004

29

Giao dịch tư lợi có thể hiểu một cách cơ bản là những giao dịch được thiết

lập bởi người quản lý, điều hành công ty nhân danh công ty mà chủ yếu là với

những người liên quan và các khách hàng của công ty nhằm mục đích trục lợi

cho bản thân những người quản lý, gây tổn thất về tài sản, uy tín cho công ty. Về mặt bản chất, những giao dịch này xâm hại đến tài sản của công ty, cũng đồng nghĩa với khả năng xâm hại đến quyền lợi của các cổ đông trong công ty, mà đặc biệt là quyền lợi của cổ đông thiểu số. Theo quy định pháp luật Việt

Nam hiện hành đã tạo ra các cơ sở pháp lý quan trọng để hạn chế khả năng thực

hiện các giao dịch tư lợi của các cổ đông lớn, gây thiệt hại cho công ty và cũng

là thiệt hại cho cổ đông thiểu số, thông qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của

các cổ đông cũng như cổ đông thiểu số, nhưng họ có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp nhất định30, còn đối với các giao dịch tư lợi thì cơ chế pháp lý lại không rõ ràng.

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hợp đồng giao dịch giữa công ty và các đối tượng liên quan phải được công khai và được chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị:

“ - Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 118 của Luật Doanh nghiệp và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” 31

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể các hợp đồng, giao dịch có

giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp được ghi trong

báo cáo tài chính gần nhất phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua, còn đối

với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng

quản trị 32. Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định rõ ràng về thẩm quyền của Đại

hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị trong việc xem xét thông qua các hợp đồng, giao dịch có khả năng tư lợi.

Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm

quyền của đồng quản trị trong việc xem xét thông qua thì dự thảo hợp đồng

30

Điều 107 Luật Doanh nghiệp 2005

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005

32

hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị, nêm yết tại trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty. Các hợp đồng,

giao dịch bị vô hiệu và bị xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết

hoặc thực hiện mà chưa có sự chấp thuận của theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa có sự chấp thuận của theo quy định của

pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa có sự chấp thuận của Đại

hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị theo quy định và khi đó người đại diện

theo pháp luật của công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), cổ đông có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho

công ty các khoản thu được từ hợp đồng, giao dịch đó.

Các cổ đông thiểu số là những người không có khả năng kiểm soát công ty,

họ thực sự không thể trực tiếp kiểm soát được các giao dịch tư lợi của người

quản lý và với số vốn ít ỏi của mình, thì thiệt hại tài sản của công ty xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của họ.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 36)