Đối với quyền tiếp cận, kiểm soát thông tin của công ty

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 55)

5. Bố cục của đề t ài

3.1.2. Đối với quyền tiếp cận, kiểm soát thông tin của công ty

Về mặt nguyên tắc, với tư cách là người đồng sở hữu công ty, cổ đông thiểu

số có quyền tiếp cận với toàn bộ các thông tin về công ty để đảm bảo cao nhất quyền sở hữu tối thượng của họ. Tuy nhiên, với mong muốn thâu tóm công ty,

những cổ đông lớn luôn tìm cách che dấu thông tin, để sử dụng cho mục đích tư

lợi riêng mà bỏ mặc quyền lợi của cổ đông thiểu số. Xuất phát từ thực tế đáng buồn đó, pháp luật đã đặt ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số, bao gồm các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin trong công ty cổ phần và quyền được trích lục văn bản, tài liệu của công ty cổ

phần.

Trong công ty cổ phần, cổ đông thiểu số luôn bị hạn chế về quyền lợi của mình. Trong đó, phổ biến là quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông hoặc nếu có tham dự thì họ cũng chỉ có mặt để đáp ứng đủ các điều kiện cho cuộc họp và các quyết định của Đại hội đồng cổ đông được trở nên hợp lệ, còn quyền quyết

định trong công ty luôn là quyền năng của các cổ đông lớn. Chính vì không có

khả năng tham gia vào các quyết định của công ty nên sự minh bạch thông tin

của doanh nghiệp được xem là rất cần thiết đối với cổ đông thiểu số, để thông

qua đó họ có thể biết được tình hình hoạt động cụ thể của công ty. Vì vậy, minh

bạch và công khai hoá thông tin về doanh nghiệp là phương tiện quan trọng và rất hiệu quả để bảo vệ cổ đông thiểu số.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, thì công bố thông tin là nghĩa

vụ của doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời, người

quản lý trong công ty cổ phần còn có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính

xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối46.

Để đảm bảo công ty cổ phần và các cổ đông lớn thực hiện tốt nghĩa vụ công bố thông tin, tác giả cho rằng cần thiết phải yêu cầu các công ty đại chúng có quy mô lớn và công ty niêm yết thành lập bộ phận chuyên trách về công bố

thông tin để hạn chế việc chậm trễ thông tin như hiện nay. Đồng thời, cần thiết

phải quy định chế tài nghiêm khắc đối với người đại diện của công ty hoặc người có trách nhiệm công bố thông tin của công ty trong các trường hợp không công bố, công bố chậm trễ thông tin hoặc công bố sai sự thật những thông tin mà pháp luật yêu cầu phải công bố47.

46

Khoản 6 Điều 9 và khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2005.

47

Hiện nay, đã có một số CTCP thành lập Ban công bố thông tin, có chức năng xử lý và công bố các thông tin của công ty và ban hành văn bản về quy trình công bố thông tin nội bộ của công ty.Trong đó,

quy định cụ thể về quy trình, cách thức công bố thông tin và trách nhiệm của bộ phận công bố thông tin. Chẳng hạn như CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải đã ban hành “Quy trình hoạt động của

Ban công bố thông tin của Công ty Cổ phần Cung ứng & Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải” vào ngày

Hiện nay pháp luật chủ yếu chú trọng yêu cầu doanh nghiệp công bố các

thông tin đã xảy ra. Do đó, cần phải ghi nhận vai trò quan trọng của những

thông tin trong tương lai, như các thông tin về thị trường sản phẩm, thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường lao động, các ước tính thay

đổi về cung cầu sản phẩm của công ty trong tương lai,… Yêu cầu công ty cổ

phần phải công bố các thông tin này để thể hiện chính sách, sách lược phát triển công ty và thông qua đó những nhà đầu tư và đặc biệt là cổ đông thiểu số có thể

tiếp cận, dự tính và chủ động trong quyết định đầu tư của mình.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở

hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu (06) tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyền

được xem xét và trích lục hai loại văn bản là (i) số biên bản và các nghị quyết

của Hội đồng quản trị, và (ii) báo cáo tài chính giữa năm, hàng năm và báo cáo

của Ban kiểm soát. Đồng thời, pháp luật cũng quy định, nếu cổ đông thiểu số

không thể tự mình xem xét sổ sách được, thì họ có quyền yêu cầu Ban kiểm

soát thực hiện48.

Các loại tài liệu mà pháp luật ghi nhận cho cổ đông thiểu số có thể được tiếp cận thông qua nhóm cổ đông đều là những tài liệu phản ánh khá rõ tình hình hoạt động của công ty. Các thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cổ đông thiểu số vì thông qua đó, họ có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của người quản lý công ty, kịp thời phản ánh những sai lệch trong thông tin mà công ty công bố và từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình. Cổ đông thiểu số vẫn rất khó có thể tiếp cận được thông tin của công ty, bởi họ vấp phải sự ngăn chặn từ Hội đồng quản trị vì hầu hết các tài liệu mà cổ đông thiểu số được quyền tiếp cận đều là những tài liệu quan trọng của công ty và do Hội đồng quản trị trực tiếp quản lý, lưu giữ. Mặt khác, pháp luật không có bất kỳ quy định nào về trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số. Dó đó, nếu gặp phải sự khó khăn từ Hội đồng quản trị thì cổ đông thiểu số cũng không có cách nào

để thực hiện quyền này, đó là chưa kể đến những khó khăn của họ trong việc tập hợp lại, tạo thành nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật định để thực hiện

được quyền này.

(http://www.maserco.com.vn/images/upload/QUY%20TRINH%20HD%20BAN%20CONG%20BO%2 0THONG%20TIN.DOC

48

Để hạn chế thực trạng như nêu trên, tác giả cho rằng các nhà làm luật nên xem xét bổ sung, điều chỉnh một số quy định pháp luật về nghĩa vụ của người

quản lý trong việc tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông thiểu số được tiếp cận các thông tin của công ty. Theo đó, một mặt pháp luật nên quy định trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong việc tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông thiểu số dễ dàng được tiếp cận thông tin theo yêu cầu của họ. Mặt khác, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải mở rộng thẩm quyền khởi kiện cho cổ đông thiểu số thông qua nhóm cổ đông. Nghĩa là trong trường hợp này, pháp luật nên quy định nhóm cổ đông (thông qua đại diện nhóm cổ đông) có quyền khởi kiện Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những người quản ký công ty ra Toà, nếu những người này có hành vi gây khó khăn, hạn chế hoặc

ngăn cản đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số. Quy định này sẽ

góp phần quan trọng thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số về quyền tiếp cận thông tin trong công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)