5. Bố cục của đề t ài
3.2.2. Cơ chế xác định vụ việc tranh chấp để giải quyết còn nhiều bất cập
Để đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số bằng con đường tài phán, thì bên cạnh việc chú trọng xây dựng, mở rộng phạm vi thẩm quyền khởi kiện của cổ đông như nêu trên, chúng ta cũng cần hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần. Bởi vì, nếu xây dựng hoàn thiện các quy định về quyền khởi kiện của cổ đông mà cơ chế giải quyết vẫn còn nhiều bất cập như
hiện nay, thì rõ ràng việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số bằng con đường tài phán là không mang lại hiệu quả.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 29 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004, thì tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa thành viên của công ty
với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án. Điều 107 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định các cổ đông của công ty có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét,
giải quyết hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông đã được thông qua nếu
quyết định đó vi phạm trong một số trường hợp luật định. Tuy nhiên, pháp luật
lại không quy định việc cổ đông yêu cầu Toà án huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông là vụ án hay chỉ là việc dân sự. Điều này đã dẫn đến thực tế xét xử phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau về yêu cầu nói trên của cổ đông tùy
theo quan điểm của mỗi thẩm phán. Theo cách hiểu thứ nhất thì đây là vụ án
theo cách hiểu thứ hai thì đây là yêu cầu về kinh doanh thương mại theo khoản
4 Điều 30 Bộ luật tố tụng Dân sự 200457.
Việc xác định yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông như nêu
trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc Toà án giải quyết vụ việc. Vì nếu theo quan điểm thứ nhất, Hội đồng xét xử có thể là hội đồng ba người hoặc hội đồng năm người, còn hiểu theo cách thứ hai thì Hội đồng xét xử chỉ có một thẩm
phán giải quyết vụ việc. Tác giả cho rằng tòa án phải hiểu theo quan điểm thứ
hai mới chính xác vì đây là yêu cầu đơn phương của cổ đông, không phát sinh yếu tố tranh chấp. Hơn nữa, đối tượng bị yêu cầu tuyên huỷ trong trường hợp này là quyết định của Đại hội đồng cổ đông và quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì không thể xem là bị đơn theo quy định của pháp luật58, do đó đây chỉ
có thể là việc dân sự chứ không thể là vụ án dân sự.
Nguyên nhân cơ bản gây ra những vướng mắc nói trên là do cơ sở lý luận quy định không chặt chẽ, còn thiếu sót, trong khi hệ thống pháp luật doanh
nghiệp chưa hoàn thiện. Còn rất nhiều vấn đề về quan niệm, khái niệm hình thức loại tranh chấp mới này chưa được các thẩm phán hiểu thống nhất để áp
dụng. Nhằm khắc phục những vướng mắc này, các nhà làm luật, cụ thể là Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần có văn bản quy định cụ thể việc cổ đông yêu cầu Toà án huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành theo thủ tục giải quyết việc dân sự cho đúng với bản chất về địa vị pháp lý và tư cách tham gia tố tụng để các Toà án và thẩm phán áp dụng một cách thống nhất. Những cơ chế này sẽ đảm bảo cho việc Toà án nhanh chóng và thống nhất
giải quyết các yêu cầu của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số.
57
http://phapluattp.vn/20100622121823338p1063c1016/co-dong-khoi-kien-tranh-chap-moi-luat-con-vuong.htm 58
Theo quy định tại khoản 3, Điều 56 BLTTDS 2004, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên
đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi
KẾT LUẬN CHUNG
Hiện nay vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần là vấn đề
quan trọng trong pháp luật về công ty. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đó là
bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số. Xác lập quyền
và nghĩa vụ, đảm bảo địa vị pháp lý cho cho các cổ đông, thu hút nhiều nhà đầu tư, nâng cao vai trò nhận thức của mình về nghĩa vụ đối với công ty, tham gia
quản trị điều hành. Các quyền của cổ đông thiểu số được quy định khá đầy đủ, đặc biệt là các quyền liên quan đến nhóm cổ đông.
Các cổ đông sở hữu số vốn góp lớn luôn có khả năng chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động của công ty, còn cổ đông thiểu số do sự yếu thế hơn về tỷ lệ sở
hữu cổ phần nên khả năng tham gia quản lý, điều hành và giám sát hoạt động
của công ty luôn bị hạn chế và kéo theo đó là quyền lợi của họ không được đảm
bảo, thậm chí là luôn bị các cổ đông lớn chèn ép, xâm phạm quyền lợi. Khoảng cách giữa các cổ đông trong công ty cổ phần càng lớn thì nguy cơ vi phạm quyền của cổ đông càng cao. Do đó, pháp luật cần phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số khỏi sự lạm dụng quyền lực và chi phối của các cổ đông lớn. Dưới góc độ kinh tế, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng như bảo vệ được lợi ích, tài sản cho nhà đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh doanh để huy động nguồn vốn phục vụ
cho sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó,
bảo vệ được quyền lợi của cổ đông thiểu số còn là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, pháp luật cần thiết phải hoàn thiện
hơn nữa cơ chế pháp lý đã có, cùng với việc xây dựng các giải pháp mới nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm của cổ đông lớn, nhằm bảo vệ có hiệu quả
quyền lợi của cổ đông thiểu số ngay cả trên lý luận lẫn thực thi trong thực tiễn.
Đặc biệt chúng ta cần quan tâm nghiên cứu xây dựng các cơ chế về thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát độc lập để tăng cao hiệu quả trong việc
quản trị doanh nghiệp và mở rộng thẩm quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số
trong những trường hợp quyền lợi của công ty và của cổ đông bị xâm hại bởi cổ đông lớn hoặc cơ quan quản lý, điều hành công ty.
Bên cạnh đó, các cổ đông thiểu số không nên trông chờ một cách thụ động vào sự bảo vệ từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, mà họ phải ý thức được
sự cần thiết của việc họ phải bảo vệ quyền lợi của mình, để có thể chủ động bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều này, cần phải có sự nỗ lực và chủ động từ chính bản thân cổ đông trong việc tìm hiểu, trau dồi các quy định pháp luật. Đồng thời, thúc đẩy sự hình thành và phát huy hơn nữa vai trò của các câu lạc bộ nhà đầu tư, để các thành viên có thể trao đổi, học hỏi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật công ty năm 1990
2. Bộ luật hình sự 1999 (đã được sửa đổi bổ sung 2009)
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (đã được sửa đổi bổ sung 2011)
4. Bộ luật dân sự 2005
5. Luật phá sản 2004
6. Luật doanh nghiệp 2005
7. Luật chứng khoán 2006 (đã được sửa đổi bổ sung 2010)
8. Luật tổ chức tín dụng 2010
9. Nghị định 36/2007/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
10. Nghị định102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành số điều của
Luật Doanh nghiệp 2005
11. Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
12. Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật
chứng khoán sửa đổi.
13. Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 11 tháng 03 năm 2009 hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán
và thị trường chứng khoán
14. Thông tư số 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn về việc
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
15. Thông tư 37/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2011 Hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
Sách, báo, tạp chí tham khảo
1. Tiến sĩ Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2011.
2. Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại-Phần
hai, Khoa Luật, Đại học cần thơ 2007
3. Thạc sĩ Lê Minh Toàn, Quản trị công ty đại chúng, nêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội 2011.
4. PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Bài giảng Luật Doanh nghiệp 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008.
5. Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), Bảo vệ cổ đông thiểu số trong
công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc
Anh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP.HCM.
6. Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong
công ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ.
7. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: Vốn, quản
lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, Nhà xuất bản tri thức.
8. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật
TP.HCM.
9. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia, Hà Nội 2011..
10. Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, trường Đại học luật
Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức hội luật gia Việt Nam.
11. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 118 ngày 06/05/2010. 12. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 165 ngày 22/06/2010. Trang thông tin điện tử
1. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/03/47 [ngày truy cập
3/10/2013]
2. http://www.baomoi.com/Dieu-le-Hien-phap-cua-doanh-nghiep-khong -the-hinh-thuc/127/11839929.epi [ngày truy cập 3/10/2013]
3. http://www.baomoi.com/Nhieu-vi-pham-quy-dinh-giao-dich-tu-loi/ 127/12009140.epi [ngày truy cập 5/10/2013]
5. http://www.stockbiz.vn/News/2010/3/10/97880/tri-bi-thau-tom-hoa- hay -phuc.aspx [ngày truy cập 10/10/2013]
6. http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/190516/Lo-tay-giao-dich-noi-gian .html [ngày truy cập 12/10/2013]
7. http://phapluattp.vn/20100622121823338p1063c1016/co-dong-khoi- kien-tranh-chap-moi-luat-con-vuong.htm [ngày truy cập 25/10/2013]