Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của cổ đông thiểu số

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 42)

5. Bố cục của đề t ài

2.3.1.Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của cổ đông thiểu số

số

Cổ đông thiểu số cũng là những người chủ sở hữu của công ty vì vậy họ cũng có quyền tiếp cận các thông tin của công ty, cấp độ họ tiếp cận thông tin

của cổ đông lại phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà họ nắm giữ tuỳ theo pháp luật. Theo khoản 2 điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên

tục ít nhất sáu (06) tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyền được xem xét và trích lục các văn bản theo pháp luật quy

định, nếu cổ đông thiểu số không thể tự mình xem xét sổ sách được, thì họ có

quyền yêu cầu Ban kiểm soát thực hiện.

Theo pháp luật quy định các cổ đông thiểu số có thể tiếp cận với nhiều loại tài liệu mà qua đó có thể biết được tình hình hoạt động của công ty một cách rõ ràng hơn. Những cổ đông thiểu số rất cần các thông tin quan trọng này đối vì

thông qua đó, họ có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của người quản lý công ty, kịp thời phản ánh những sai sót trong thông tin mà công ty công bố và từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, cổ đông thiểu số

vẫn rất khó có thể tiếp cận được thông tin của công ty, vì chủ yếu các thông tin

mà họ có quyền tiếp cận đều do Hội đồng quản trị trực tiếp quản lý, theo pháp luật hiện nay không quy định nào về trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số. Bên

cạnh đó rất khó khăn khi tập hợp thành nhóm cổ đông theo luật để thực hiện quyền lợi của mình nếu gặp phải trường hợp Hội đồng quản trị gây khó khăn

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 42)