Khuyến khích nhà tư bản đầu tư kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 26)

5. Bố cục của đề t ài

1.5.1.Khuyến khích nhà tư bản đầu tư kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền

kinh tế

Trong bất kỳ thời đại nào, một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế thì cần

phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân và nguồn

vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các cơ chế pháp lý để bảo vệ họ, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng

mà họ thu được từ hoạt động đầu tư. Một khi quyền lợi của các cổ đông không được đảm bảo, thì họ sẽ không đầu tư hoặc lựa chọn các lĩnh vực đầu tư khác

an toàn và hiệu quả hơn như gửi tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc cũng có thể mang tiền đi đầu tư ở những nơi có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.

Mặc dù cổ đông thiểu số luôn gắn liền với số vốn ít, số vốn mà dường như

chẳng có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế nếu như họ chỉ đầu tư một mình, nhưng đi liền với đó, cổ đông thiểu số lại chiếm đại đa số trong các nhà đầu tư. Chính

số đông đã tạo ra vai trò quan trọng của các cổ đông thiểu số trong việc tạo ra

nguồn vốn cho nền kinh tế. Như vậy, việc bảo vệ cổ đông thiểu số mang nhiều

ý nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đầu tiên phải kể đến mục tiêu nhằm khuyến khích các cổ đông thiểu số đầu tư kinh doanh. Việc cổ đông thiểu

chính họ và cũng thông qua đó thu hút, tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế. Các cổ đông lớn, dù với số vốn lớn đủ để họ mang lại lợi nhuận cao cho chính

họ và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, nhưng thực tế đã chứng minh họ

không phải là số đông đủ để giúp nền kinh tế vận hành và phát triển một cách tốt nhất nếu như không có sự đồng lòng, sát cánh của những cổ đông thiểu số

dù ít tiền nhưng luôn chiếm số đông.

Rõ ràng cổ đông thiểu số có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn

vốn cho nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, nhà nước với vai trò là người thực hiện các sách lược vĩ mô điều tiết nền kinh tế cần nhận thức rõ hơn ai hết về vấn đề

này, để xây dựng các công cụ pháp lý hữu hiệu và hoàn thiện các chế định pháp

lý hiện hành nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ. Đồng thời, thông qua đó, tạo niềm tin và khuyến khích cổ đông thiểu số bỏ tiền ra

kinh doanh hoặc tin tưởng thực hiện các dự án đầu tư trong nước và trực tiếp

tạo nguồn vốn cho sự vận hành của nền kinh tế. Chính vì vậy, bảo vệ cổ đông

thiểu số là tạo ra sự yên tâm cho các cổ đông thiểu số để khuyến khích họ bỏ

tiền ra đầu tư kinh doanh và thông qua đó, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho

sự phát triển của nền kinh tế.

1.5.2. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán

Hiện nay trong nền kinh tế quốc gia không thể phủ nhận vai trò quan trọng

của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, đây là loại hình công ty phát triển phổ biến nhất trên thế giới với quy mô lớn, hiệu quả hoạt động của loại

hình doanh nghiệp này tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng, thậm chí là sự tồn

tại của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán với sức mạnh của mình, có vai trò

như biểu đồ của nền kinh tế ở mỗi quốc gia, chính vì tầm quan trọng và những đóng góp to lớn của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán cho nền kinh tế,

nên bất kỳ quốc gia nào cũng chú trọng xây dựng các công cụ pháp lý để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ bản chất của vấn đề thì cả công ty cổ phần và thị trường chứng

khoán cũng đều được xây dựng nên từ những nhà đầu tư, cụ thể là từ cổ đông

của các công ty cổ phần. Nhà đầu tư bỏ tiền đầu từ nhằm mục đích tìm kiếm lợi

nhuận và đó là nguồn gốc hình thành nên loại hình doanh nghiệp này. Có thể

nói không thể có công ty cổ phần cũng như thị trường chứng khoán nếu như không có nhà đầu tư nào chịu bỏ tiền ra kinh doanh. Chính vì vậy nhà nước

trường chứng khoán, thì trước tiên và quan trọng hơn cả là phải bảo vệ được

quyền lợi của các cổ đông mà trọng tâm là các cổ đông thiểu số. Như một triết

lý sinh tồn tự nhiên, phải bảo vệ được quyền lợi của cổ đông thiểu số thì những

ông chủ nhỏ này mới chịu bỏ tiền ra thành lập hoặc tham gia vào công ty cổ

phần và đây là điều kiện để duy trì sự tồn tại và đảm bảo sự phát triển của loại

hình doanh nghiệp này cũng như của thị trường chứng khoán. Ngược lại, nếu như không có các công cụ pháp lý hữu hiệu để họ thực hiện các quyền của mình hay không tạo được niềm tin về việc họ đầu tư sẽ có lợi nhuận, thì có lẽ chẳng nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để thành lập hay tham gia vào công ty cổ phần cũng như mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán, bởi đầu tư là vì mục đích

tìm kiếm quyền lợi và khi không có niềm tin mình sẽ được hưởng quyền lợi từ

hoạt động đầu tư thì chắc chắn không ai lại bỏ tiền ra kinh doanh.

Trong thời kì đổi mới, nước ta xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Việc mở cửa, hợp tác song phương, đa phương thu hút các nhà đầu tư, tạo động lực cho nhà đầu tư thành lập công ty. Mô hình công ty cổ phần ngày càng phát triển, xã hội phát sinh nhiều vấn đề cần tranh

chấp về quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công ty, giữa các doanh nghiệp

với doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư với doanh nghiệp…cần sự can thiệp của nhà nước. Chính vì thế nước ta đã ra đời đạo luật công ty đầu tiên 1990, luật này có quy định về công ty cổ phần nhưng còn khá đơn giản và sơ sài. Sau đó

Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời đã có những bước tiến bộ, Luật Doanh nghiệp 1999 đã hoàn thiện hơn các vấn đề liên quan đến công ty, nguyên tắc bảo vệ

quyền lợi nhà đầu tư được thể hiện rõ ràng hơn. Song văn bản này, việc bảo vệ

cổ đông vẫn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Luật

doanh nghiệp 2003 ra đời tạo bước chuyển mới cho nền kinh tế nước ta, luật

này chủ yếu quy định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty nhà nước, chủ yếu điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước với người đại diện phần góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Với việc nước ta chẩn bị cho quá trình tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để đáp ứng cho nền kinh tế hiện nay nước ta đã cho ra đời Luật Doanh

nghiệp 2005. Luật này quy định thành lập, tổ chức quản lý hoạt động của công

ty cổ phần một cách cụ thể và chi tiết, đặc biệt vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong mô hình công ty cổ phần quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty đã được ghi nhận rõ ràng hơn.

Tóm lại, không chỉ có Luật doanh nghiệp 2005 mà còn có rất nhiều văn

công ty cổ phần. Chứng tỏ được nhà nước ta đã có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về

vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế, của các thành viên cổ đông trong

công ty cổ phần nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Sự hoàn thiện pháp luật trong

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 26)