5. Bố cục của đề t ài
2.1.4. Quyền chuyển nhượng cổ phần
Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần là quyền cơ bản của cổ đông trong
công ty cổ phần, cổ đông công ty có tư cách là chủ sở hữu tài sản, khi họ thực
hiện quyền này thì được pháp luật bảo vệ. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cổ
23
đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác và cho người không phải là cổ đông24, trừ trường họp quy định tại khoản 3 điều 8125 và khoản 5 điều 8426 Luật Doanh nghiệp 2005. Khi cổ phần được tự
do chuyển nhượng cổ đông có thể có hàng ngàn người và được thay thế lẫn
nhau qua hình thức chuyển nhượng. Khi đó các cổ đông sẽ yên tâm góp vốn
vào công ty, khi cần thiết họ sẽ rút vốn ra theo hình thức chuyển nhượng cổ
phần.
Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần là quyền của hầu hết các cổ đông trong công ty, nhưng ngoại lệ là cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
không được chuyển nhượng và hạn chế chuyển nhượng với cổ phần phổ thông
của cổ đông sáng lập.
Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của
mình cho cổ đông sáng lập khác. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập chỉ được
chuyển nhượng cổ phần phổ thông cổ phần phổ thông của mình cho người
không phải là cổ đông sáng lập nếu được chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông sáng lập có quyền và nghĩa vụ của một cổ đông ưu đãi biểu quyết nếu
có nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập
chỉ có hiệu lực trong ba năm, sau thời hạn đó cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Quyền này còn được quy định tại khoản 5 điều 23 nghị định 102/2010/NĐ-
CP trường hợp có cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong
thời hạn 90 ngày, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp thì thực hiện theo quy định sau đây: Cổ đông chưa thanh toán số cổ
phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và
không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác; Cổ đông
24 Điểm d Khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005
25
Cổ đông có sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người
khác.
26
Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập
nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận
chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày
công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết,
nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không
được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người
khác. Và ngoài ra theo khoản 10 điều 23 nghị định này thì hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật
Doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với số cổ phần đăng ký mua tại thời điểm đăng
ký doanh nghiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.