Bảo vệ cổ đông thiểu số thông qua quy định về quyền quản trị công ty

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 38)

5. Bố cục của đề t ài

2.2.Bảo vệ cổ đông thiểu số thông qua quy định về quyền quản trị công ty

công ty

2.2.1. Quyền tham dự, biểu quyết của cổ đông thiểu số tại cuộc họp

Đại hội cổ đông

Pháp luật Việt Nam hiện nay theo điều 79 và điều 101 Luật Doanh nghiệp quy định: cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các Đại hội

cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

Quyn tham dcổ đông thiu số tại cuc họp Đại hi cổ đông

Cổ đông trong công ty cổ phần thực hiện quyền và nghĩa vụ mình thông

qua Đại hội đồng cổ đông, và trong cuộc họp này cổ đông thiểu số là một trong

những người thông qua quyết sách quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty.

Các cổ đông phổ thông có quyền tham gia dự họp đại hội đồng cổ đông mà không bị hạn chế tỉ lệ cổ phần, cổ đông tham dự họp Đại hội cổ đông theo các

cách thức như trực tiếp tham dự họp hay ủy quyền cho người khác dự họp Đại

hội cổ đông, nếu cổ đông là tổ chức không có đại diện theo ủy quyền theo quy định tại khoản 3 điều 96 Luật Doanh nghiệp 2005 thì ủy quyền cho người khác

tham dự33.

33

Theo điều 101 Luật Doanh nghiệp 2005, trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc

họp Đại hội đồng cổ đông thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại

hội đồng cổ đông thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng.

Quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông tạo ra cơ hội cho các cổ đông

tham gia bàn bạc, thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng của công ty.

Quyền biểu quyết của cổ đông thiểu số tại cuộc họp Đại hội cổ đông

Quyền biểu quyết là quyền quan trọng nhất trong các quyền của cổ đông

phổ thông, khi họ tham gia biểu quyết là đã tham gia vào quản trị công ty.

Quyền biểu quyết là quyền của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu

quyết, mỗi cổ phần ưu đãi phổ thông sẽ có một phiếu biểu quyết, cổ phần ưu để

có số biểu quyết cao hơn tỉ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Thể thức biểu quyết cần được Điều lệ công ty quy định, việc biểu quyết thông qua chương trình cuộc họp, thư kí lập biên bản cuộc họp và ban kiểm

phiếu có thể khá giản đơn.

Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu

quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối

cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến, kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

họp.

Quyền tham gia dự họp, phát biểu tại Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số

thể hiện bằng ý chí của mình, bên cạnh đó khi tham gia dự họp cổ đông còn thực hiện quyền như tiếp cận, trao đổi trực tiếp với nhà quản lý, phát biểu tâm tư nguyện vọng của mình trong cuộc họp cũng như đã thực hiện quyền cổ đông

của mình. Các cổ đông thiểu số bị hạn chế quyền tham dự, phát biểu, biểu quyết trong Đại hội cổ đông cũng như mất đi quyền lợi của mình tại công ty, mặc dù thực tế có tham dự Đại hội cổ đông các cổ đông không phải tất cả mọi việc điều

có thể tự mình quyết định nhưng nếu bị hạn chế các quyền cơ bản này thì cổ đông thiểu số mất luôn quyền được phát biểu ý kiến cũng như quyền được đối

chấp với lãnh đạo của công ty, khi được dự họp ít nhất các cổ đông thiểu số

Khi không tham dự Đại hội cổ đông không ít các nhà đầu tư mất đi lòng tin với doanh nghiệp, tuy họ có cổ phần ít không có quyền quyết định các vấn đề

quan trọng của công ty nhưng họ lại có quyền biết được mình đầu tư vào cái gì và có kết quả như thế nào. Các cổ đông thiểu số không được chia sẻ ý kiến của

mình những tâm tư nguyện vọng đối với nhà quản lý, nhà điều hành công ty

như vậy vai trò của họ trong doanh nghiệp sẽ trở nên rất mờ nhạt trong khi đó

các cổ đông lớn lại chi phối lợi ích của doanh nghiệp, việc các cổ đông thiểu số

tham gia hay không gần như không ảnh hưởng đến sự vận hành của doanh

nghiệp, nhưng trong Đại hội cổ đông các cổ đông thiểu số vẫn tham gia đóng

góp ý kiến cũng như tự mình tranh thủ quyền lợi.

2.2.2. Quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đônglà cơ quan quyền lực cao nhất, nơi quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu

quyết, do vậy đây không phải là cơ quan thường trực trong công ty cổ phần

công ty cổ phần mà theo quy định hiện hành, Đại hội đồng cổ đông chỉ họp thường niên mỗi năm một lần34.Quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đông

cổ đông là quyền quan trọng giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông khi tham gia vào công quản lý công ty, trong công ty cổ phần các đối tượng có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông gồm có Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và cổ đông hoặc nhóm cổ đông35.

Luật Doanh nghiệp 2005 đã rất quan tâm đến vấn đề cổ đông thiểu số và nhóm cổ đông trong thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông, theo khoản 2

và khoản 3, Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn ít nhất 6 tháng

hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông trong ba trường hợp: Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt

quá thẩm quyền được giao; nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu

34Theo quy định tại Điều 97 Luật Doanh nghiệp 2005, ĐHĐCĐ phải họp thường niên hoặc bất thường mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc

năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn nhưng không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Mặc dù quy định như vậy nhưng không pháp luật lại

không quy định hình thức chế tài nào hiệu quả trong trường hợp công ty không tiến hành họp ĐHĐCĐ theo quy định của pháp luật.

35

tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 việc bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số là nhóm cổ đông thiểu số còn có thể tự mình đứng ra triệu tập Đại hội đồng cổ đông khi các chủ thể được yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, bao gồm Hội đồng quản trị và do Ban kiểm soát không đáp ứng yêu cầu của họ theo quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại khoản 6, Điều 97 Luật Doanh nghiệp 2005.

Những người có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát có trách nhiệm chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp36. Cổ đông thiểu

số trong những cuộc họp Đại hội đồng cổ đông chủ yếu là đến cho đủ điều kiện, hay là đến để nghe và chỉ để có mặt thực tế thì quyền kiểm soát, quản trị công ty luôn ở trong tay cổ đông lớn. Các cổ đông lớn sẽ chi phối công ty, đưa ra các quyết định có lợi cho mình như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số, các vấn đề của công ty ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số không được đưa vào chương trình nghị sự để bàn bạc hoặc có thể được đưa vào nhưng mang tính bất lợi cho cổ đông thiểu số.

Như vậy, pháp luật nước ta đã ra các quy định bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần

phổ thông trong thời hạn liên tục sáu (06) tháng có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông37. Thông qua quy định này cổ đông

thiểu số có thể giúp họ có ảnh hưởng hơn trong các cuộc họp quan trọng của công ty, họ có thể đưa ra các yêu cầu cũng như các vấn đề họ quan tâm, và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Tuy nhiên việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong trường hợp này chỉ dừng lại ở

thẩm quyền yêu cầu triệu tập hoặc triệu tập Đại hội đồng cổ đông và đưa nội dung vào các chương trình nghị sự trước ngày khai mạc Đại hội đồng cổ đông, còn trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì tiếng nói của cổ đông thiểu số có

mức ảnh hưởng, bởi vì với số vốn ít đi liền với sự hạn chế trong khả năng chi

phối công ty, cổ đông thiểu số vẫn khó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.

Hơn nữa, cổ đông thiểu số không thể tự mình thực hiện được các quyền này mà họ phải liên kết lại với nhau tạo thành nhóm với tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% trở

36

Khoản 1 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2005

37

lên kèm theo điều kiện số cổ phần mà cổ đông thiểu số sở hữu phải từ sáu tháng trở lên.

2.3. Bảo vệ cổ đông thiểu số thông qua quy định về quyền tiếp cận

thông tin của cổ đông

Các quyền thông tin là nhóm quyền cơ bản của cổ đông thông qua các thông tin mà họ có được để bảo vệ quyền, lợi ích của mình và qua các thông tin

đó giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ tự bảo vệ mình trước các nhà quản lý công ty, giúp họ thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trước pháp luật.

2.3.1. Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của cổ đông thiểu

số

Cổ đông thiểu số cũng là những người chủ sở hữu của công ty vì vậy họ cũng có quyền tiếp cận các thông tin của công ty, cấp độ họ tiếp cận thông tin

của cổ đông lại phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà họ nắm giữ tuỳ theo pháp luật. Theo khoản 2 điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên

tục ít nhất sáu (06) tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyền được xem xét và trích lục các văn bản theo pháp luật quy

định, nếu cổ đông thiểu số không thể tự mình xem xét sổ sách được, thì họ có

quyền yêu cầu Ban kiểm soát thực hiện.

Theo pháp luật quy định các cổ đông thiểu số có thể tiếp cận với nhiều loại tài liệu mà qua đó có thể biết được tình hình hoạt động của công ty một cách rõ ràng hơn. Những cổ đông thiểu số rất cần các thông tin quan trọng này đối vì

thông qua đó, họ có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của người quản lý công ty, kịp thời phản ánh những sai sót trong thông tin mà công ty công bố và từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, cổ đông thiểu số

vẫn rất khó có thể tiếp cận được thông tin của công ty, vì chủ yếu các thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà họ có quyền tiếp cận đều do Hội đồng quản trị trực tiếp quản lý, theo pháp luật hiện nay không quy định nào về trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số. Bên

cạnh đó rất khó khăn khi tập hợp thành nhóm cổ đông theo luật để thực hiện quyền lợi của mình nếu gặp phải trường hợp Hội đồng quản trị gây khó khăn

2.3.2. Quyền tiếp cận, kiểm soát thông tin của công ty

Cổ đông thiểu số là người đồng sở hữu công ty nên họ có quyền tiếp cận với toàn bộ các thông tin về công ty để đảm bảo quyền lợi của mình, nhưng các

cổ đông lớn với mong muốn quyền lợi cao nhất thuộc về mình nên họ luôn tìm cách che giấu tất cả thông tin không cho cổ đông thiểu số có thể tiếp cận được thông cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Hiện nay pháp luật đã đặt ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số, bao gồm các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin trong công ty cổ phần và quyền được trích lục văn bản, tài liệu của công ty cổ phần, các thông tin này

của doanh nghiệp còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cổ đông hiện hữu trong công ty cổ phần, mà đặc biệt là cổ đông thiểu số. Và họ gặp phải rất nhiều khó khăn khi thực thi quyền năng này, họ luôn bị hạn chế về quyền lợi của mình, đặc biệt là quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông hoặc nếu có tham dự thì

họ cũng chỉ có mặt để đáp ứng đủ các điều kiện cho cuộc họp và các quyết định

của Đại hội đồng cổ đông được trở nên hợp lệ, còn quyền quyết định trong công ty luôn là quyền năng của các cổ đông lớn. Chính vì không có khả năng tham

gia vào các quyết định của công ty nên sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp được xem là rất cần thiết đối với cổ đông thiểu số, để thông qua đó họ

có thể biết được tình hình hoạt động cụ thể của công ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, thì công bố thông tin là nghĩa

vụ của doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời, người

quản lý trong công ty cổ phần còn có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính

xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối38.

2.4. Quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định chi tiết về trình tự, thủ tục triệu tập cuộc

họp, thể thức tiến hành cuộc họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Nhưng không phải tất cả quyết định của Đại hội đồng cổ đông đều đúng

pháp luật, có thể gây thiệt hại cho công ty và ảnh hưởng quyền lợi của cổ đông,

vì vậy quyền hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông là quyền quan trọng bảo

vệ cổ đông.

38

Theo Điều 107 Luật Doanh nghiệp 2005 thì trong thời hạn chín mươi

ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản

kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu

Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

 Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực

hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.

 Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 38)