Đối với quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 58)

5. Bố cục của đề t ài

3.1.3. Đối với quyền kiểm soát các giao dịch tư lợi

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần nhưng do tính không thường trực của mình, nên quyền lực mà Đại hội đồng cổ đông nắm giữ chủ yếu là những quyền lực chung, còn quyền lực quản lý thì thuộc về Hội đồng quản trị, do yêu cầu về quản lý công ty là yêu cầu quan trọng

mang tính liên tục mà Hội đồng quản trị lại là cơ quan quản lý thường trực

trong công ty cổ phần49. Lúc này hầu hết các công việc quản lý và kinh doanh của công ty đều được quyết định bởi Hội đồng quản trị, mà chính xác hơn là các

cổ đông lớn hoặc đại diện của họ trong cơ quan này. Theo quy định tại khoản 1,

Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2005, thì trong trách nhiệm quản lý công ty, người

quản lý phải có bổn phận “trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của

công ty”. Tuy nhiên, “với vai trò lớn nắm giữ quyền lực trong tay rất dễ dẫn đến trường hợp Hội đồng quản trị không phục vụ công ty một cách trung thực

và mẫn cán, luôn tiềm ẩn những giao dịch giữa các thành viên Hội đồng quản

trị với những người liên quan nhằm mục đích tư lợi cá nhân cho họ mà không vì mục đích chung của công ty”50.

49

Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà xuất

bản Trẻ, trang 319.

50

Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”,

Dự liệu được các bất lợi cho cổ đông thiểu số phát sinh từ giao dịch tư lợi

của người quản lý, pháp luật đã đặt ra một số công cụ pháp lý nhằm hạn chế

tình trạng lạm dụng quyền lực của người quản lý để thực hiện các giao dịch tư

lợi. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể các hợp đồng, giao dịch

có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp được ghi

trong báo cáo tài chính gần nhất phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua, còn đối với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị 51. Đồng thời, theo quy định tại các Điều 118 và Điều 120 Luật

Doanh nghiệp 2005, thì các hoạt động giao dịch giữa công ty với cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ

thông của công ty và những người có liên quan của họ; giữa công ty với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; giữa công ty với các

doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác của công ty có sở hữu cổ phần;

doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc và người quản lý khác trong công ty cùng sở hữu

hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp trên 35% vốn ðiều lệ; giữa công ty

với những ngýời liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc

hoặc Giám đốc phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp

thuận. Các giao dịch, hợp đồng giữa các đối tượng trên chỉ được thực hiện khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ từ 65% tổng số phiếu biểu quyết

trở lên của các cổ đông (trừ những cổ đông có liên quan không được quyền biểu

quyết).

Như vậy, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành đã tạo ra các cơ sở

pháp lý quan trọng để hạn chế khả năng thực hiện các giao dịch tư lợi của các

cổ đông lớn, gây thiệt hại cho công ty và cũng là thiệt hại cho cổ đông thiểu số,

thông qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của các cổ đông cũng như cổ đông

thiểu số. Tuy nhiên, hầu như các cơ chế này chỉ dừng lại ở việc quy định các

nghĩa vụ công bố thông tin về giao dịch tư lợi mà thôi. Rõ ràng một khi cổ đông

lớn đã thực hiện các giao dịch này thì thật khó để tin rằng họ sẽ tôn trọng lòng trung thành với công ty để công khai toàn bộ các giao dịch này. Thay vào đó, các cổ đông lớn thường chủ động tìm cách che giấu, bao che hoặc công khai ở

chừng mực nhất định để thực hiện các giao dịch nhằm mục đích tư lợi. Bên

cạnh đó, pháp luật còn trao cho Hội đồng quản trị thẩm quyền rất lớn trong việc

51

xem xét và chấp thuận giao dịch có liên quan đến yếu tố tư lợi của cổ đông như

nêu trên. Điều này dẫn đến một hệ quả là khó mà đảm bảo tính khách quan khi

phần lớn các giao dịch trong công ty đều chủ yếu được thiết lập bởi thành viên Hội đồng quản trị, đặc biệt là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty. “Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, các công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên quan của công ty; chưa có cơ chế và cách thức thu thập, tập hợp, lưu trữ và quản lý hồ sơ về các bên có liên quan; chưa

xác định được danh tính cụ thể của từng bên có liên quan… Vì vậy, chưa xác

định được cụ thể các giao dịch cần kiểm soát với các bên có liên quan”52. Như

vậy, có thể nói yêu cầu công khai hoá và kiểm soát các giao dịch của cổ đông

lớn với các bên có liên quan hầu như chưa thực hiện được. Đây thực sự đang là một lỗ hổng lớn trong khung pháp lý về công ty hiện nay ở nước ta.

Theo pháp luật Việt Nam, cổ đông có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài

huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp nhất định53, còn đối với các giao dịch tư lợi thì cơ chế pháp lý lại không rõ ràng. Xây dựng một cơ chế theo hướng tăng quyền kiểm soát của cổ đông thiểu số và đẩy mạnh chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong vấn đề này chắc chắn sẽ góp phần quan

trọng làm giảm tỷ lệ giao dịch vì mục đích tư lợi của cổ đông lớn như hiện nay, thông qua đó quyền lợi của cổ đông thiểu số cũng đã được bảo vệ một cách gián tiếp và hiệu quả.

Vì vậy, nhằm phần nào khắc phục những hạn chế về bài toán kiểm soát các giao dịch tư lợi của cổ đông lớn, cần tăng cường hơn nữa thẩm quyền của cổ đông thiểu số trong việc xem xét các tài liệu, sổ sách của công ty. Đồng thời, cần thiết phải đặt các cơ chế để lành mạnh hoá hoạt động và vai trò của Ban kiểm soát, để cơ quan này thực sự bảo vệ được quyền lợi của cổ đông thiểu số. Bên cạnh đó, một biện pháp không thể thiếu là cần quy định các chế tài cụ thể

theo hướng tăng nặng nhiều hơn nữa mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm,

quy định về tịch thu các nguồn lợi nhuận bất hợp pháp từ các giao dịch tư lợi

của cổ đông lớn.

52

Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: Vốn, quản lý và tranh chấp theo luật

doanh nghiệp 2005, Nhà xuất bản tri thức, trang 326.

53

3.1.4. Đối với quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở hùn vốn, hợp tác giữa các cổ đông nhưng quyền lực chi phối công ty nên đã tạo ra khoảng cách rất lớn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Những vấn đề đó làm phát sinh những mâu thuẫn quyền lợi giữa các cổ đông mà chủ yếu thông qua việc cổ đông lớn chi phối tới các quyết định của đại hội đồng cổ đông để chèn ép quyền lợi của cổ đông thiểu số. Cổ đông thiểu số đến dự họp để cho cuộc họp được tiến hành họp lệ còn quyết định thì phụ thuộc vào cổ đông lớn như vậy nếu không có một

cơ chế nào để loại bỏ hiệu lực của các quyết định này thì quyền lợi của cổ đông

thiểu số đã không được bảo vệ. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 cổ đông quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty54. Theo luật này thì cổ đông mà

đặc biệt là cổ đông thiểu số có thể chủ động lên tiếng, yêu cầu Toà án hoặc

Trọng tài can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng với vị trí và tính cách

thụ động của mình, cổ đông thiểu số rất ít khi sử dụng quyền năng này và việc

đưa yêu cầu tới Trọng tài và Toà án lại gặp phải khó khăn từ nhiều phía, bởi để được đưa yêu cầu giải quyết đến trọng tài, đòi hỏi Điều lệ công ty phải quy định nội dung này hoặc phải có sự thoả thuận với Hội đồng quản trị về việc này.

Trong khi đó, nếu đưa yêu cầu tới Toà án, cổ đông thiểu số cũng sẽ rất khó khăn để được Toà án thụ lý do các vướng mắc từ cơ quan tài phán trong việc xác

định loại vụ việc dân sự để phân công thụ lý và giải quyết. Những khó khăn này là chưa kể đến việc giải quyết của Toà án và Trọng tài là mất khá nhiều thời gian và trong thời gian đó quyết định của Đại hội đồng cổ đông vẫn có hiệu lực áp dụng, cổ đông thiểu số vẫn sẽ bị tác động bởi quyết định này.

Bên cạnh quyền yêu cầu Toà án và Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Luật Doanh nghiệp 2005 còn cho phép cổ đông sở hữu cổ phần

của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị trong trường hợp quyết định đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty gây thiệt hại

cho công ty55. Trong công ty cổ phần thì quyết định của Hội đồng quản trị có

54

Điều 107 Luật Doanh nghiệp 2005

55

vai trò vô cùng quan trọng, có thể mang lại lợi ích lớn cho công ty nhưng cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể, chính vì vậy quy định này làm cho các cổ đông

thiểu số sẽ có quyền can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi của công ty cũng

như quyền lợi của mình khi bị người quản lý công ty gây thiệt hại. Nhưng đây

là một vấn đề mang tính nội bộ của doanh nghiệp mà không phải một quyền

năng giúp cổ đông thiểu số có được sự hậu thuẫn từ Toà án hoặc Trọng tài, vì vậy trên thực tế hiệu quả mà quyền này mang lại là không khả thi, vì pháp luật

chỉ quy định cổ đông có quyền yêu cầu mà bỏ ngỏ không quy định chế tài cho việc Hội đồng quản trị không thực hiện yêu cầu hợp lý đó của cổ đông. Do đó, trường hợp cổ đông có yêu cầu mà Hội đồng quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của cổ đông thì mọi chuyện đâu lại vào đó. Chính vì vậy, để giải quyết vướng mắc trong vấn đề này, pháp luật nên quy định nghĩa

vụ và kèm theo chế tài của Hội đồng quản trị trong việc thực hiện yêu cầu hợp

lý của cổ đông. Chỉ có như vậy quyền lợi của cổ đông thiểu số mới được đảm

bảo, đồng thời cũng góp phần làm cho Hội đồng quản trị tôn trọng quyền lợi

của cổ đông thiểu số nhiều hơn.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)