TCTD mất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu pháp luật về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (Trang 29)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1.2 TCTD mất khả năng thanh toán

Ở tiểu mục 1.1.1 Chương 1 người viết đã từng đề cập, khả năng thanh toán của TCTD đóng vai trò rất quan trọng trong việc tồn tại hoạt động của TCTD, mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản quy định tại Điều 3 Luật Phá Sản 2004, ngoài ra rủi ro thanh toán có thể lan truyền từ một ngân hàng ra các ngân hàng khác thông qua mối liên hệ giữa các TCTD trên thị trường liên ngân hàng. Vậy nên theo quy định khi TCTD rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cũng là một trong các trường hợp để NHNN áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt24. Trong đó, pháp luật quy định nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán của TCTD. Tuy nhiên, tương tự ở trường hợp TCTD mất khả năng chi trả, Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD không quy định nợ không có khả năng thu hồi biểu hiện ở mức độ ra sao, tình trạng như thế nào.

Trước đó trong Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về quy chế kiểm soát đặc biệt TCTD, tình trạng mất khả năng thanh toán đã được quy định với biểu hiện của TCTD là: Nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn tự có trở lên trong vòng 03 tháng liên tục25. Theo đó, nợ xấu hay nợ không có khả năng thu hồi bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn26

. Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi; Nợ nghi ngờ là khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. Và nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn27. Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong hoạt động của TCTD, để đảm bảo khả năng thanh toán, TCTD phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản

24 Điểm b khoản 3 điều 146 Luật các TCTD 2010.

25

Khoản 2 điều 6 Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt TCTD.

26

Khoản 6 điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

27

Khoản 6 điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 23

( khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng) : chứng khoán, khoản phải thu, khoản nợ…, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở NHNN và các công cụ dự trữ thanh khoản khác.

Một phần của tài liệu pháp luật về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)