5. Bố cục của đề tài
2.3.4.3 TCTD không khôi phục được khả năng thanh toán
Trái ngược với trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt TCTD khi hoạt động của TCTD trở lại bình thường, chấm dứt kiểm soát đặc biệt khi TCTD không khôi phục được khả năng thanh toán là trường hợp không chủ thể nào mong muốn, vì hệ quả có thể dẫn đến việc phá sản TCTD. Tuy nhiên 1 TCTD dù lớn hay nhỏ điều có vai trò rất quan trọng đến hệ thống tài chính quốc gia, việc 1 TCTD phá sản dẫn đến nhiều hệ lụy xấu, dễ dàng dẫn đến rủi ro mang tính chất lan truyền cho các TCTD khác. Luật các TCTD 2010 quy định trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt khi TCTD không khôi phục được khả năng thanh toán , NHNN có văn bản chấm dứt việc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán gửi đến Tòa án90 và TCTD rơi vào trường hợp này phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Điều lưu ý ở phần phá sản TCTD là, tuy TCTD là 1 doanh nghiệp nhưng do đặc thù ở loại hình kinh doanh đặc biệt nên việc áp dụng thủ tục phá sản TCTD thực hiện theo quy định riêng tại Nghị định 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Chính Phủ về việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD. Cụ thể thủ tục phá sản được áp dụng đối với TCTD lâm vào tình trạng phá sản bao gồm Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; phục hồi hoạt động kinh doanh; thanh lý tài sản, các khoản nợ; tuyên bố TCTD phá sản trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều 2 Nghị định 05/2010/NĐ-CP91. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán ( Tổ Thẩm phán ) ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản sẽ được quyết định khi NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD hoặc văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt đồng thời TCTD vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Thẩm phán sẽ là chủ thể ra quyết định tuyên bố phá sản TCTD đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Những trường hợp Nghị định này không quy định
90
Khoản 3 điều 152 Luật các TCTD 2010.
91
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 45
thì sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Phá Sản 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tóm lại, những quy định của pháp luật hiện hành về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD đã được cụ thể hóa và đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà Nước đối với TCTD của NHNN. Xác định rõ những trường hợp nào TCTD có thể bị áp dụng kiểm soát đặc biệt, Luật cũng quy định 2 trường hợp mới là TCTD 2 năm liên tiếp xếp loại yếu kém và TCTD không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể bị áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt. Xuyên suốt quá trình từ áp dụng đến chấm dứt kiểm soát đặc biệt, thẩm quyền thống đốc NHNN ra quyết định đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, những quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, tất cả được hệ thống trong các văn bản pháp luật, chính điều này tạo nên hiệu quả cao của việc áp dụng quy chế. Đối với TCTD được chấm dứt kiểm soát đặc biệt đây là cơ hội để khôi phục lại hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng chi trả, nếu sau khi áp dụng quy chế mà TCTD không có khả năng khắc phục những rủi ro dẫn đến việc áp dụng quy chế kiểm soát thì TCTD có thể bị phá sản. Nhưng trên thực tế do tầm quan trọng của TCTD đối với nền kinh tế việc TCTD bị phá sản là khá ít, lựa chọn của các TCTD hầu hết là sáp nhập hay hợp nhất với TCTD khác.
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 46
CHƢƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TCTD
Cũng như tất cả các quy định khác của pháp luật, được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ của xã hội và đi vào thực tiễn, pháp luật về quy chế kiểm soát đặc biệt cũng vậy. Với vai trò là công cụ quản lý Nhà Nước đặc biệt của NHNN đối với các TCTD, việc áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt trên thực tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự an toàn của hệ thống TCTD. Tuy nhiên pháp luật điều chỉnh về vấn đề này thực tế áp dụng còn bộc lộ những mặt tích cực và tiêu cực. Nội dung chương dưới đây là góc nhìn của người viết về thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, những ưu và khuyết điểm nhất định của pháp luật cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế kiểm soát đặc biệt.
3.1Những trƣờng hợp TCTD đƣợc kiểm soát đặc biệt trên thực tế
Thông tin về những trường hợp được áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt vào giai đoạn Thông tư 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010 của NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD rất hạn hẹp, Thông tư quy định không công bố công khai Quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, cho đến ngày 27/4/2013 Thông tư 07/2013/TT-NHNN có hiệu lực về quy chế kiểm soát đặc biệt TCTD thì công bố thông tin kiểm soát đặc biệt TCTD được mở rộng. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu kiểm soát đặc biệt TCTD trên thực tế người viết gặp rất nhiều khó khăn vì thông tin này có giới hạn. Theo người viết tìm hiểu trong những năm qua vẫn có một số TCTD, cụ thể là ngân hàng TMCP Việt Hoa, TMCP Nam Đô, Nam Á, Eximbank, Gia Định, Vũng Tàu Gia Định hay VPbank được áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt92
. Kết quả sau khi chấm dứt kiểm soát đặc biệt Việt Hoa đã được tái sinh; Eximbank và VPBank hoạt động bình thường; một số ngân hàng được sáp nhập, mua lại rồi đổi tên hoặc giải thể như Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương, Ngân hàng TMCP Vũng Tàu ( bị giải thể ); Ngân hàng Nam Đô, Ngân hàng Cổ phần Hải Phòng sáp nhập vào ngân hàng khác.
92
Trần Ngọc Tú, Phá sản ngân hàng và biện pháp kiểm soát đặc biệt của NHNN,
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 47
Tháng 2 năm 1999 Ngân hàng TMCP Việt Hoa được đặt vào kiểm soát đặc biệt. Nguyên nhân chính do Việt Hoa phát triển nhanh nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Lợi dụng lãi suất trong nước thời điểm đó rất cao, Việt Hoa nhập hàng trả chậm mang về bán với giá thấp hơn giá nhập, lấy vốn kinh doanh bất động sản quay vòng hưởng lãi suất. Khi lãi suất xuống thấp và tỷ giá ngoại hối biến động Việt Hoa nhanh chóng lâm vào nợ nần chồng chất với hàng ngàn tỷ đồng. Sau 7 năm nằm trong sự kiểm soát đặc biệt của NHNN, bắt đầu từ tháng 8/2006 Việt Hoa thông báo yêu cầu các cổ đông cũ đến đối chiếu cổ phiếu, kết quả là 70 cổ đông với 50 tỷ đồng. Với đề án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Việt Hoa đến hết năm 2007 với vốn điều lệ là 73 tỉ đồng 103 cổ đông. Tuy nhiên đều đáng chú ý là trong số cổ đông không ít cổ đông đứng tên trên danh nghĩa mà không có thật. Trên thực tế Việt Hoa không còn đồng vốn nào, toàn bộ vốn điều lệ đã mất từ lâu và số nợ khổng lồ vẫn chưa giải quyết được. Sau đó Ngân Hàng TMCP Việt Hoa được tái sinh là do 4 chủ nợ nước ngoài đồng ý giảm 95% nợ cộng với việc NHNN cho vay đặc biệt hàng trăm tỉ đồng cùng với vốn thu hồi từ xử lý tài sản để trả nợ cho khách hàng gửi tiền và các doanh nghiệp quốc doanh,Việt Hoa chỉ còn mất cân đối dưới 200 tỷ đồng. Mặt khác, yếu tố giúp Việt Hoa hồi sinh cũng chính bởi chủ trương hạn chế thành lập mới các TCTD cổ phần, giá trị các ngân hàng hiện tại được nâng cao, giá cổ phiếu ngân hàng tăng 200-300%. Vì thế các nhà đầu tư đã chọn việc khôi phục Việt Hoa thay cho thành lập 1 ngân hàng mới bởi thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý, cộng với các ưu đãi của NHNN đối với Việt Hoa nhằm củng cố phát triển đã giúp Việt Hoa vượt qua khó khăn. Qua vụ việc này, không những khẳng định tầm quan trọng của sự minh bạch và chuyên nghiệp trong kinh doanh ngân hàng mà còn thể hiện hoạt động ngân hàng đều phải tuân thủ theo pháp luật, bởi mọi sự lợi dụng kẻ hở pháp luật đều phải trả giá.
Đối với trường hợp Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB ), MSB được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ ngày 26/11/2001. Nguyên nhân là do nguyên giám đốc Thái Thị Thanh Liên và hai cán bộ khác nguyên là Phó Giám Đốc và Trưởng phòng tín dụng đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát của Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Thái Thị Thanh Liên còn cho con đứng tên thành lập một công ty, sau đó rút hàng trăm tỷ đồng của Ngân hàng Hàng Hải cho công ty trên vay để hoạt động, tuy nhiên công ty này
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 48
không trả được vốn vay nên đã đổi tên thành 1 công ty khác và vẫn nợ MSB 4 tỷ đồng không có khả năng chi trả. Kể từ tháng 11 năm 2003, NHNNVN quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam. Nếu sau 12 tháng sau khi chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt tình hình tài chính của MSB lành mạnh trở lại thì NHNN sẽ xem xét và mở các quy chế đối với ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi chấm dứt kiểm soát đặc biệt, MSB vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để củng cố và phát triển từ NHNN cụ thể là NHNN Thành phố Hải Phòng, trong đó tập trung xử lý các khoản nợ xấu93. Kết quả quy chế kiểm soát đặc biệt mang lại đã ngoài mong đợi, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đã vượt qua khó khăn và không ngừng phát triển như hiện nay.
Trường hợp của Ngân hàng TMCP Vũng tàu, TCTD phải phá sản sau khi chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt. Khái quá trong những năm 1993-1999, lợi dụng chủ trương tăng vốn điều lệ và cho vay tín dụng Lê Ân Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Vũng Tàu cùng một số cán bộ dưới quyền đã ký nhiều khế ước cho vay đối với những tài sản thế chấp không hợp pháp hoặc nâng khống giá trị tài sản thế chấp để cho vay với số lượng lớn. Những sai phạm này đã khiến đơn vị bị thất thoát 21 tỷ đồng. Do vậy, Ngân hàng TMCP Vũng Tàu lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, phải đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của NHNN, khi đó NHNN đã phải cho Ngân Hàng TMCP Vũng Tàu vay 90 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ đặc biệt để ổn định tình hình. Sau đó năm 2005 Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn sớm hoàn chình thủ tục, hồ sơ tiến hành định giá để phát mãi tài sản liên quan đến Ngân hàng TMCP Vũng Tàu.94
Giai đoạn Luật các TCTD 2010 có hiệu lực đến Thông tư 07/2013/TT-NHNN về quy chế kiểm soát đặc biệt ra đời đến nay, chưa có trường hợp TCTD được đặt vào quy chế kiểm soát đặc biệt. Trong bối cảnh cạnh tranh khóc liệt để tồn tại vững mạnh trong hệ thống TCTD cũng như rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh doanh của TCTD, pháp luật quy định về kiểm soát đặc biệt như hiện hành đã mở rộng con đường cho các TCTD
93
Hồng Phúc, Ngừng kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng Hàng Hải, http://vietbao.vn/Kinh-te/Ngung-kiem-soat-dac- biet-doi-voi-Ngan-hang-Hang-hai/20035647/90/ [ truy cập ngày 05/11/2013 ].
94
Xét xử 7 cán bộ ngân hàng gây thất thoát 21 tỷ đồng, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Xet-xu-7-can-bo-ngan- hang-gay-that-thoat-21-ty-dong/10796988/218/ [ truy cập ngày 06/11/2013].
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 49
khôi phục hoạt động kinh doanh trở lại bình thường hay chọn phương án sáp nhập hay hợp nhất tránh tình trạng xấu nhất diễn ra là phá sản TCTD. Đánh giá về hoạt động của các TCTD trên địa bàn Thành phố Cần thơ với 43 TCTD ngân hàng trong đó có 02 chi nhánh ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài 02 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài95. Trong thời gian qua hoạt động của các TCTD diễn ra sôi nỗi, số lượng các ngân hàng mở rộng quy mô, thành lập chi nhánh tại địa bàn ngày một nhiều, chính yếu tố này tạo nên nền tảng về đa dạng nguồn vốn thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố.
Kết thúc áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt, nếu TCTD không thể hoạt động trở lại bình thường con đường mà đa số các TCTD lựa chọn là việc sáp nhập hay hợp nhất với TCTD khác. Cụ thể là Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ngân hàng cổ phần Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện nay việc sáp nhập hay hợp nhất còn diễn ra ở các TCTD yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm các ngân hàng SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP bank, Navibank, Trustbank và Western Bank. Theo cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2013 NHNN đã chỉ đạo triển khai các thủ tục M&A ( hình thức mua bán và sáp nhập ) một số TCTD. Quyết định 48/2013/QĐ-TTg về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt đã trao cho Thống đốc NHNN thẩm quyền chỉ định TCTD tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD bị kiểm soát đặc biệt. Như vậy, trên thực tế chỉ còn lại GP Bank chưa công bố phương án tái cơ cấu được NHNN phê duyệt sau khi NHNN đã trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại của các ngân hàng trên. Kết quả là 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa hợp nhất với nhau thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn-SCB; TrustBank được Thiên Thanh mua lại, Habubank bị SHB thâu tóm và WesternBank hợp nhất với PVFC.
Việc các ngân hàng yếu kém hoạt động không hiệu quả thực hiện sáp nhập hoặc bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt theo chỉ định của NHNN không những giúp TCTD thoát khỏi yếu kém mà còn phù hợp với đề án tái cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015 ( đề án 254 ) của Thủ tướng Chính Phủ đề ra. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, hoạt động tín dụng chính vì thế
95
Tổng quan về thành phố Cần thơ, http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&id=1113&Itemid=90 [truy cập ngày 06/11/2013].
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 50
cũng không ngừng mở rộng về chất lượng cũng như số lượng TCTD tham gia hoat động kinh doanh. Vì thế yếu tố cạnh tranh đã trở nên khóc liệt, các TCTD hoạt động yếu kém trở thành lực cản cho sự phát triển chung.
Với mục tiêu chính là cơ cấu lại toàn hệ thống các TCTD để lành mạnh hóa và phát triển ổn định, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao cho nền kinh tế,