5. Bố cục của đề tài
2.2.1 Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
NHNNVN là cơ quan ngang bộ của chính phủ, cơ quan duy nhất thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối với công cụ quản lý đặc biệt là quy chế kiểm soát đặc biệt. NHNN có quyền quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 51. Theo quy định của Luật các TCTD 2010 khi TCTD rơi những tình trạng mà Luật quy định là điều kiện để áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt thì NHNN quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt52. Tuy nhiên đến Thông tư 07/2013/TT-NHNN của NHNN về quy chế kiểm soát đặc biệt thì thẩm quyền đó cụ thể cho thống đốc NHNN, cụ thể: Thống đốc NHNN có thẩm quyền
Quyết định việc đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Quyết định thời hạn, gia hạn thời hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt và nội dung giám sát đặc biệt, nội dung kiểm soát đặc biệt, nội dung kiểm soát toàn diện. Quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt; cử, trưng tập cán bộ tham gia
Ban kiểm soát đặc biệt; đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát.
Quyết định công bố thông tin kiểm soát đặc biệt.
Chỉ định người đại diện TCTD và xử lý những vấn đề do Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị theo quy định.
51
Khoản 12 điều 4 Luật NHNN Việt Nam 2010.
52
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 31
Trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định TCTD khác thực hiện tham gia góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Yêu cầu chủ sở hữu của TCTD được kiểm soát đặc biệt triển khai việc tăng
vốn điều lệ, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, xây dựng và trình NHNN phê duyệt về kế hoạch tái cơ cấu 53.
Lưu ý rằng theo thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định thống đốc NHNN phải căn cứ kết quả thanh tra, giám sát của NHNN và theo yêu đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCTD đặt trụ sở chính hoặc Ban kiểm soát đặc biệt để đưa ra các quyết định trên. Quy định này nhằm đánh giá chính xác tình hình hoạt động của TCTD ở mức độ nào để có biện pháp hổ trợ kịp thời.
Song song với những thẩm quyền trên, pháp luật quy định NHNN có trách nhiệm kiểm tra và phát hiện kịp thời những trường hợp TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống các TCTD đã gia tăng nhanh chóng về số lượng, quy mô và loại hình như hiện nay, trong khi NHNN chỉ dựa trên đơn độc hoạt động thanh tra và giám sát để kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của các TCTD. Chưa tập trung vào mô hình thanh tra hướng đến mục tiêu, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng như đánh giá rủi ro thị trường, cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra, vì thế đứng trước quyền hạn trách nhiệm của NHNN chưa thật sự nổi bật. Từ những phân tích trên cho thấy NHNN là chủ thể có vị trí quan trọng trong quy chế kiểm soát đặc biệt, thể hiện rõ vai trò quản lý Nhà Nước của mình. NHNN là yếu tố quyết định làm nên sự thành công trong việc giúp TCTD gặp rủi ro vượt qua khó khăn, chính vì thế NHNN cần phát huy quyền năng này để hỗ trợ các TCTD 1 cách kịp thời và hiệu quả.
2.2.2 Tổ Chức Tín Dụng
TCTD là đối tượng áp dụng của quy chế kiểm soát đặc biệt. Theo quy định hiện hành của Thông tư 07/2013/TT-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD quy định: Đối tượng áp dụng là TCTD và phạm vi áp dụng của quy chế kiểm soát đặc biệt là các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD 201054
. Quy định hiện tại
53
Điểm a,b,c,d,đ,e,g,h khoản 1 điều 5 Thông tư 07/2013/TT-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.
54
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 32
đã mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng so với Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt trước đó theo thông tư này : đối tượng và phạm vi áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt chỉ là TCTD Nhà Nước; TCTD cổ phần; TCTD liên doanh; TCTD 100% vốn nước ngoài55. Lý giải cho việc tại sao Thông tư 07/2013/TT-NHNN mở rộng phạm vi áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt theo hướng những TCTD thành lập hợp pháp đều có thể trở thành đối tượng áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt, chính bởi vị trí quan trọng của hệ thống TCTD có thể chi phối đến nền kinh tế và yếu tố thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Chính bởi những điều này, một khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, TCTD phải kịp thời báo cáo với NHNN về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục56. Hiện tại Thông tư 07/2013/TT–NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD cụ thể hơn trách nhiệm của TCTD là phải báo cáo ngay cho Thống đốc NHNN cụ thể là qua Cơ quan Thanh Tra, giám sát ngân hàng và Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chính57 . Khi TCTD bị áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt thì trách nhiệm cần thực hiện nhiều hơn, cụ thể : Luật các TCTD quy định Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ) của TCTD được kiểm soát phải có nhiệm vụ:
Xây dựng phương án cũng cố tổ chức và hoạt động của TCTD trình Ban kiểm đặc biệt thông qua và triển khai thực hiện phương án.
Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và đảm bảo an toàn tài sản của TCTD theo quy định của Pháp luật.
Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành TCTD và thực hiện yêu cầu của NHNN58.
TCTD khi bị đặt vào kiểm soát đặc biệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ban kiểm soát59. So với thông tư trước đó Thông tư 08/2010/TT-NHNN cũng quy định về kiểm soát đặc biệt thì trách nhiệm của
55
Điều 1 Thông tư 08/2010/ TT-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.
56
Điều 145 Luật các TCTD 2010.
57
Khoản 1 điều 20 Thông tư 07/2013/ TT-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.
58
Khoản 1,2,3,4 điều 150 Luật các TCTD 2010.
59
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 33
TCTD còn phải bố trí địa điểm, phương tiện làm việc cho Ban kiểm soát đặc biệt60. Ngoài ra còn đề cập đến quyền hạn của TCTD : Cho phép Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( Giám đốc ) chuyển nhượng cổ phần ( đối với TCTD cổ phần ); Chia cổ tức ( nếu có ); Cất dấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào liên quan đối với tài sản và các tài liệu, hồ sơ liên quan; Từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng khi có sự cho phép của NHNN61. Như vậy theo quy định hiện hành, trách nhiệm của TCTD đã gia tăng tuy nhiên phần quyền hạn không được đề cập đến. Chính đều này làm gia tăng vai trò của việc áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt.
2.3 Quy định pháp luật về thủ tục áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt
Để áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt đối với 1 TCTD, thống đốc NHNN phải ra quyết định đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt. Sau đây người viết sẽ trình bày cụ thể từng công đoạn nêu trên.
2.3.1 Quyết định tình trạng kiểm soát đặc biệt
Luật các TCTD 2010 quy định NHNN là chủ thể quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt khi rơi vào các trường hợp luật định áp dụng quy chế, tuy nhiên Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD cụ thể thẩm quyền này cho Thống đốc NHNN. Như vậy Thống đốc NHNN là chủ thể duy nhất có quyền ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Luật cũng quy định cụ thể nội dung của quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm : Tên TCTD được kiểm soát đặc biệt; Lý do kiểm soát đặc biệt; Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt; Thời hạn kiểm soát đặc biệt62. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là khoảng thời gian từ khi NHNN có quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD đó63. Thời hạn này do Thống đốc NHNN quy định trong quyết định kiểm soát đặc biệt, tuy nhiên Thông tư 07/2013/TT-NHNN không
60
Điểm h khoản 3 điều 10 Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt TCTD.
61
Điểm a,b,c,d Khoản 4 điều 10 Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về việc kiểm soát đặc biệt TCTD.
62
Điểm a,b,c,d Khoản 2 điều 147 Luật các TCTD 2010.
63
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 34
quy định thời hạn kiểm soát tối đa TCTD như Thông tư 08/2010/TT-NHNN trước đó là 02 năm.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý, thông tin 1 TCTD bị đặt vào kiểm soát đặc biệt rất quan trọng ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác như các TCTD có hợp tác liên quan hay các cá nhân, doanh nghiệp và khách hàng. Nên việc này sẽ được Thống đốc NHNN quyết định thời điểm, nội dung và hình thức công bố thông tin về việc kiểm soát dặc biệt TCTD trong từng trường hợp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp xử lý yếu kém của TCTD được kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân sẽ do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định64. Với 1 hoặc 1 số trong các hình thức là Đăng báo trung ương hoặc địa phương nơi đặt trụ sở chính của TCTD ít nhất 03 số liên tiếp; Họp báo; Đăng tải tin trên website của TCTD được kiểm soát đặc biệt hoặc của NHNN; Công bố tại hội đồng cổ đông.
Với những hình thức thông tin về kiểm soát đặc biệt TCTD và chủ thể được thông báo quyết định kiểm soát được quy định tại Thông tư 07/2013/TT-NHNN đã có sự mở rộng hơn so với quy định của Luật các TCTD 2010 : Quyết định kiểm soát đặc biệt được NHNN thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện; Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định không công bố công khai quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trừ việc thông báo đến TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt,NHNN và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Ra quyết định kiểm soát đặc biệt là khâu đầu tiên nhất, tuy nhiên lại có ý nghĩa to lớn vì nội dung của quyết định bao quát hầu hết hoạt động kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, nên chi phối khá nhiều đến kết quả của quá trình áp dụng quy chế. Bởi vậy vai trò của NHNN trong quá trình này là nổi bật và rõ nét nhất.
2.3.2 Thành lập ban kiểm soát đặc biệt.
Ban kiểm soát đặc biệt được thành lập khi Thống đốc NHNN ra quyết định đặt 1 TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ban kiểm soát đặc biệt là đại diện của NHNN tại TCTD thay mặt thực hiện việc kiểm soát TCTD. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn nhất định được quy định tại Luật các TCTD
64
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 35
2010 và cụ thể hóa tại Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt TCTD.
2.3.2.1 Thành viên ban kiểm soát đặc biệt.
Do đối tượng áp dụng quy chế kiểm soát đặc biệt theo Thông tư 07/2013/TT- NHNN đã được mở rộng, việc đa dạng về loại hình TCTD là đối tượng điều chỉnh của quy chế tất yếu cần 1 cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chính vì thế, Thông tư 07/2013/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt TCTD quy định cụ thể : Thống đốc NHNN quyết định thành phần, số lượng và cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt được quy định65. Theo quy định hiện hành của thông tư này, số lượng thành viên tối thiểu của Ban kiểm soát không được đề cập cụ thể như Thông tư 08/2010/TT-NHNN về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD ( 03 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng Ban66). Xét về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt Thông tư 07/2013/TT-NHNN đang có hiệu lực quy định như sau : thành viên Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ của NHNN, Bảo hiểm tiền gửi VN, các chuyên gia ngân hàng, cán bộ của TCTD do NHNN trưng tập67.
Như quy định Ban kiểm soát đặc biệt sẽ có chức danh Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt là 1 trong các đối tượng sau :
Cán bộ lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên thuộc NHNN. Lãnh đạo cấp Vụ hoặc các chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng.
Lãnh đạo của NHNN chi nhánh68
.
Đối chiếu với những quy định này với nội dung Thông tư 08/2010/TT-NHNN trước đó, người viết nhận thấy, điều kiện của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định hiện hành cần phải đáp ứng thêm các điều kiện như sau :
Là cán bộ của NHNN, NHNN chinh nhánh và TCTD khác (khi cần thiết ).
65
Khoản 1 điều 9 Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt TCTD.
66
Khoản 1 điều 11 Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.
67
Khoản 2 điều 9 Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về quy chế kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.
68
GVHD: Ths LÊ HUỲNH PHƢƠNG CHINH SVTH: THÁI NGỌC ÁI VI TRANG 36
Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, Luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt TCTD.
Có tối thiểu 03 năm công tác trong nghành ngân hàng.
Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của TCTD được kiểm soát đặc biệt69.
Khi đảm nhận vai trò là Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt hay là thành viên, chủ thể phải thực hiện tốt các trách nhiệm riêng biệt đối với từng chức danh, Trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt: Lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định; Phân công nhiệm vụ cho các thành