Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ về tình hình thu hồi đất, thu nhập,

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 89)

3.3.1.1. Tình hình thu hồi đất: Với đặc điểm là vùng đồi thấp, dân cư thưa thớt chỉ

204 người/km2 (thời điểm 2004) phân bố rải rác lẫn giữa các khu đất nông nghiệp; người dân 4 xã (Thị trấn Tằng Loỏng, Xuân Giao, Gia Phú, Phú Nhuận) với tổng số

dân là 38.029 người, 8.477 hộ trong đó có 14.533 người trong độ tuổi lao động; trước kia chủ yếu sống bằng nông lâm nghiệp (trồng rừng, ngô, khoai, sắn và các loại hoa màu) và đi làm thuê thời vụ trong những khi nông nhàn. Khi Cụm công nghiệp Tằng Loỏng (trước đây) hình thành cuộc sống người dân 4 xã nêu trên đã có nhiều biến động lớn:

Đối với nhóm các hộ bị thu hồi đất từ thời điểm 2007 - 2013: Bình quân diện tích các loại đất trung bình mỗi hộ gia đình 5 năm trước là 7.348,7 m2. 95,71 % (130/140 hộ dân) có đất bị thu hồi, hộ bị thu hồi nhiều nhất là 20.300 m2, ít nhất là 128,3 m2; với diện tích bình quân là 6.273,6 m2. Sau khi bị thu hồi đất, bình quân diện tích các loại đất của mỗi hộ gia đình còn lại là 1.486 m2, giảm 79,78% so với 5 năm trước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

Bảng 3.14: Diện tích đất còn lại của các hộ sau khi thu hồi đất

TT Nội dung Diện tích (m2) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Đất ở 100 128 91,43 2 Diện tích đất nông nghiệp 3.674,8 32 22,86 3 Đất nuôi trồng thủy sản 335 12 8,57 4 Đất rừng 117,7 26 18,57

Đối với nhóm các hộ không bị thu hồi đất, đây là nhóm điều tra nhằm mục

đích đối chiếu, so sánh về tình hình đời sống, việc làm của họ khi thành lập KCN với các hộ bị thu hồi đất. Qua kết quả điều tra nhận thấy nhóm này không có đất nông nghiệp; chỉ có diện tích đất ở từ 80 -200 m2, đa số diện tích đất ở 100 m2.

3.3.1.2. Các nguồn thu nhập của hộ:

Cơ cấu nguồn thu nhập của hộ cũng thay đổi đáng kể. Theo kết quảđiều tra, nếu như trước kia thu nhập của hộ gia đình tập trung chủ yếu từ nguồn sản xuất nông nghiệp không có nghề phụ (kinh tế chủ yếu là thuần nông), trình độ dân trí thấp. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn, nhiều gia đình sẽ không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp. Một bộ phận nhỏ nhân dân tự chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang Thương mại - dịch vụ. Bộ phận còn lại tận dụng quỹ đất chưa bị thu hồi để duy trì sản xuất nông - lâm nghiệp. Cơ cấu nguồn thu của các hộ

dân trong khu vực GPMB đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng. Kết qủa điều tra 140 hộ dân có đất bị thu hồi như sau:

Bảng 3.15: Nguồn thu nhập của các hộđiều tra

TT Nội dung Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Thu nhập tư nông nghiệp 32 22,70 2 Thu nhập từ Lâm nghiệp 25 17,86 3 Thu nhập từ Ngư nghiệp 12 8,57 4 Thu nhập từ làm công ăn lương 70 50 5 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 25 17,86 6 Thu nhập phi nông nghiệp khác 12 8,57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 Kết quả điều tra 60 hộ dân không bị thu hồi đất, 100% hộ dân sinh sống từ

làm công ăn lương, hoạt động kinh doanh.

3.3.1.3. Tổng số có 170 người/140 hộ điều tra. kết quả điều tra tình trạng việc làm trước khi thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất, cụ thể:

Bảng 3.16: Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất của người lao động

TT Nội dung Số người

(người) Tỷ lệ (%)

1 Trước khi thu hi đất 170 100

1.1 Không có việc làm 17 10 1.2 Chưa có việc làm 22 12,94 1.3 Đủ việc làm 131 77,06

2 Sau khi thu hi đất 170 100

2.1 Không có việc làm 40 23,53 2.2 Chưa có việc làm 40 23,53

2.3 Đủ việc làm 90 52,94

Sau khi thu hồi đất, tình trạng việc làm của lao động các hộ bị thu hồi đất là rất đáng báo động, thể hiện ở tỷ lệ lao động không có việc làm, chưa có việc làm có xu hướng tăng lên còn tỷ lệđủ việc làm giảm. Do đó, trong khi thực hiện các biện pháp tạo việc làm cho lao động hộ bị thu hồi đất cần có sự quan tâm đến việc làm cho lao động; lý do trình độ học vấn thấp dẫn đến vấn đề đào tạo và phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều hạn chế. Nên khi bị thu hồi đất sản xuất, bộ

phận lao động có học vấn thấp rất khó thích nghi với hoàn cảnh mới, đồng thời khi số tiền bồi thường không được sử dụng hợp lý cho việc chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm công việc mới thì lực lượng lao động này có khả năng thất nghiệp rất cao và cuộc sống gia đình sẽ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Các doanh nghiệp, nhà máy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 trên địa bàn chủ yếu cần tuyển dụng lao động có nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật nên bộ phận lao động phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 89)