Khả năng áp dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới để hoàn thiện

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 30)

thin pháp lut v thu hi đất, bi thường, h tr, tái định cư ca Vit Nam

Từ những mô hình, kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra một số bài học ban đầu cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam để

phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, như sau:

1.2.2.1. Xác định các trường hợp áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi đất

Các nước, vùng lãnh thổ xác định việc áp dụng biện pháp hành chính để

có đất một cách rất hạn chế, ví dụ Hàn Quốc áp dụng cho các dự án kinh tế như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 phải do Nhà nước đầu tư; Trung Quốc áp dụng cho các dự án lớn có hạ tầng chung; Canađa quy định chính quyền các bang có thể thu hồi quyền sở hữu đất nhưng quyền này chỉ áp dụng với những mảnh đất thể hiện trong bản quy hoạch là sử dụng cho mục đích công cộng ví dụ nhưđường giao thông và cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, các quy định của Luật đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật quy định về trường hợp được áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi đất vẫn còn khá rộng rãi, bao gồm cả dự án phát triển kinh tế lớn, đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp (không phân biệt nguồn vốn đầu tư là của Nhà nước hay của tư nhân), các dự án 100% vốn nước ngoài. Đây là một vấn đề

rất khó thuyết phục người có đất bị thu hồi nhanh chóng chấp nhận phương án bồi thường để bàn giao mặt bằng, những người này cho rằng nếu lấy đất của họ để sử dụng vào các mục đích như xây dựng đường giao thông, công trình công cộng thì họ sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì cộng đồng, nhưng nếu lấy đất của họ

cho các dự án kinh tế thì phải thỏa thuận sòng phẳng và trong nhiều trường hợp những người dân này cho rằng họ cũng có thể tự đầu tư trên mảnh đất của họ được như các nhà đầu tư khác, việc Nhà nước thu hồi đất của họđể giao cho các nhà đầu tư khác là không công bằng, không bình đẳng.

1.2.2.2. Đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi

Kinh nghiệm của Ôxtrâylia trong việc ban hành nguyên tắc chủđạo của việc bồi thường là phải đảm bảo cho người có đất bị thu hồi điều kiện về tài chính ngang bằng với trạng thái cũ khi đất chưa bị thu hồi; của Đức với nguyên tắc là bồi thường sẽđem lại cho chủ sở hữu cơ hội có được tài sản tương tự và phải bao gồm cả kế

hoạch di dời nhà, tìm việc khác hoặc chuyển vị trí kinh doanh; Kinh nghiệm của Canada trong việc xác định đầy đủ các loại thiệt hại mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu bao gồm: đất, nhà, các công trình khác; mất giá trịđối với mảnh đất còn lại; mất các tiện ích như cây cối và cảnh quan; tổn thất về kinh doanh; thiệt hại về việc di dời, ví dụ chi phí di chuyển và tái định cư (áp dụng đối với chủ sở hữu và người thuê

đất) cần được nghiên cứu để nâng mức bồi thường cho người bị thu hồi đất, đảm bảo sinh kế của hộ sau khi đã mất đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai (Đào Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Chính, 2014).

1.2.2.3. Tăng cường vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp chủđầu tư tự thỏa thuận với người dân để có đất thực hiện dự án đầu tư

Một thực tế đang diễn ra là trong quá trình thương lượng, thỏa thuận với người dân, nhà đầu tư thường gặp khó khăn trong việc tìm được tiếng nói đồng thuận tuyệt đối mà luôn có một bộ phận người đang sử dụng đất không muốn hợp tác với nhà đầu tư để chuyển nhượng quyền sử dụng đất của họ. Từ đó, dẫn đến tình trạng dự án bị giẫm chân tại chỗ, không triển khai được, phá vỡ quy hoạch chi tiết được duyệt. Đối với trường hợp này có thể áp dụng bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc, sau khi đã thỏa thuận được với đa số người dân (Hàn Quốc quy

định là 85%) thì đối với những trường hợp còn lại sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng giá bồi thường đã thỏa thuận được với đa số (Đào Trung Chính, 2014).

1.2.2.4. Nghiên cứu, áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích

Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong việc áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích đối với các dự án trong lĩnh vực thủy điện, chỉnh trang đô thị cần được nghiên cứu (đặc biệt, ở Việt Nam đã nghiên cứu vận dụng trong dự án Thủy điện Sơn La, chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng, dự án trồng cây cao su tại Sơn La, Lai Châu), trên cơ sởđó có quy định cụ thể về quy trình thực hiện chuyển đổi đất đai trong trường hợp thực hiện các dự án có tác động lớn, trên diện rộng đến cộng

đồng dân cư như các dự án thủy điện lớn, dự án khai thác khoáng sản, dự án xây dựng hồ thủy lợi lớn, các dự án thực hiện chỉnh trang nâng cấp hạ tầng đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng lại các khu dân cư cũ trên nguyên tắc chia sẻ

quyền lợi giữa các bên tham gia, các bên có quyền lợi liên quan (Đào Trung Chính, 2014).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 30)