Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 32)

Việc hình thành và phát triển KCN đã và đang trở thành một trong những mô hình phát triển kinh tế quan trọng ở các nước đang phát triển và cả những nước phát triển. Mô hình kinh tế này ra đời nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 thành và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và phát triển công nghiệp, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.

KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 ở Tradford Park, Manchester (Anh), Vùng công nghiệp Clearing Chicago, bang Ilinois được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Năm 1940, Italia cũng thành lập một KCN ở Napoli, đến thập kỷ 1950-1960, ở Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1000 KCN, sau đó tăng lên 2400 khu vào năm 1970, ở Pháp có 230 KCN (năm 1963) và Canada có 21 vùng công nghiệp (năm 1965). Ở các nước đang phát triển bắt đầu vào cuối thập kỷ 60 mới có 9 KCN ở 9 nước thì đến đầu thập kỷ 70 có 34 khu, đến giữa thập kỷ 80 có 35 nước thành lập 79 KCN, sau 2 năm (1987) theo số liệu thống kê

đã đạt 111 KCN ở 40 nước. Nhìn chung, mô hình KCN đã trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, nó trở thành mô hình tiến bộ đối với chương trình phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các nước

đang phát triển vào những năm 1960-1970 như: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia, Philipin, Trung Quốc, Thái Lan.... Hiện nay, trên thế giới có hàng nghìn KCN

được thành lập. Riêng các nước đang phát triển có khoảng 700 KCN. Sự phát triển KCN ở các nước không đều, thậm chí ở một số nước không thành công, nhưng số lượng loại hình này vẫn không ngừng tăng lên.

Đến nay, việc xây dựng phát triển KCN có nhiều thay đổi. Các nước tập trung đi sâu vào quản lý chất lượng hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, dịch vụ, chính sách và đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nhằm hướng tới lợi nhuận cao hơn cho các nhà sản xuất, kinh doanh đến đầu tư, nhờ giảm chi phí sản xuất về: nhân công, thuế, giao thông vận tải, dịch vụ phục vụ nhanh chóng trên cơ sở

khuyến khích từ các chính sách của nước chủ nhà giành cho các nhà đầu tưở trong KCN, làm cho sản phẩm, hàng hoá ở đây giá rẻ, chất lượng cao, lại có khả năng cạnh tranh với các nơi khác trên thị trường thế giới và khu vực. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào KCN của nước sở tại còn có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường nước đó, có điều kiện được cung cấp nguyên liệu tại chỗ, tạo sựổn định về nguyên liệu và thị trường mở rộng hơn (Lê Tuyển Cử, 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 32)