Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là điều tất yếu. Phát triển đồng bộ với quá trình trên là sự xuất hiện nhiều đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, cơ sở hạ tầng cũng cần mở rộng để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Thực tế cho thấy quỹ đất dành cho các hạng mục trên hiện có không thểđáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, vì vậy việc thu hồi những đất đang sử dụng vào các mục đích nhưđất nông nghiệp, đất ở… sang đất chuyên dùng là điều không thể tránh khỏi.
1.3.1.1. Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp
- Giai đoạn 2000 - 2005: tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366.440 ha (mỗi năm thu hồi hơn 73 nghìn ha). Trong đó: thu hồi để phát triển công nghiệp, dịch vụ là 39.556 ha; phát triển đô thị là 70.322 ha; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội là 136.175 ha (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005a).
- Giai đoạn 2006 - 2010: tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 220.921 ha (mỗi năm thu hồi khoảng 44 nghìn ha). Trong đó: thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ là 94.190 ha; phát triển đô thị là 22.517 ha; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội là 104.214 ha, cụ thể như sau (thể hiện trong Bảng 3.4):
Bảng 1.1: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị tính: Diện tích (ha); Tỷ lệ (%)
Mục tiêu thu hồi đất Tổng số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Diện tích Tỷ lệ Tổng Diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi 220.921 100,00 35.428 67.534 63.539 25.850 28.570
+ Thu hồi đất để phát
triển CN,DV 94.190 42,64 15.627 31.805 28.511 11.841 6.406 + Thu hồi đất để phát
triển các khu đô thị 22.517 10,19 3.071 8.272 6.482 1.551 3.141 + Thu hồi đất để phát
triển hạ tầng KT-XH 104.214 47,17 16.730 27.457 28.546 12.458 19.023
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Trong vòng 5 năm, từ năm 2006 đến 2010 đã có 220.921 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi qua các năm là không đồng đều. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất là vào năm 2007 (67.534 ha), tiếp đó là năm 2008 (63.539 ha), điều này cho thấy vào những năm này tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, đòi hỏi cần nhiều diện tích đất cho các mục tiêu phát triển. Năm 2009, 2010 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ bằng gần một nửa so với năm 2007 do tác động của khủng hoảng kinh tế nên nguồn vốn đầu tư cho các dự án kinh tế không còn được như những năm trước đây. Nhận định này cũng được thể hiện rõ trong cơ cấu sử dụng diện tích đất thu hồi năm 2010, cụ thể là: trong 28.570 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để
phát triển hạ tầng KT-XH chiếm đến 66,60% tổng diện tích đất. Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội trong giai đoạn này bắt đầu chuyển sang mục tiêu xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở và chỉnh trang lại đô thị.
1.3.1.2. Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi
Đất ở; đất có các công trình kiến trúc, xây dựng; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; trong đó, chủ yếu là thu hồi đất ở (khoảng 30 nghìn ha đất ở) để
sắp xếp, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
1.3.1.3. Tồn tại, bất cập trong việc thu hồi đất
Thông qua việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng, đã tạo điều kiện để xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp; mở rộng và xây dựng mới các khu đô thị; từng bước phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử
dụng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập:
- Việc quy hoạch và phát triển các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp ở một số địa phương còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển khu dân cư nông thôn, không phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng và nhu cầu phát triển thực tế. Nhiều khu đã tiến hành thu hồi san lấp mặt bằng nhiều năm nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, khả năng thu hút đầu tư kém, tỷ lệ lấp đầy thấp, đất đai bị bỏ hoang hoá, lãng phí.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 - Việc bố trí đất đai cho các khu, cụm công nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý và tiết kiệm. Một số tỉnh có điều kiện thành lập và xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở những khu vực đồi núi, đất nông nghiệp kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành quy hoạch và xin phép thành lập trên những vùng đất thuận tiện về vị
trí, hạ tầng, địa hình bằng phẳng (chủ yếu là đất trồng lúa) để hạn chế phải đầu tư
hạ tầng. Nhiều khu, cụm công nghiệp được xây dựng bám theo các trục giao thông lớn và nằm sát các khu dân cư, gây nên tình trạng ách tắc giao thông.
- Việc phát triển nhanh các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Trong số các khu, cụm công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động còn nhiều khu, cụm công nghiệp xả
thẳng nước thải từ các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng xung quanh và tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.
- Việc phát triển nhanh các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đến tình hình khiếu kiện của những người bị
thu hồi đất. Tình hình giải quyết khiếu kiện về đất đai, trong đó có khiếu kiện liên quan đến giải phóng mặt bằng của Tòa án cấp sơ thẩm là 6.382 vụ việc/năm 2004, 9.755 vụ việc/năm 2005, 11.441 vụ việc/năm 2007, 10.817 vụ việc/năm 2009, 5.828 vụ việc/8 tháng đầu năm 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 6.694 lượt đơn thư về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết được 62.706 vụ.
- Việc bồi thường khi thu hồi đất thường thấp hơn giá trị thị trường và không giải quyết có hiệu quả cơ chế hỗ trợ về gián đoạn sinh kế, chuyển đổi nghề
nghiệp nên làm cho người nông dân bị thu hồi đất có xu hướng nghèo đi, khoảng cách giầu nghèo giữa đô thị và nông thôn, vùng đồng bằng và miền núi ngày càng xa hơn. Theo Báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới thực hiện thì tỷ lệ nghèo năm 2010 của Việt Nam là 20,7%, trong đó tỷ lệ nghèo
ở khu vực đô thị là 6,0%, tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn là 27,0%.