Tình hình xây dựng các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 36)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 bao gồm: Đông Phố Mới, diện tích 100 ha và Tằng Loỏng, diện tích 1100 ha và 01 cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, diện tích 85 ha.

Khu công nghiệp đã được quy hoạch: Căn cứ Quyết định số: 1107/QĐ- TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có 01 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Đông Phố Mới. Khu công nghiệp Tằng Loỏng được Thủ tướng Chính phủ

chấp thuận tại Văn bản số 1835/TTg-KTN ngày 05/10/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc bổ sung KCN Tằng Loỏng vào Quy hoạch phát triển các KCN

ở Việt Nam (Ban Quản lý khu kinh tế Lào Cai, 2014). 1.3.2.1. Phát triển các khu công nghiệp đã thành lập

a) Khu công nghiệp Đông Phố Mới:

Đến 30/6/2014 KCN Đông Phố Mới hiện đã thu hút được 38 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 80 tỷđồng, trong đó 36 dự án trong nước 02 dự án đầu tư nước ngoài; có 23 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có 08 dự án đang triển khai xây dựng và 07 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư; Doanh thu 2013 đạt trên 5.023 tỷ đồng; số lao động sử dụng là 337 người trong

đó lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lào Cai là 304 người chiếm 90,2 %, lao động nước ngoài 4 người, thu nhập bình quân 3.300.000 đồng /người/ tháng

(Ban Quản lý khu kinh tế Lào Cai, 2014).

b) Khu công nghiệp Tằng Loỏng

Đến 30/6/2014 KCN Tằng Loỏng hiện đã thu hút được 27 dự án đăng ký

đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 16,844 tỷ đồng, trong đó 25 dự án trong nước 02 dự án đầu tư nước ngoài. Có 18 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; có 05 dự án đang triển khai xây dựng và 04 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư; Doanh thu năm 2013 đạt 7.180,55 tỷ đồng; số lao động sử dụng là 2.570 người, trong đó lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lào Cai là 2.034 người chiếm 79,1 %, lao động nước ngoài 27 người, thu nhập bình quân 7.100.000 đồng /người/ tháng (Ban Quản lý khu kinh tế Lào Cai, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

1.3.2.2. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn

- Chuyển đổi Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải thành khu công nghiệp: Quy hoạch khu đã được UBND tỉnh Lào cai phê duyệt tại Quyết định số: 1023/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 với tổng diện tích đất quy hoạch 85 ha. Vị trí Quy hoạch KCN nằm liền kề trung tâm thành phố Lào Cai và hành chính lớn của tỉnh; cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, thông tin, viễn thông tốt có đủ khả năng

đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư khi KCN đi vào hoạt động. Đến nay Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải đã lấp đầy 100%, với 66 dự án (đã đi vào sản xuất kinh doanh, đang xây dựng, đang hoàn thiện hồ sơ cấp GCNĐT.

- Quy hoạch mới 02 khu công nghiệp với tổng diện tích: 1.400 ha.

Khu công nghiệp Tân An, Tân Thượng - huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với diện tích khoảng 1000 ha.

Khu công nghiệp phía Tây thành phố (Bắc Nhạc Sơn) xã Đồng Tuyển – thành phố Lào Cai với diện tích khoảng 400 ha (Ban Quản lý khu kinh tế Lào Cai, 2014).

1.3.2.3. Đánh giá chung về hiện trạng xây dựng và phát triển các khu (cụm) công nghiệp như sau

a) Mặt được:

Các khu công nghiệp, đã đáp ứng được mặt bằng cũng như hạ tầng kỹ

thuật phục vụ các dự án sản xuất công nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi để

khuyến khích và thu hút các cơ sở trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tạo sự chủ động trong việc bố trí các nhà máy, xí nghiệp theo hướng quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng phát triển manh mún, tự phát và khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay.

Hình thành nên những khu công nghiệp tập trung mang tính chất đặc thù cho từng lĩnh vực công nghiệp đồng thời tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp, sản phẩm của cơ sở này là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của cơ sở khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Các KCN có đóng góp lớn vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp. Chúng tôi xin nêu lên một vài con số về giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh từ

năm 2001 chưa có quy hoạch KCN đến nay (năm 2002 UBND tỉnh Lào Cai mới cho quy hoạch 02 KCN Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới) với giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm như sau: 350 tỷđồng (2001); 565 tỷđồng (2005); 1.487 tỷ đồng (2009); 3.150 tỷđồng (2012) và 3.946 tỷđồng (2013).

Giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN năm 2013: 1448 tỷđồng, đạt gần 36,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2014, một số dự án mới đi vào hoạt động như: Dự án Gang thép, Dự án Photpho Vàng số 5, dự án của Công ty Cổ phần phân bón hóa chất Đức Giang Lào Cai, giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN sẽ chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Tốc độ phát triển nhanh, ốn định, năm sau cao hơn năm trước đã góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP của tỉnh: 26,55% (2005); 29,54% (2006); 42,55% (2010); 42,18% (2012).

Nếu tính bình quân 1ha đất công nghiệp (đất chỉ giành cho sản xuất công nghiệp) tạo ra doanh số 16 tỷ đồng /ha. Ngoài ra các KCN đã tác động rất tích cực thúc đẩy phát triển các loại dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân và diện mạo nông thôn ven KCN nâng cao rõ rệt.

Sự hình thành và phát triển các KCN đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành một nguồn nhân lực mới có trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độ tay nghề được đào tạo, làm việc trong các cơ sở công nghiệp với tác phong công nghiệp, nâng cao đời sống thu nhập của người lao động.

Lực lượng lao động ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của các dự án trong các KCN. Đến 31/12/2013 các KCN đã giải quyết việc làm ổn định thường xuyên cho người lao động được đào tạo: 2.570 người, trong đó có trên 80% là lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng lao động này hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Trong tương lai một số nhà máy đi vào hoạt động như: Nhà máy gang thép Việt Trung, nhà máy DAP số 2, các nhà máy của Khu Liên hợp Đức Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Lào Cai, nhà máy của Công ty cổ phần Khoáng Sản, Luyện kim Lào Cai…. sẽ

thu hút hàng ngàn lao động vào làm việc, lúc đó lực lượng lao động tại các KCN sẽ trên 5.000 người

b) Tồn tại

Trong quá trình 10 năm xây dựng và phát triển tuy là tỉnh phát triển mô hình KCN khá chậm so với cả nước nhưng có thể nói đóng góp của các KCN vào phát triển chung của tỉnh Lào Cai là cơ bản, đáng kể và nổi bật. Song mô hình quản lý KCN là mô hình mới đối với tỉnh Lào Cai, là mô hình mang tính đặc thù, vừa triển khai, vừa học hỏi, vừa điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn phát triển. Do đó các KCN vẫn còn bộc lộ những khó khăn hạn chế, cần phải tiếp tục nghiên cứu khắc phục trong thời gian tới để phát triển

đi lên. Những khó khăn tồn tại đó là:

Về cơ chế chính sách: Cần nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách

đặc thù của Lào Cai để thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho công nghiệp Lào Cai phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Các cơ chế chính sách khi ban hành phải phù hợp với tình hình thực tế, tuân thủđúng pháp luật, đảm bảo tính ổn định tuơng đối để

nhà đầu tư yên tâm đầu tư trên đồng vốn họ bỏ ra.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa tính đến yếu tố liên kết ngành, vùng, chưa tính đến yếu tố phát triển ổn định lâu dài cho KCN như khu công nghiệp nằm trong thành phố, KCN không có hàng rào, nhiều

đường giao thông công cộng đi qua KCN, dân cư sống xen kẽ… gây khó khăn cho công tác quản lý và triển khai các dự án đầu tư. Chưa có kế hoạch thực hiện

đầu tư theo quy hoạch và phân kỳ hợp lý dựa trên khả năng thu hút đầu tư. Hàm lượng công nghệ, trình độ tay nghề của ngưòi lao động, tính phù hợp ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao. Các chủ đầu tư trong KCN chưa thực sự chú ý đến công nghệ của các dự án, cũng như cơ cấu ngành nghề, môi trường ... dẫn đến có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình hoạt động của dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Công tác bảo vệ môi trường trong các KCN còn nan giải, bất cập. Chủđầu tư vẫn đặt lợi ích kinh tế trên trách nhiệm bảo vệ môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kịp thời, phát hiện xử lý vi phạm chậm dẫn đến có nhiều vấn đề tồn tại chậm được giải quyết. Phát triển công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng lớn, sản phẩm nhiều, đa dạng, quy mô hiện đại nhưng song hành với việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh thì sản xuất công nghiệp thường gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái. Để đảm bảo phát triển bền vững phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhà đầu tư cần phải nhận thức bảo vệ môi trường là đảm bảo cho nhà

đầu tư phát triển và ngược lại, khi phát triển, kinh tế tạo ra lợi nhuận cao, nhà đầu tư phải có trách nhiệm đầu tư bảo vệ môi trường, các ngành, các cấp chung tay bảo vệ môi trường cho tương lai phát triển bền vững.

Công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng tại các KCN: Trong 3 KCN của tỉnh Lào Cai thì có 2 KCN là KCN Đông Phố Mới và KCN Bắc Duyên Hải

đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh. Vì vậy rất thuận lợi cho nhà đầu tưđến đăng ký đầu tư và triển khai dự án tại đây. Riêng đối với KCN Tằng Loỏng tỉnh Lào Cai chủ trương lập và quản lý quy hoạch còn lại do nhà đầu tư tự bỏ vốn để trển khai Dự án, từ giải phóng mặt bằng, tái định cư, san lấp mặt bằng, đầu tư hạ tầng

đồng bộ nên đã xuất hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý như: tồn tại một số

hộ dân trong KCN, triển khai các công trình tầng rất khó khăn (như hệ thống lưới

điện cấp cho các Dự án, tuyến nước thải, khu xử lý nước thải...) dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường, bố trí hệ thống lưới điện không đồng bộ, không

đảm bảo mỹ quan, gây khó khăn cho công tác đầu tư xây dựng và vận hành…. Do đó cần thiết phải đầu tư một số công trình hạ tầng dùng chung cho KCN (Thái Bình Nguyên, 2013).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 36)