Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 53)

3.1.2.1. Địa hình

Bảo Thắng có địa hình khá phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, độ phân tầng lớn tạo ra các vùng đất thấp trung bình. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn nhiều núi nhỏ hơn phân bốđa dạng, chia cắt.

3.1.2.2. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Lào Cai. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Khí hậu Bảo Thắng có biên độ

dao động khá lớn giữa ngày và đêm và giữa các tháng trong năm.

Nền nhiệt độ trung bình, nhiệt độ trung bình năm khoảng 28-300C và ít biến động. Tháng có nhiệt trung bình cao nhất là tháng 6 (khoảng 320C); tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (160C).

Độ ẩm không khí trong năm chênh lệch không nhiều, bình quân năm khoảng 86%.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 113 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất thường là tháng 8, trung bình khoảng 350 mm; tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1, khoảng 20 mm.

Hướng gió là gió Đông Bắc - Tây Nam. Gió và bão ít ảnh hưởng tới Bảo Thắng. Sương mù thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Có chếđộ

ánh sáng, mưa, ẩm phong phú phù hợp cho nhiều loại thực vật, cây trồng, vật nuôi khác nhau.

3.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của huyện Bảo Thắng là 68.219,31 ha, trong đó đất nông nghiệp 42.900,5 ha chiếm 62,89% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp 5.906,97 ha chiếm 8,66%. Đất chưa sử dụng còn khá nhiều 19.411,8 ha chiếm 28,46% tổng diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Thắng Chỉ tiêu Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 68.219,31 100 I. Đất nông nghiệp 42.900,5 62,89 1. Đất sản xuất nông nghiệp 10.843,37 15,89 - Đất cây hàng năm 6.449,45 9,45 - Đất cây lâu năm 4.393,92 6,44 2. Đất nuôi thuỷ sản 616,43 0,90 3. Đất lâm nghiệp 31.678,46 46,44 - Đất rừng sản xuất 19.898,8 28,66 - Đất rừng phòng hộ 11.886,9 17,42 - Đất rừng đặc dụng 0 0,00 4. Đất nông nghiệp khác 0 0,00

II. Đất phi nông nghiệp 5.906,97 8,66

1. Đất ở 629,27 0,92 - Đất ở tại nông thôn 508,38 0,75 - Đất ở tại đô thị 120,89 0,18 2. Đất chuyên dùng 2.259,81 3,31 3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 42,29 0,06 4. Đất sông, suối và MNCD 2.987,29 4,38

5. Đất tôn giáo tín ngưỡng 0 0,00

III. Đất chưa sử dụng 19.411,84 28,46 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng

- Tài nguyên nước

Bảo Thắng có hệ thống sông suối được phân bố khá đều, có 1 sông lớn (sông Hồng với chiều dài khoảng 45 km chảy qua giữa huyện), 1 suối lớn (suối Tằng Gia) và khá nhiều suối nhỏ khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 thương bằng đường thuỷ giữa Lào Cai - đầu mối của Việt Nam với Vân Nam -

đầu mối quan trọng của miền Tây (TQ), mà nó còn tạo ra tiềm năng phát triển du lịch đường sông.

Hệ thống sông, suối với địa hình dốc có thể phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa (hiện huyện Bảo Thắng có 2 dự án thủy điện là thủy điện Suối Trát ở Tằng Loỏng và thủy điện Tả Thàng ở Gia Phú).

Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào với chất lượng tốt. - Tài nguyên rừng

Hầu hết diện tích rừng của huyện đều là rừng phòng hộ đầu nguồn cần

được khoanh nuôi bảo vệ. Rừng tự nhiên Bảo Thắng trước đây phong phú về

lâm, thổ sản với nhiều loại động thực vật như: gỗ Đinh, Lim, Sến, Táu, Gụ, Mật, Dầu, Dổi, Chò chỉ, Chò nâu, Giẻ đỏ, Giẻ cau... và nhiều loại dược liệu quý như

Sa nhân, Ba kích, Quế ...; Động vật trước đây có các loài như Hươu, Nai, Lợn rừng, Hoẵng, Nhím, Sơn dương, Gấu... Các loài chim có Vẹt, Sáo đen, Nhồng..., tuy nhiên, do việc khai thác bừa bãi nên hệđộng thực vật rừng ở Bảo Thắng đã bị

suy giảm nghiêm trọng.

Toàn huyện có khoảng 31.678,46 ha đất lâm nghiệp chiếm 46,44% diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó rừng phòng hộ có 11.886,9 ha chiếm 17,42%; tỷ lệ che phủđạt 48,5%.

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ. Tuy nhiên, qua kết quả tìm kiếm sơ bộ, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu có quặng đồng, sắt, phốt pho, apatit... hiện đang được khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất.

3.1.2.4. Dân số và Nguồn lao động

a) Dân số

Năm 2013, tổng điều tra dân số huyện Bảo Thắng có 101,96 nghìn người, mật độ dân số là 149,5 người/ km2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.2: Phát triển dân số huyện từ năm 2009 - 2013

Năm Dân số TB (nghìn người) Mật độ dân số (ng./km2) Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%0) Tốc độ tăng dân số TB (%/năm) 2009 104,7 154,0 1,50 0,65 2010 105,2 154,1 1,39 0,42 2011 102,8 154,7 1,31 -2,23 2012 100,9 147,9 1,35 -2,06 2013 101,96 149,5 1,33 1,05

Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Thắng

b) Nguồn lao động

Bảng 3.3: Phát triển nguồn lao động giai đoạn 2009 - 2013

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2009 2010 2011 2012 2013

1 Dân số trung bình nghìn

người 104717 105156 103024 100901 101960 2 Dân số trong độ tuổi lao

động có khả năng lao động người 49138 49292 53250 53580 54650 3 Tỉ lệ lao động so với dân số % 46,92 46,88 51,69 53,10 53,60

4 Lao động trong nền kinh tế người 47768 48935 52050 52040 53010 5 Lao động ở khu vực nông

lâm thủy sản người 40306 40721 38644 41632 40288 6 Lao động ở khu vực CN,

TTCN, XD người 2916 3302 2945 4163 5301 7 Lao động ở khu vực DV người 4546 4912 4767 6245 7421 8 Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100

8.1 - NLN % 84,9 83,2 84,2 80,0 76,0

8.2 - CN-XD % 0,9 6,8 5,7 8,0 10,0

8.3 - DV % 14,2 10,0 10,1 12,0 14,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số của huyện tăng từ 46,92% năm 2009 lên 51,69% năm 2011 thể hiện xu thế trẻ hóa dân số là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội. Đến năm 2012 có 53.580 người trong tuổi lao động, bình quân mỗi hộ có 4,2 nhân khẩu với 2,1 lao động chính.

Nhìn chung tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn thấp, lao động chuyên môn chiếm tỷ trọng không cao và đây là một trong những khó khăn, trở ngại trong việc tuyển dụng lực lượng lao động của huyện.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tằng loỏng, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)