3.4.2.1. Đánh giá việc triển khai, thực hiện các chính sách trên địa bàn
- Tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
- Rà soát, đánh giá các chính sách hiện hành đang thực hiện về các lĩnh vực thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó đề suất sửa đổi hoặc ban hành một số chính sách đảm bảo phù hợp với các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93
3.4.2.2. Một số chính sách và một số quy định riêng của Tỉnh (áp dụng riêng cho vùng GPMB), cụ thể là
- Chính sách về hỗ trợđào tạo nghề, tạo việc làm, chuyển đổi việc làm. Quĩ
chuyển đổi việc làm hình thành với các yêu cầu sau:
+ Qui mô quĩ: Hình thành theo số lao động cần sắp xếp chuyển đổi việc làm.
Định mức 1,5 triệu đồng/lao động. Tổng quĩđào tạo là 7.500 triệu đồng.
+ Nguồn hình thành: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 40%, Doanh nghiệp hoặc người sử dụng đất và nhân dân đóng góp 60%.
+ Mục đích sử dụng: Hỗ trợ người lao động học nghề, mua sắm trang thiết bị
nâng cao năng lực phục vụ dạy và học nghề của trung tâm dạy nghề huyện. Hỗ trợ
cho các doanh nghiệp, nhà máy đào tạo và đào tại lại chuyên môn kỹ thuật cho lao
động (nếu có nhu cầu)
- Khuyến khích người dân sử dụng tiền đền bù đi học nghề, chuyển đổi nghề.Thực trạng do các hộ sản xuất nông nghiệp đã được cấp đất theo định mức, vì vậy để cấp đất cho hộ này lại phải thu hồi đất của hộ khác cứ như vậy từ một hộ bị
mất đất sẽ kéo theo nhiều hộ bị mất đất; từ chỗ sắp xếp giải quyết việc làm cho một hộ thì phải sắp xếp giải quyết việc làm cho nhiều hộ.
- Với người lao động tuổi trên 35 khó có khả năng chuyển đổi nghề, nhà nước ưu tiên cho thuê một phần đất trong hoặc sát với khu công nghiệp để họ kinh doanh, dịch vụ như: Xây nhà cho thuê, bán hàng tiêu dùng, dịch vụăn uống…
- Đối với lao động trên 30 tuổi được hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết nhu cầu về việc làm trước mắt, với lao động dưới 30 tuổi hỗ
trợ kinh phí đào tạo nghề và kết hợp với việc học bổ túc văn hoá.
- Ưu tiên sắp xếp các hộ gia đình chính sách, mất sức lao động, tàn tật và các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào các vị trí ở các đường phố mà trong tương lai vị trí đó sẽ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ như: Chợ, khu vui chơi giải trí, đầu mối giao thông.
3.4.2.3. Một số chính sách thu hút đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm
- Ban hành giá bán đất ưu đãi để thu hút các nguồn lực vào đầu tư ở khu tái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 - Tỉnh ban hành văn bản có những quy định cụ thể, hoặc đưa ra những thoả
thuận rằng buộc các doanh nghiệp, nhà máy có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn, để
họ cam kết sử dụng, bố trí việc làm, phối hợp đào tạo nghề cho người lao động trong khu vực giải phóng mặt bằng.
- Có chính sách hỗ trợđối với các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động truyền nghề, đào tạo nghề cho lao động, sử dụng nhiều lao động tại chỗ của địa phương. Đồng thời, quy định trách nhiệm đối với các Doanh nghiệp SXKD trong vùng GPMB. Ưu tiên tuyển dụng lao động của các hộ dân phải di dời và có trách nhiệm đóng góp hình thành quĩ chuyển đổi việc làm.
- Chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí cho lao động trong khu vực GPMB; lao
động có hoàn cảnh khó khăn; lao động là người dân tộc thiểu số khi đi học nghề.