3.2.1.1. Những căn cứ pháp lý liên quan KCN Tằng Loỏng
- Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 10/01/2006 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng đến năm 2025 giai đoạn từ nay đến năm 2025.
- Thông báo số 56/TB-VPUBND ngày 04/4/2007 của Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai về việc Kết luận của đồng chí Chủ tịch Nguyễn Hữu Vạn trong chuyến thăm và làm việc với HĐND, UBND huyện Bảo Thắng ngày 31/3/2007.
- Công văn số 1068/UBND-CN ngày 23/5/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc giao Ban quản lý các Cụm công nghiệp Lào Cai nhiệm vụ điều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 chỉnh và mở rộng quy hoạch chung khu giành cho các dự án sản xuất công nghiệp thuộc cụm công nghiệp Tằng Loỏng.
- Kế hoạch Nhà nước năm 2007 - Tỉnh Lào Cai tại Quyết định số
1714/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao bổ
xung kế hoạch danh mục chuẩn bịđầu tư, thiết kế quy hoạch năm 2007.
- Thông báo số 77/TB- VPUBND ngày 21/5/2008 của Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tại cuộc họp cho ý kiến về công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án đầu tư Nhà máy Gang thép Lào Cai và phương án điều chỉnh mở rộng quy hoạch Cụm công nghiệp Tằng Loỏng.
- Văn bản phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai, quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp tập trung Tằng Loỏng.
- Quyết định số 53/QĐ-UB ngày 18/ 02/2002 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt đề án phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005.
- Các dự án công nghiệp đã và đang đầu tư trên địa bàn.
- Các tài liệu thống kê đất đai, tình hình KT- XH, dân cư khu vực quy hoạch thuộc xã Tằng Loỏng.
- Hồ sơ quy hoạch chung điều chỉnh Cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng đã được phê duyệt năm 2006.
- Văn bản số 1835/TTg-KTN ngày 05/10/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về
việc bổ sung KCN Tằng Loỏng vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam theo Quyết định số: 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
3.2.1.2. Vị trí, quy mô của KCN Tằng Loỏng
a) Vị trí
Khu Công nghiệp Tằng Loỏng nằm ở phía Nam tỉnh Lào Cai, đã được quy hoạch xây dựng từ lâu, trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, đồng thời trong dự báo quy hoạch Kinh tế - Xã hội vùng tỉnh khu vực này sẽ bố trí các cơ sở công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 nghiệp có quy mô vừa và lớn của cả Trung ương và địa phương, là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh nằm cách thành phố Lào Cai 40 Km.
- Đường cao tốc Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng chạy qua phía Bắc khu công nghiệp nối liền với cửa khẩu Quốc Tế với Hà Nội, Hải Phòng.
- Tuyến đường sắt Hà Nội- Côn Minh là tuyến giao thông vận chuyển hàng hoá quan trọng từ cảng Hải Phòng, Hà Nội đi Côn Minh (Trung Quốc).
- Đường QL4E và QL70 tạo mối liên hệ giữa khu công nghiệp với thành phố
Lào Cai và các tỉnh là mạng lưới đối ngoại chung. b) Quy mô khu công nghiệp:
Khu công nghiệp Tằng Loỏng đã hai lần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: - Điều chỉnh lần thứ nhất: Năm 2003 Sở Công Nghiệp được giao làm chủđầu tư
lập quy hoạch Khu công nghiệp Tằng Loỏng với diện tích 269 ha. Quy hoạch vừa được phê duyệt thì có rất nhiều dự án đăng ký đầu tư: Gang thép Lào Cai, các nhà máy sản xuất Phôt pho 3, 4, dự án sản xuất bao bì kim loại…do đó diện tích quy hoạch không còn đủ bố trí các dự án theo quy hoạch. Trước tình hình đó UBND tỉnh cho lập quy hoạch chung điều chỉnh Khu công nghiệp Tằng Loỏng…Với diện tích 2000 ha. Trong
đó đất dành cho sản xuất công nghiệp 650 ha, đất quy hoạch các khu tái định cư, chung cư và đô thị Tằng Loỏng 1.350 ha . Quy hoạch điều chỉnh được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 10/01/2006.
- Điều chỉnh lần thứ 2: Quy hoạch chung điều chỉnh Khu công nghiệp Tằng Loỏng sau khi được phê duyệt công bố quy hoạch và triển khai thực hiện (mặc dù chưa có quy hoạch chi tiết) nhưng các nhà đầu tư đến đăng ký với một số dự án có quy mô lớn như dự án DAP số 2, DCP, Supe lân, nhà máy sản xuất axit phốtphoríc trích ly và phân lân giàu, nhà máy phốt pho vàng Công ty TNHH phốt pho vàng Việt Nam, dự án xử lý chất thải của Công ty cổ phần Khoáng sản luyện kim Lào Cai, mở rộng nhà máy phốt pho vàng Công ty cổ
phần phốt pho vàng Lào Cai… Trước tình hình đó, UBND tỉnh chủ trương quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp Tằng Loỏng với diện tích đất giành cho công nghiệp: 1.100 ha và được phê duyệt tại Quyết định số 285/2011/QĐ-UBND ngày 10/02/2011. Đến nay trên diện tích 1.100 ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Bảng 3.9: Quy mô sử dụng đất các khu chức năng
ĐVT: Ha TT Khu vực Dự kiến Hiện trạng 2010 Ngắn hạn 2015 Dài hạn 2025
1 Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp 361,47 458,82 555,37 2 Đất Trung tâm điều hành và Dịch
vụ công cộng 7,50 12,54
3 Đất khu kỹ thuật 18,20 66,70 111,65
4 Đất giao thông 30,32 60,00 106,0
5 Đất khác (cây xanh, mặt nước,
nghĩa địa, taluy, kè) 316,95 240,00 314,44
Tổng cộng 726,94 833,02 1.100,00
Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế
Bảng 3.10: Chỉ tiêu sử dụng đất và quy mô sử dụng đất
TT Hạng mục Định hướng dài hạn 2025 (20 vạn người) Chỉ tiêu (m2/người) Quy mô (ha)
1 Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp
- Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp hiện trạng - Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới
277,685 140,11 137,57 555,37 280,23 275,14
2 Đất trung tâm điều hành và dịch vụ công 6,27 12,54 3 Đất công trình kỹ thuật
- Đất xây dựng công trình kỹ thuật đầu mối - Đất kho tàng, bến bãi 55,825 17,71 38,11 111,65 35,42 76,23 4 Đất giao thông 53,30 106,60
5 Đất khác (cây xanh, mặt nước, ta luy, kè) 156,65 313,30
Tổng cộng 883,23 1.100,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
3.2.1.3. Đánh giá và phân hạng quỹđất xây dựng khu công nghiệp
Phân hạng quỹđất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch:
- Đất xây dựng thuận lợi: 525,32 ha (47,76%) là đất có độ dốc i ≤ 20%. - Đất xây dựng tương đối thuận lợi: 268,3 ha (24,4%) là đồi cao trung bình
độ dốc i ≤ 30%.
- Đất xây dựng ít thuận lợi (đồi núi cao độ dốc > 30%, suối, ao, hồ, thung lũng hẹp): 305,98 ha (27,84%), tổng: 1.100 ha (100%).
3.2.1.4. Tính chất chung của Khu công nghiệp Tằng Loỏng
- Là khu công nghiệp có các cơ sở sản xuất ở dạng nhỏ, vừa, lớn xen kẽ. - Mô hình quản lý xen kẽ Trung ương, địa phương.
- Có mức độđộc hại ô nhiễm cao.
- Là khu vực phát triển mới Khu công nghiệp đô thị và khu dân cư nông thôn tiêu chuẩn cao ở dạng hình thức đô thị công nghiệp, môi trường sống bền vững .
- Là thị trấn công nghiệp, dịch vụ, thương mại trọng điểm của tỉnh Lào Cai, và của vùng.
- Là khu đô thị có giao thông đa năng (giao thông đường sắt, đường bộ và
đường hàng không trong tương lai).
- Thị trấn công nghiệp là trung tâm văn hoá, kinh tế, xã hội thuộc chuỗi đô thị dọc hai bên Sông Hồng của tỉnh Lào Cai.