Từ những khó khăn ban đầu trong việc tái cấu trúc và quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đến nay có những khó khăn và rủi ro như sau:
- Rủi ro kéo dài, không dứt điểm do thiếu cơ sở luật pháp, khoa học (cơ sở dữ liệu) và năng lực thể chế của việc tái cấu trúc (cơ chế xử lý tài sản);
- Rủi ro mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng do những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có thể có cơ chế bảo lãnh ngầm đối với người gửi tiền. Trong khi đó, các ngân hàng không được đảm bảo có thể khiến luồng tiền ồ ạt rút khỏi những ngân hàng này, hoặc việc chính phủ đóng cửa một số ngân hàng có thể tạo ra nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống.
- Khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh trong quá trình tái cấu trúc. Đó là những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của các nhóm cổ đông khác nhau, lợi ích của các nhóm ngân hàng khác nhau, lợi ích cho vay,…
- Khó khăn do những chi phí phát sinh trong quá trình tái cấu trúc và khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chi phí cho quá trình tái cấu trúc có thể lên đến từ 20 đến 50% GDP nếu việc tái cấu trúc diễn ra sau khủng
hoảng (20% GDP ở Hàn Quốc, hơn 30% GDP ở Thái Lan và hơn 50% GDP ở Indonesia).
- Rủi ro từ tư tưởng “Quá lớn để không sụp đổ” do một số ngân hàng sẽ trở nên “quá lớn” hay “ quá quan trọng” sau tái cấu trúc.
Kết luận chƣơng 2
Từ những đánh giá về nguồn gốc yếu kém trong hệ thống NHTM Việt Nam, Chính phủ và NHNN đã đưa ra được đề án thực hiện tái cấu trúc hệ thống. Bước đầu đã có những tín hiệu tốt nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do sự yếu kém mang tính hệ thống của NHTM từ trước đến nay.
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Trong nền kinh tế Việt Nam thì hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Qua số liệu hàng năm công bố của NHNN cho thấy mức độ đóng góp của hệ thống NHTM vào nền kinh tế. Tuy nhiên việc nghiên cứu để đưa ra một mô hình định lượng mối quan hệ giữa NHTM và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này đề ra một mô hình định lượng để xem xét mức độ ảnh hưởng của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế.
3.1. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một biến này lên biến khác thì sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội là tối ưu và thường được sử dụng. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Phân tích hồi quy bội không phải chỉ là mô tả các dữ liệu quan sát được mà còn xác định được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả chính thức của mối liên hệ và qua đó giúp chúng ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
Theo như đề nghị của mô hình thì biến độc lập là hệ thống NHTM và biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
- Đối với biến phụ thuộc: Tăng trường kinh tế được thể hiện qua biến đo lường là GDP. GDP được cho là đại diện cho tăng trưởng kinh tế, khi nói đến tăng trưởng GDP là ý nói tăng trưởng kinh tế.
- Đối với biến độc lập: Theo như nhiều nghiên cứu của các tác giả trình bày
trong Chương 2 thì hệ thống NHTM đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế và tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Điều đó được thể hiện qua một số thông số
như:
Tăng trƣởng tín dụng: hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế vì đây là ngành cung cấp nguồn vốn chính cho nền kinh tế nước ta hiện nay. Thông qua nguồn vốn của hệ thống NHTM, các doanh nghiệp mới tạo ra thu nhập, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo lý thuyết kinh tế tổng cung và tổng cầu thì tăng trưởng kinh tế thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố định lượng, bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (AD) như: chi cho tiêu dùng (C), chi đầu tư (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX); cũng như các nhân tố làm biến động tổng cung (AS) gồm: vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R), khoa học - công nghệ (T). Như vậy có thể nói nguồn vốn tín dụng của hệ thống NHTM thật dự đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế.
Do vậy có thể gọi đây là biến đại diện quan trọng đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Hàng năm, các NHTM đều chú trọng tăng trưởng tín dụng vì đây là nguồn vốn cung cấp chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Những năm trước đây, đặc biệt là giai đoạn 2004 – 2009, NHNN chưa hạn chế tốc độ trăng trưởng của các NHTM thì tăng trưởng tín dụng tăng trưởng rất cao với trung bình trên 35% mỗi năm.
Tỷ trọng tín dụng của hệ thống NHTM so với GDP: Sự đóng góp của hệ
thống NHTM đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tỷ trọng tín dụng của hệ thống NHTM so với GDP. Điều này nói lên mức độ ảnh hưởng của hệ thống NHTM đối với tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM luôn duy trì ở mức cao nên tỷ trọng tín dụng của NHTM so với GDP ngày càng cao.
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng tín dụng so với GDP giai đoạn 1995-2011 20.07 20.12 21.24 21.97 28.9235.15 39.7344.79 51.80 61.93 71.22 75.38 96.18 94.27 123.01 135.80 120.71 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 160.00 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 %
BIEU DO THE HIEN TY TRONG TIN DUNG SO VOI GDP
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
Tốc độ trăng trƣởng cung tiền M2 (Broad Money Growth): Cung tiền tệ là toàn
bộ lượng tiền lưu thông của cá nhân, doanh nghiệp không kể các TCTD và NHNN. Cung tiền M2 bao gồm: Tổng lượng tiền mặt, tiền gởi của NHTM tại NHNN và tiền gởi tiết kiệm (tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi có kỳ hạn,… tại các TCTD). Như vậy, thông qua cung tiền M2 cũng có thể cho thấy mức độ đóng góp của NHTM đối với tăng trưởng kinh tế.
Nhƣ vậy: ba yếu tố trên có thể đại hiện cho hệ thống NHTM trong mô hình hồi quy
tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế qua các năm.