MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG Về TÁC ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

NHTM ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

1.3.1. Tác động của tái cấu trúc hệ thống NHTM đối với tăng trƣởng kinh tế

Theo Wikipedia thì Hệ thống NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Theo tác giả Nguyễn Tuấn Anh thì hệ thống NHTM tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP) thông qua nhân tố là vốn1, bởi vì: tăng trưởng kinh tế thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố định lượng và định tính:

 Nhân tố định lượng bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (AD) như: chi cho tiêu dùng (C), chi đầu tư (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX); cũng như các nhân tố làm biến động tổng cung (AS) gồm: vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R), khoa học - công nghệ (T);

 Nhân tố định tính bao gồm thể chế kinh tế - chính trị, đặc điểm văn hóa - xã hội, đặc điểm tôn giáo, địa vị các thành viên trong cộng đồng và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.

Như vậy tác động của hệ thống NHTM tới tăng trưởng kin h tế là thông qua nguồn vốn cung cấp cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM tác động đến tăng trưởng kinh tế trên những lĩnh vực như:

 Nghiệp vụ huy động vốn góp phần tăng tiết kiệm của nền kinh tế.

1 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2011. Mối quan hệ giữa hoạt động Ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế.

 Các hoạt động tài trợ của ngân hàng giúp cho các doanh ngiệp duy trì ổn định sản xuất, đầu tư công nghệ, thay đổi máy móc, qua đó nâng cao được năng lực sản xuất của nền kinh tế.

 Hoạt động của hệ thống NHTM đóng góp đến tổng thu nhập kinh tế quốc dân.

 Hệ thống NHTM tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua hệ thống thanh toán.

 Hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, từ đó tác động tới tăng trưởng kinh tế.

Theo tác giả Tô Ánh Dương thì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào khu vực ngân hàng1. Dựa vào tổng tài sản của hệ thống NHTM cho thấy tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống NHTM/GDP cao hơn nhiều so với các nước phát triển tương đương trong khu vực. Điều đó cho thấy khi hệ thống NHTM thực hiện tốt chức năng dẫn vốn thì nền kinh tế sẽ tăng trước, hoặc khi không thực hiện tốt chức năng thì sẽ tới nền kinh tế suy giảm mạnh. Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ tổng tài sản của hệ thống NHTM/GDP đạt 200% và tỷ lệ dư nợ tín dụng cho nền kinh tế/GDP là 100%. Tính đến cuối năm 2012 thì tổng tài sản của hệ thống NHTM/GDP là 176% và tỷ lệ dư nợ tín dụng cho nền kinh tế/GDP là 107%.

Theo đánh giá của NHNN về vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong 20 năm đổi mới thì có sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong từng thời kỳ phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng được coi là khâu đột phá và có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam, một số đóng góp như:

 Đầu tiên là hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát trong những giai đoạn lo ngại lạm phát tăng cao, duy trì được ổn định giá trị đồng tiền để tránh mất giá đồng tiền so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô nhờ có quy mô và mạng

lưới rộng khắp đất nước. Ngoài ra hệ thống NHTM còn cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.

 Thứ hai, hệ thống ngân hàng đã góp phần thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống ngân hàng đã huy động các nguồn vốn trong nước để cho đầu tư phát triển với chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng khả thi, hiệu quả từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề. Ngoài ra, dịch vụ của hệ thống NHTM cũng đã phát triển với nhiều dịch vụ, sản phẩm so với các nước trong khu vực.

 Thứ ba là việc cung cấp tín dụng của hệ thống NHTM đã đóng góp tích cực duy trì sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó nền kinh tế Việt Nam thu hút sự quan tâm các nhà đầu tư, tổ chức uy tín lớn trên thế giới đến đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 120% so với GDP, mỗi năm hệ thống NHTM đóng góp trên 10% tổng mức trăng trưởng kinh tế cả nước.

 Thứ tư là hệ thống ngân hàng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo việc mới và thu hút lao động để tăng thu nhập. Nhờ có nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm nhiều việc mới tại các vùng nông thôn. Từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Chính từ mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa hệ thống NHTM với tăng trương kinh tế cho thấy khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống NHTM thì sẽ tác động mạnh vào tăng trưởng kinh tế. Một số tác động như:

Đầu tiên là sẽ ảnh hướng đến nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế. Do khi tiến hành tái cấu trúc thì hệ thống NHTM sẽ hạn chế tăng trưởng tín dụng cao như những năm trước. Do đó các NHTM sẽ lựa chọn những phương án kinh doanh có hiệu quả mới tài trợ, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai là sẽ giảm thu nhập của hệ thống NHTM, từ đó ảnh hưởng đến tổng thu nhập quốc dân. Hằng năm hệ thống NHTM đóng góp một lượng thu nhập lớn vào

tổng thu nhập quốc dân. Do đó, khi tái cấu trúc hệ thống NHTM thì nguồn thu nhập sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân.

Thứ ba là việc tái cấu trúc sẽ mang lại cho nền kinh tế một chu kỳ tăng trưởng mới trên nền tảng sự ổn định và an toàn của hệ thống NHTM, từ đó giữ cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững hơn. Một số tác động như: nguồn vốn được phân phối hiệu quả hơn, chi phí vốn thấp hơn, điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá tốt hơn,...

1.3.2. Mô hình định lƣợng

Theo mô hình kinh tế tổng cung (AD) và tổng cầu (AS) thì các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (AD) như: chi cho tiêu dùng (C), chi đầu tư (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX); các nhân tố làm biến động tổng cung (AS) gồm: vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R), khoa học - công nghệ (T). Như vậy tăng trưởng kinh tế chịu tác động bởi các nhân tố trong tổng cung và tổng cầu. Trong khi đó, hệ thống NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế nên sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhân tố là vốn.

Như vậy hệ thống NHTM tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế. Do đó để xác định được tác động nguồn vốn của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế thì có thể sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng. Giả sử mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và n biến độc lập X1, X2,...Xn cho bởi mô hình sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +...+ βnXni + εi (1.3)

Trong đó:

Yi: là biến phụ thuộc (GDP)

X1i, X2i ,...Xni: là các biến độc lập (đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam) β0: Hệ số chặn (hằng số)

εi: Sai số ngẫu nhiên

Khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống NHTM thì sẽ làm biến động nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế. Do vậy dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính như trên sẽ cho thấy được mức độ tác động của nguồn vốn của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế.

1.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁI CẤU TRÚC

Việc làm rõ tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, cũng như tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế hiện nay thông qua các bằng chứng thực nghiệm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên các bằng chứng này đối với thực trạng Việt Nam là khá hiếm hoi. Bằng chứng thực nghiệm nêu trong nghiên cứu này được trình bày như sau:

1.4.1.Nghiên cứu của tác giả Cấn Văn Lực về: Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của các nƣớc Đông Nam Á

Tác giả Cấn Văn Lực sau khi nghiên cứu hai mô hình là mô hình Ghosh đo lường cơ cấu và hiệu quả của ngân hàng thương mại và mô hình DEA1

đo lường hiệu quả của từng ngân hàng đã chỉ ra rằng khi tái cấu trúc cần quan tâm tới tài chính, thể chế và hoạt động. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy được những bước đi cụ thể khi xảy ra từng khủng hoảng tài chính mà các NHTM có thể áp dụng các biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng. Đây là những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cao, một số bài học kinh nghiệm:

 Khi xảy ra khủng hoảng tài chính hoặc ngân hàng hoạt động khó khăn thì tái cơ cấu là cần thiết.

 Ổn định hệ thống tài chính và khôi phục niềm tin của công chúng được coi là biện pháp mạnh đầu tiên.

 Áp dụng biện pháp khẩn cấp ngăn chặn hiện tượng rút tiền từ hệ thống ngân hàng với sự đảm bảo vô điều kiện quyền lợi của người gửi tiền.

 Ngân hàng Trung ương hỗ trợ thanh khoản là cần thiết nhưng phải tính đến điều kiện thoái vốn.

 Thiết lập hành lang pháp lý và lộ trình tái cơ cấu.

 Qui định cụ thể phương pháp và tiêu chí định giá tài sản và phân loại ngân hàng.

 Điều kiện và lộ trình đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là rất quan trọng.

 Xây dựng phương án tài chính đối với chi phí tái cơ cấu.

 Vai trò của Nhà nước và quyết tâm chính trị là nhân tố quan trọng.

 Phải đồng thời tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp.

Tác giả gợi ý một số giải pháp khi thực hiện tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam cần kết hợp các giải pháp tổng thể và riêng lẻ.

 Nhóm giải pháp tổng thể bao gồm các giải pháp sau: Hỗ trợ thanh khoản; tiếp tục duy trì trần lãi suất; rà soát, sửa đổi qui định về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; lập lộ trình ngân hàng tăng vốn điều lệ; rà soát qui định cấp phép; tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi; thành lập cơ quan tái cơ cấu hệ thống NHTM; hướng dẫn qui định mua – bán nợ theo hướng mở hơn; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; ban hành qui định về quản lý rủi ro; tăng tính độc lập của NHNN và cơ quan giám sát ngân hàng; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức phi ngân hàng (kể cả ngân hàng phát triển Việt Nam và ngân hàng Chính sách xã hội) và kiên quyết tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư, tái cơ cấu thị trường chứng khoán và bất động sản.

 Nhóm giải pháp riêng lẻ cho hệ thống NHTM bao gồm các giải pháp sau: Xây dựng tiêu chuẩn và tiến hành đánh giá, xếp loại NHTM để tái cơ cấu và phân bổ tín dụng; ngân hàng yếu kém cần phải được sáp nhập hoặc cần phải được hỗ trợ bởi một ngân hàng “khỏe mạnh”; bơm vốn Nhà nước để cứu một số ngân hàng cần thiết, nhưng phải có lộ trình thoái vốn phù hợp; cho phép các nhà đầu tư tư nhân, kể cả nước ngoài, mua lại/bổ sung vốn một phần vào các ngân hàng có

vấn đề; trong đề án tái cơ cấu NHTM, phải xây dựng phương án tài chính cho chi phí cơ cấu; cùng với việc áp dụng qui định phân loại nợ mới, xử lý dứt điểm nợ xấu và tiếp tục tăng vốn tối thiểu; xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện lộ trình tái cơ cấu của hệ thống NHTM (thường là 3-5 năm) và yêu cầu từng NHTM tái cơ cấu (tài chính, tổ chức, hoạt động,...) và đổi mới quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng.

 Ngoài ra, còn một số giải pháp khác như: Nghiên cứu thêm kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực (mục tiêu, lộ trình, kết quả,...); rút kinh nghiệm đợt tái cơ cấu lần trước (1998-2001); thực hiện luôn cả đổi mới tổ chức và hoạt động của ngân hàng nhà nước (vấn đề “thể chế”); quyết tâm và ý chí chính trị là vô cùng quan trọng và phát triển thị trường trái phiếu và thị trường mua - bán nợ.

Những giải pháp mà tác giả đưa ra cụ thể và có thể áp dụng thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của tái cấu trúc hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ đưa ra được các bước đi trong quá trình tái cấu trúc.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)