TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 50)

2.3.1. Nguyên nhân tái cấu trúc

Hệ thống NHTM phát triển đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế kể từ thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đến nay. Năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra tại Đông Á đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế khu vực, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Tuy khủng hoảng không ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và khu vực ngân hàng Việt Nam nhưng đã ảnh hưởng gián tiếp thông qua các dòng vốn đầu tư nước

ngoài. Để giải quyết khủng hoảng, hầu hết các nước trong khu vực đều tiến hành tái cấu trúc lại hệ thống NHTM, ở các nước khác nhau có cách thực hiện khác nhau. Quá trình tái cơ cấu tốn nhiều thời gian và chi phí.

Đến năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới, với mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính này thật sự đã tác động mạnh đến tài chính của Việt Nam. Với sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hệ thống ngân hàng, đã làm bộc lộ rõ những yếu kém nội tại của hệ thống NHTM Việt Nam, được biểu hiện ở những biến động cao về lãi suất, tỷ giá, giá vàng, các giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ kém thông suốt, chất lượng đầu tư hiệu quả chưa cao, phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý, chưa gắn chặt với yêu cầu phát triển kinh tế, năng lực quản trị ngân hàng còn nhiều bất cập so với qui mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động và quản trị về vốn còn nhiều yếu kém.

Với tình hình đó, đã có nhiều lo ngại về nợ xấu tăng cao và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống NHTM Việt Nam. Những lo ngại ấy đang gây sức ép lên nền kinh tế, buộc chính phủ phải tìm cách tái cơ cấu các ngân hàng và các định chế tài chính. Vì vậy, tái cấu trúc hệ thống NHTM được xem như là một trong những trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh mới cho nền kinh tế. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, cần phải lý giải được lý do tại sao phải tái cấu trúc, tái cấu trúc ở khía cạnh nào, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào sau quá trình tái cấu trúc, các ngân hàng sẽ xử lý các khoản nợ xấu như thế nào và còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết khác nữa.

Khi nhắc đến cụm từ “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” cần hiểu hệ thống ngân hàng đang gặp những vấn đề gì, đâu là những rủi ro chính và rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng để có những kế hoạch hợp lý giải quyết các rủi ro đối với hệ thống, từ việc nhận diện những vấn đề và những rủi ro nào là rủi ro chính, rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng để có những biện pháp xử lý giải quyết các rủi ro đối với hệ thống.

Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam được bắt đầu tiến hành theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Qua đó cho thấy, Việt Nam đang có cách tiếp cận chủ động trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong điều kiện chưa có nguy cơ khủng hoảng hay suy thoái nghiêm trọng. Đề án này đã xác định mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu của hệ thống NHTM Việt Năm giai đoạn 2011-2015.

Đối với đối tượng của tái cấu trúc thì cần phải xác định rõ ràng, có từng giải pháp cụ thể (theo Waxman, 1998):

- Xét theo nghĩa rộng: tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là quá trình tái cấu trúc tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm: ngân hàng trung ương, hệ thống NHTM, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội & phát triển và hệ thống các tổ chức tín dụng vi mô.

- Xét theo nghĩa hẹp: tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chỉ bao gồm việc giải quyết những vấn đề của một trong những cấu phần nói trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một ngân hàng có nguy cơ đỗ vỡ ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả.

2.3.2. Những kết quả ban đầu và những khó khăn từ việc tái cấu trúc 2.3.2.1. Những kết quả ban đầu 2.3.2.1. Những kết quả ban đầu

Cho đến nay, hệ thống NHTM đã đạt được những kết quả quan trọng đầu tiên. Thanh khoản của toàn hệ thống NHTM được củng cố và ổn định, một số ngân hàng nhỏ có nguy cơ mất khả năng thanh toán đã được ngăn chặn và đang hoạt động ổn định trở lại.

Trong giai đoạn 2006-2009 đã diễn ra nhiều cuộc mua bán cổ phần, chủ yếu là các ngân hàng nước ngài mua cổ phần của các NHTM trong nước. Đây là những thương vụ mua bán một cách tự nguyện, tích cực để mở rộng quy mô hoạt động.

Giai đoạn 2010-2012, tuy hoạt động mua bán sáp nhập ở Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng, nhưng đã có những bước tiến dài với giá trị mỗi thương vụ. Đây là những bước đi đầu tiên trong tiến trình tái cấu trúc các NHTM.

Bảng 2.2: Một số thương vụ mua bán, sáp nhập của hệ thống NHTM

STT Năm Nội dung

1 2011 Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD

2 2011 Ficombank, TinnghiaBank, SCB đã hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

3 2012 Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ mua lại 20% cổ phần Vietinbank trị giá 743 triệu USD

4 2012 Habubank sáp nhập vào SHB

5 2012 TienPhongBank bán cổ phần cho tập đoàn Doji 6 2013 DaiABank sáp nhập vào HDBank

Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM

Việc tái cấu trúc hệ thống NHTM không chỉ giúp cho hệ thống tài chính ổn định và phát triển lành mạnh mà tái cấu trúc hệ thống NHTM còn thực hiện một khâu trong tái cấu trúc nền kinh tế. Đó là việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống NHTM sao cho hợp lý, đảm bảo cho hệ thống trong nền kinh tế hoạt động theo pháp luật, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế. Kết quả của tái cấu trúc hệ thống NHTM phải đạt được những yêu cầu sau:

- Có được một hệ thống NHTM với nhiều hình thức sở hữu hoạt động kinh doanh ở từng địa phương với cách phân bổ hợp lý về số lượng các chi nhánh và các phòng giao dịch.

- Tạo ra sự phân tầng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, có các NHTM đủ sức cạnh tranh với các NHTM ở trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời cũng có các NHTM ở mức độ trung bình làm chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trong

nền kinh tế.

- Phải làm được việc lành mạnh hóa hệ thống NHTM, đó là các NHTM hoạt động kinh doanh bằng năng lực tự có của mình, kinh doanh có lãi. Các trường hợp lỗ NHTM thì ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm, Nhà nước không đứng ra gánh vác các khoản lỗ, các khoản nợ xấu do các NHTM gây ra.

- Phải thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế, từ bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực và các nghiệp vụ tác nghiệp của NHTM, đảm bảo cho mỗi NHTM hoạt động kinh doanh có nguồn tài chính vững chắc, sẵn sàng hội nhập với hệ thống Ngân hàng thương mại các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

2.3.2.2. Những khó khăn của quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM

Từ những khó khăn ban đầu trong việc tái cấu trúc và quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đến nay có những khó khăn và rủi ro như sau:

- Rủi ro kéo dài, không dứt điểm do thiếu cơ sở luật pháp, khoa học (cơ sở dữ liệu) và năng lực thể chế của việc tái cấu trúc (cơ chế xử lý tài sản);

- Rủi ro mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng do những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có thể có cơ chế bảo lãnh ngầm đối với người gửi tiền. Trong khi đó, các ngân hàng không được đảm bảo có thể khiến luồng tiền ồ ạt rút khỏi những ngân hàng này, hoặc việc chính phủ đóng cửa một số ngân hàng có thể tạo ra nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống.

- Khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh trong quá trình tái cấu trúc. Đó là những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của các nhóm cổ đông khác nhau, lợi ích của các nhóm ngân hàng khác nhau, lợi ích cho vay,…

- Khó khăn do những chi phí phát sinh trong quá trình tái cấu trúc và khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chi phí cho quá trình tái cấu trúc có thể lên đến từ 20 đến 50% GDP nếu việc tái cấu trúc diễn ra sau khủng

hoảng (20% GDP ở Hàn Quốc, hơn 30% GDP ở Thái Lan và hơn 50% GDP ở Indonesia).

- Rủi ro từ tư tưởng “Quá lớn để không sụp đổ” do một số ngân hàng sẽ trở nên “quá lớn” hay “ quá quan trọng” sau tái cấu trúc.

Kết luận chƣơng 2

Từ những đánh giá về nguồn gốc yếu kém trong hệ thống NHTM Việt Nam, Chính phủ và NHNN đã đưa ra được đề án thực hiện tái cấu trúc hệ thống. Bước đầu đã có những tín hiệu tốt nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do sự yếu kém mang tính hệ thống của NHTM từ trước đến nay.

CHƢƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

Trong nền kinh tế Việt Nam thì hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Qua số liệu hàng năm công bố của NHNN cho thấy mức độ đóng góp của hệ thống NHTM vào nền kinh tế. Tuy nhiên việc nghiên cứu để đưa ra một mô hình định lượng mối quan hệ giữa NHTM và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này đề ra một mô hình định lượng để xem xét mức độ ảnh hưởng của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế.

3.1. PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một biến này lên biến khác thì sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội là tối ưu và thường được sử dụng. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Phân tích hồi quy bội không phải chỉ là mô tả các dữ liệu quan sát được mà còn xác định được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả chính thức của mối liên hệ và qua đó giúp chúng ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Theo như đề nghị của mô hình thì biến độc lập là hệ thống NHTM và biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

- Đối với biến phụ thuộc: Tăng trường kinh tế được thể hiện qua biến đo lường là GDP. GDP được cho là đại diện cho tăng trưởng kinh tế, khi nói đến tăng trưởng GDP là ý nói tăng trưởng kinh tế.

- Đối với biến độc lập: Theo như nhiều nghiên cứu của các tác giả trình bày

trong Chương 2 thì hệ thống NHTM đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế và tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Điều đó được thể hiện qua một số thông số

như:

Tăng trƣởng tín dụng: hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh

tế vì đây là ngành cung cấp nguồn vốn chính cho nền kinh tế nước ta hiện nay. Thông qua nguồn vốn của hệ thống NHTM, các doanh nghiệp mới tạo ra thu nhập, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo lý thuyết kinh tế tổng cung và tổng cầu thì tăng trưởng kinh tế thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố định lượng, bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (AD) như: chi cho tiêu dùng (C), chi đầu tư (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX); cũng như các nhân tố làm biến động tổng cung (AS) gồm: vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R), khoa học - công nghệ (T). Như vậy có thể nói nguồn vốn tín dụng của hệ thống NHTM thật dự đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế.

Do vậy có thể gọi đây là biến đại diện quan trọng đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Hàng năm, các NHTM đều chú trọng tăng trưởng tín dụng vì đây là nguồn vốn cung cấp chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Những năm trước đây, đặc biệt là giai đoạn 2004 – 2009, NHNN chưa hạn chế tốc độ trăng trưởng của các NHTM thì tăng trưởng tín dụng tăng trưởng rất cao với trung bình trên 35% mỗi năm.

Tỷ trọng tín dụng của hệ thống NHTM so với GDP: Sự đóng góp của hệ

thống NHTM đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tỷ trọng tín dụng của hệ thống NHTM so với GDP. Điều này nói lên mức độ ảnh hưởng của hệ thống NHTM đối với tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM luôn duy trì ở mức cao nên tỷ trọng tín dụng của NHTM so với GDP ngày càng cao.

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng tín dụng so với GDP giai đoạn 1995-2011 20.07 20.12 21.24 21.97 28.9235.15 39.7344.79 51.80 61.93 71.22 75.38 96.18 94.27 123.01 135.80 120.71 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 160.00 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 %

BIEU DO THE HIEN TY TRONG TIN DUNG SO VOI GDP

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)

Tốc độ trăng trƣởng cung tiền M2 (Broad Money Growth): Cung tiền tệ là toàn

bộ lượng tiền lưu thông của cá nhân, doanh nghiệp không kể các TCTD và NHNN. Cung tiền M2 bao gồm: Tổng lượng tiền mặt, tiền gởi của NHTM tại NHNN và tiền gởi tiết kiệm (tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi có kỳ hạn,… tại các TCTD). Như vậy, thông qua cung tiền M2 cũng có thể cho thấy mức độ đóng góp của NHTM đối với tăng trưởng kinh tế.

Nhƣ vậy: ba yếu tố trên có thể đại hiện cho hệ thống NHTM trong mô hình hồi quy

tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống NHTM đến tăng trưởng kinh tế qua các năm.

3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH 3.2.1. Dữ liệu mô hình 3.2.1. Dữ liệu mô hình

Dữ liệu mô hình bao gồm các yếu tố sau: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam hàng năm (GDP), tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam hàng năm (TTTD), tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 của Việt Nam hàng năm (BMG) và tỷ trọng tín dụng được cung cấp bởi hệ thống NHTM so với GDP hàng năm (DCPBB).

Các dữ liệu này được lấy từ các nguồn sau: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam hàng năm, tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 của Việt Nam hàng năm và tỷ trọng tín dụng được cung cấp bởi hệ thống NHTM so với GDP hàng năm được lấy từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam hàng năm được tổng hợp từ NHNN Việt Nam và Tổng cục thống kê Việt Nam. Các dữ liệu trên được lấy trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2012.

3.2.2. Mô hình đề nghị

Từ phương pháp hồi quy tuyến tính và những phân tích trên, nghiên cứu đề xuất mô hình tổng quát như sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + εi (3.1)

Trong đó:

Yi: là biến phụ thuộc (GDP)

X1i, X2i và X3i: là các biến độc lập (đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam) β0: Hệ số chặn (hằng số)

β1, β2, và β3: Các hệ số hồi quy εi: Sai số ngẫu nhiên

Điều kiện vận dụng mô hình nhƣ sau:

- Các điều kiện về dạng mô hình: Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)