Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 37)

Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á lan rộng, Hàn Quốc đã phải vay 57 tỷ USD từ quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để cứu nguy cho hệ thống ngân hàng và giúp nền kinh tế khỏi đổ vỡ. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các tập đoàn lớn, khiến hoạt động đầu tư trở nên dàn trải, nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Tính đến năm 1998, số nợ của các tập đoàn này đã tương đương 175% GDP của Hàn Quốc, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai, kéo theo số nợ công khổng lồ.

Để giải cứu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tung ra 3 giải pháp: Bơm mạnh vốn vào hệ thống tài chính (tương đương 14% GDP); tung tiền mua nợ xấu (tương đương 7% GDP) và áp dụng chính sách bảo vệ người gửi tiền (tương đương 5% GDP).

Các ngân hàng thiếu hụt vốn được cấp thêm vốn trong khi các định chế tài chính phi ngân hàng bị đóng cửa. Người dân được bảo đảm rằng tiền gửi của họ được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động mời các nhà đầu tư nước ngoài tái cấp vốn cho các ngân hàng và nâng cao khả năng quản trị.

Tương tự Thụy Điển, Hàn Quốc cũng thành lập công ty xử lý nợ (KAMDO) trực thuộc Chính phủ để mua lại nợ theo giá thị trường. Chi phí mà chính phủ bỏ ra để mua lại số nợ này chỉ là 33 tỷ USD với tỷ lệ chiết khấu bình quân 64%. Sau đó, số nợ xấu này được xử lý bằng cách phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản này cũng như bán trực tiếp.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)