Nghiên cứu của Sameer Goyal (World Bank) về: Tái cấu trúc Ngân hàng có

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

hàng có vấn đề - Các bài học từ kinh nghiệm toàn cầu.

Tác giả đã đưa ra các mục tiêu của tái cấu trúc ngân hàng, các lựa chọn giải pháp phù hợp cũng như kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng từ các nước trên thế giới chẳng hạn như ở Malaysia được thực hiện trên cơ sở các biện pháp toàn diện để khôi phục ổn định tài chính và các biện pháp giúp đạt được sự phục hồi toàn diện và các sáng kiến, việc xử lý nợ xấu ở các nước được sử dụng rộng rãi với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tác giả cũng nhấn mạnh, trong việc xem xét các giải pháp, cần thiết phải xem xét kinh nghiệm quốc tế cũng như các yếu tố của quốc gia.

Tác giả chia sẻ kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng trên thế giới, và nhấn mạnh rằng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần chia làm hai giai đoạn mục tiêu: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Trong đó mục tiêu ngắn hạn nhằm duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản và các trung gian tài chính không bị đình trệ, giải quyết các vấn đề một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan hoặc các vấn đề hệ thống, khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng, xây dựng mạng an toàn hoạt động, tối thiểu hóa chi phí tái cấu trúc NHNN. Trong khi đó, mục tiêu dài hạn nhằm vào việc xây dựng một khuôn khổ quản trị mới, xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu, tăng cường cơ sở hạ tầng tổng thể của hệ thống tài chính.

Từ những kinh nghiệm xử lý khủng hoảng và tái cấu trúc tư các nước trên thế giới, tác giả đưa ra những các bài học cho các nước tái cấu trúc hệ thống NHTM sau này:

 Đưa ra các nhân tố đóng góp vào thành công rút ra từ kinh nghiệm quốc tế trong tái cấu trúc khu vực ngân hàng.

 Công tác chuẩn bị và mạng an toàn tài chính.

Tác giả cũng nhấn mạnh những khó khăn, thách thức khi thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan, ngân hàng, nhà nước,... trong việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cũng giống như hai tác giả trên, nghiên cứu này chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của tái cấu trúc hệ thống NHTM đến nền kinh tế để từ đó đưa ra được những giải pháp toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)