Kiểm định Cronbach’s alpha cho các biến độc lập và phụ thuộc

Một phần của tài liệu Tiểu luận Spss nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 39)

CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.1 Kiểm định Cronbach’s alpha cho các biến độc lập và phụ thuộc

Như đã giải thích trong phần trước – xây dựng mô hình nghiên cứu, thì ta có 8 nhóm nhân tố gồm 7 nhóm tạm gọi là biến độc lập và nhóm cuối cùng gọi là biến phụ thuộc thể hiện mức độ hài lòng chung. Sau đây chúng ta sẽ dùng phân tích cronbach alpha để kiểm định độ tin cậy của từng nhóm các nhân tố này.

1) Cronbach’s alpha thang đo “chương trình đào tạo”

Thành phần “Chương trình đào tạo”, 5 biến quan sát (phục lục 2) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,778>0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến CTDT4 là lớn nhất (0,764) và có hệ số tương quan tổng

2) Cronbach’s alpha thang đo “Giảng viên”

Thành phần “Giảng viên”, 9 biến quan sát (phục lục 2.2) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,738>0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến GV3 (0,723), GV4 (0,727), GV7 (0,725) lớn nhất và có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Corrlation) (lần lượt là 0,364; 0,343; 0,350) rất thấp so với các biến còn lại nên có thể loại trong phần phân tích tiếp theo.

3) Cronbach’s alpha thang đo “tổ chức, quản lý”

Thành phần “tổ chức, quản lý”, 6 biến quan sát (phục lục 2.3) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,684 > 0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

4) Cronbach’s alpha thang đo “cơ sở vật chất”

Thành phần “cơ sở vật chất”, 13 biến quan sát (phục lục 2.4) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,858 > 0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến CSVC9 là lớn nhất (0,860) và có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Corrlation) (0,335) rất thấp so với các biến còn lại nên có thể loại trong phần phân tích tiếp theo.

5) Cronbach’s alpha thang đo “khả năng phục vụ”

Thành phần “khả năng phục vụ”, 3 biến quan sát (phục lục 2.5) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,728>0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến KNPV3 là lớn nhất (0,772) và có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Corrlation) (0,444) rất thấp so với các biến còn lại nên có thể loại trong phần phân tích tiếp theo.

6) Cronbach’s alpha thang đo “học phí”

Thành phần “Học phí”, 3 biến quan sát (phục lục 2.6) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,802>0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến HP3 là lớn nhất. Nhưng mục hỏi này khi thảo luận nhóm được cho là quan trọng nên giữ lại biến này.

7) Cronbach’s alpha thang đo “kết quả đạt được”

Thành phần “Kết quả đạt được”, 8 biến quan sát (phục lục 2.7) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt

0,825>0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của biến KQDD6 là lớn nhất (0,815) và có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Corrlation) (0,474) rất thấp hơn so với các biến còn lại nên có thể loại trong phần phân tích tiếp theo.

8) Cronbach’s alpha thang đo “đánh giá chung”

Thành phần “đánh giá chung”, 3 biến quan sát (phục lục 2.8) đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Corrlation) > 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,764>0,6 nên thỏa điều kiện đưa vào phân tích nhân tố.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Spss nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w