9. Cấu trúc của Luận văn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Yên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, Tam Dƣơng. Phía Nam giáp huyện Yên Lạc, Bình Xuyên. Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, Tam Dƣơng.
Vĩnh Yên có vị trí chiến lƣợc quan trọng là cửa ngõ Tây Bắc vào thủ đô Hà Nội, là vùng chuyển tiếp giữa miền núi trung du phía Bắc với Đồng bằng châu thổ sông Hồng; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân.
Là địa bàn có giao thông thuận lợi, có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ số 2 chạy qua, nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc (cách Hà Nội 53km, sân bay quốc tế nội bài 25km về phía Nam và cách thành phố Việt Trì 25km về phía Tây).
Vĩnh Yên có vị trí quan trọng cho cả một vùng, có khả năng phát triển công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ giao lƣu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Nằm trong khu vực sông Phó Đáy và sông Cà Lồ, Đầm Vạc là hồ do kiến tạo tự nhiên rộng 480 ha, là nơi chứa nhiều nƣớc ma từ đồi và sông nhỏ ở lƣu vực phía Bắc thành phố đổ vào, sau đó đổ ra sông Cà Lồ. Vì vậy nó có thể điều tiết khí hậu, nƣớc trong mùa ma và mùa khô.
Khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho thảm thực vật và phát triển nông nghiệp .
Môi trƣờng sinh thái tốt có nhiều đồi, núi, ao hồ và cây xanh, cộng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho Vĩnh Yên có nhiều điều kiện để phát triển du lịch và dịch vụ.
Dân cƣ sống tập trung, nguồn lao động dồi dào, con ngƣời sáng tạo, cần cù trong lao động. Đội ngũ kỹ sƣ, công nhân có trình độ tay nghề cao ngày càng tăng.
Chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn đợc giữ vững. Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Yên.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Vĩnh Yên là nơi có truyền thống văn hoá rất sớm, có nhiều danh thắng nổi tiếng. Truyền thống văn hoá đƣợc ghi lại trong các hƣơng ƣớc cổ, kiến trúc đình, chùa, miếu, trong các lễ hội và sinh hoạt văn hoá, Vĩnh Yên có tới gần trăm ngôi đình, đền, chùa, miếu. Tiêu biểu nhƣ chùa Tích, chùa Hà Tiên, chùa Đông Phú, chùa Cói, chùa Linh Sơn, đình Đông Đạo đƣợc xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và quốc gia.
Mỗi di tích đều mang những dấu ấn riêng về nghệ thuật kiến trúc, có sự khác biệt về qui mô nhƣng đều có sự gắn bó khăng khít giữa văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, giữa văn hoá di tích và đời sống của nhân dân.
Vĩnh Yên có nhiều loại hình lễ hội truyền thống. Tiêu biểu nhƣ lễ hội ở Tích Sơn, lễ hội “Múa Mo” hay còn gọi là “Múa tứ dân” ở Khai Quang
Từ lâu, ngời dân Vĩnh yên đã có truyền thống hiếu học. Tại phƣờng Liên Bảo còn dấu tích của một Văn từ cổ, nơi đây thờ đức Khổng Tử và những ngời đỗ đạt cao.Vĩnh Yên có những danh thắng, địa danh nổi tiếng nhƣ Đầm Vạc, chùa Hà Tiên, Quán Tiên, Đình Đông Đạo. Sản vật nông nghiệp và thuỷ sản Vĩnh Yên đƣợc chế biến thành những món ăn ngon có tiếng trong văn hoá ẩm thực còn lƣu truyền trong
câu: Lúa đồng Oai, khoai đồng Bầu, Cỗ chín lợn mời trâu không bằng tép dầu Đầm
Vạc. Nem chua Vĩnh Yên ngon nổi tiếng ở Vĩnh Phúc và lan ra khắp vùng.
Nhân dân Vĩnh Yên sớm có lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, trải qua quá trình lịch sử đấu tranh dựng nớc và giữ nƣớc, đã hun đúc lên ý chí quật cƣờng, tinh thần đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của ngƣời dân Vĩnh Yên.
Từ thời Hùng Vƣơng, ngời dân Vĩnh Yên đã tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ bờ cõi quốc gia Văn Lang.
Vĩnh Yên có địa thế tựa sơn, đạp thuỷ, phía Bắc có dãy núi Tam Đảo, một danh thắng nổi tiếng, rừng núi hiểm trở là căn cứ của nhiều cuộc chiến đấu chống phong kiến ngoại xâm.
Trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong bảo vệ Tổ quốc ngày nay nhân dân Vĩnh Yên đã đóng góp nhiều sức ngƣời, sức của vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, xây dựng quê hƣơng giàu đẹp nhân dân Vĩnh Yên luôn phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo xây dựng Vĩnh Yên giàu có phồn vinh.
34
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Kinh tế của Thành phố phát triển mạnh, tƣơng đối toàn diện, tốc độ tăng trƣởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Đến giữa nhiệm kỳ, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vƣợt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố khoá XIX đề ra đến năm 2015.
Tổng giá trị gia tăng bình quân hằng năm là 22,28% (Mục tiêu đề ra đến năm 2015 là trên 20%).
Tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm 56,44% (Mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015 là 47%).
Tỷ trọng ngàng Thơng mại - dịch vụ chiếm 40,51% (Mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015 là 50%).
Tỷ trọng ngành Nông - lâm - thuỷ sản chiếm 3,05% (Mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015 là 3%).
Thu ngân sách tốc độ tăng bình quân đạt 33,14% (Mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015 là tăng bình quân 28 - 30%).
Chi ngân sách tốc độ tăng bình quân đạt 20,38% (Mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015 tăng bình quân 26 - 28%).
Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2008 đạt 1.880 USD/ngƣời, tăng gấp 8,54 lần so với năm 2000, gấp 1,9 lần so với năm 2006 (Mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015 đạt 1350 USD/ngƣời/năm).
Là đô thị công nghiệp, nghỉ dƣỡng, thể thao giải trí, thƣơng mại và dịch vụ du lịch, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt và làm việc cho dân cƣ tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội và các khu vực lân cận.
Thành phố Vĩnh Yên có cơ cấu kinh tế đó là: Công nghiệp - dịch vụ - du lịch và nông, lâm nghiệp. Từ những lợi thế của mình,thành phố Vĩnh Yên đã và đang có nhiều nhà đầu tƣ lớn về các mặt hoạt động nhƣ công nghiệp, dịch vụ và du lịch, vì thế tƣơng lai gần thành phố Vĩnh Yên cũng phấn đấu để trở thành thành phố văn minh hiện đại của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Thực trạng GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên
2.2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc và GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.370 km2; đƣợc chia thành 9 đơn vị
hành chính gồm 1 Thành phố, 01 Thị xã và 7 huyện; toàn tỉnh có 155 xã, phƣờng, thị trấn; trong đó có 39 xã, thị trấn dân tộc, miền núi.
Dân số Vĩnh Phúc có khoảng 1,1 triệu ngƣời, gồm 30 dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me, Mƣờng, Mông, Dao, Sán Dìu ... Trong đó ngƣời Kinh chiếm đa số, dân tộc ít ngƣời chỉ chiếm 2,7%, mật độ dân số trung bình là 115
ngƣời/ km2
.
Vĩnh Phúc có vị trí hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế, có nhiều đƣờng giao thông thuỷ, bộ chạy qua nhƣ: tuyến đƣờng sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Tuyến đƣờng thuỷ Sông Hồng, Sông Lô và quốc lộ 2 nối liền tỉnh Vĩnh Phúc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với địa lý nhƣ vậy, Vĩnh Phúc có một vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hoá trong quá trình phát triển của đất nƣớc.
Sau hơn 8 năm tái lập (1997-2005), tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những tiến bộ vƣợt bậc. Kinh tế phát triển tƣơng đối toàn diện, hàng năm có tốc độ tăng trƣởng cao, vƣợt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trƣớc. Trên địa bàn tỉnh hình thành 3 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp và công nghiệp đƣợc đánh giá cao đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng của ngành công nghiệp trong toàn quốc. Bên cạnh đó, bộ mặt quê hƣơng từ nông thôn đến thành thị ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể.
Thực hiện Nghị quyết TƢ 2 (khoá VIII), Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã có Đề án 01 về phát triển giáo dục đến năm 2000. Đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Tỉnh uỷ có Nghị quyết số 04 về nhiệm vụ phát triển giáo dục đến năm 2005-2010 và các năm tiếp theo, tạo cơ sở, hƣớng đi vững chắc cho giáo dục phát triển mạnh hơn, nhanh hơn. Đƣợc sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành và nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc những tiến bộ quan trọng, vững bƣớc đi lên, góp phần đáng kể vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống giáo dục đƣợc củng cố và hoàn thiện, đến nay toàn tỉnh có 163 trƣờng Mầm non, 192 trƣờng Tiểu học, 155 trƣờng THCS, 33 trƣờng THPT, 8 Trung tâm GDTX, 10 trƣờng Cao đẳng và THCN. Đội ngũ giáo viên đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Toàn tỉnh hiện có 12.659 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng tăng: Mầm non đạt 99,6%, Tiểu học đạt 98,7%, THCS đạt 94,6%, THPT đạt 95,16%; tỷ lệ giáo viên là Đảng viên trong các nhà trƣờng là
36
35%. Đầu tƣ cho giáo dục năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trƣớc; số phòng học và tỷ lệ phòng học cao tầng ngày một nâng lên, hiện nay có 100% số phòng học các trƣờng phổ thông đã đạt chuẩn tối thiểu (tổng số 6424 phòng), số phòng học kiên cố chiếm 63%; trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất trƣờng học ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Thực hiện phƣơng châm chuẩn hoá, hiện đại hoá các điều kiện dạy học, hệ thống trƣờng đạt chuẩn Quốc gia hình thành và phát triển mạnh ở các bậc học; hiện có 15 trƣờng Mầm non, 90 trƣờng Tiểu học, 2 trƣờng THCS và 1 trƣờng THPT đạt chuẩn Quốc gia.
Chất lƣợng GD-ĐT có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đỗ từ 97,8% trở lên; thống kê kết quả tuyển sinh đỗ đại học năm 2003 Vĩnh Phúc xếp thứ 7 trong cả nƣớc về tỷ lệ học sinh đạt tổng điểm từ 15 điểm trở lên ở 3 môn thi; Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia Vĩnh Phúc đứng vào hàng thứ tƣ trong số các tỉnh đạt nhiều giải quốc gia nhất, nhiều học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi quốc tế nhƣ năm học 2003-2004 có 01 huy chƣơng đồng quốc tế OLYMPIC Vật lý Châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh; mạng lƣới và qui mô trƣờng lớp phát triển với 546 trƣờng từ Mầm non tới THPT, TTGDTX và gần 37 vạn học sinh thuộc các ngành học, cấp học. Loại hình trƣờng, lớp đa dạng, phân bố hợp lý, phát triển đều ở miền xuôi, miền núi; các trƣờng dân tộc nội trú đƣợc xây dựng và chăm lo, giáo dục không chính qui lớn mạnh góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đảm bảo công bằng trong hƣởng thụ giáo dục. Giáo dục Mầm non đƣợc quan tâm, 1.500 giáo viên Mầm non ngoài biên chế đƣợc đóng BHXH và hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng ở xã miền núi và khó khăn; cơ sở vật chất, trƣờng lớp đang đƣợc chú trọng và quan tâm đầu tƣ xây dựng. Nền nếp, kỷ cƣơng, môi trƣờng nhà trƣờng đƣợc chăm lo. Do những thành tích to lớn nên toàn ngành đã có: 5 giáo viên đƣợc nhận phần thƣởng cao quý của Bác Hồ; có 1 trƣờng đƣợc nhận Huân chƣơng độc lập Hạng ba, 1 trƣờng đƣợc nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới; nhiều cá nhân và tập thể đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động các loại; 23 cán bộ, giáo viên đƣợc phong tặng danh hiệu cao quý "Nhà giáo ưu tú".
Hàng ngàn cán bộ, giáo viên đƣợc công nhận chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh và đƣợc UBND tỉnh tặng bằng khen.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn quan tâm chăm lo giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo dục đào tạo phát triển. Kết quả đạt đƣợc trong những năm vừa qua của GD-ĐT Vĩnh Phúc đánh dấu bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc trên chặng đƣờng phấn đấu bền bỉ, quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đặc biệt là của nhiều thế hệ thầy giáo, cô giáo, nhân viên và học sinh trong các nhà trƣờng. Kết thúc năm học 2003-2004 Vĩnh Phúc đã hoàn thành vƣợt mức 10/10 chỉ tiêu công tác, đã vinh dự đƣợc Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT quyết định tặng cờ thi đua là một trong 7 đơn vị giáo dục dẫn đầu trong cả nƣớc. Kết quả đó là cơ sở vững chắc để GD-ĐT Vĩnh Phúc bƣớc vào thế kỷ XXI.
2.2.2.Thực trạng GD-ĐT thành phố Vĩnh Yên
2.2.2.1.Tình hình chung
Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng và đất nƣớc, Đảng bộ và nhân dân thành phố Vĩnh Yên trong công cuộc đổi mới ở địa phƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu rất đáng khích lệ, trong đó có sự nghiệp đổi mới giáo dục: Quy mô trƣờng, lớp ổn định và chất lƣợng không ngừng đƣợc nâng cao ở tất cả các ngành học, bậc học. Tính đến năm học 2-2014 toàn thành phố có: Bảng 2.1: Sự phân bố trƣờng lớp, học sinh các ngành học, bậc học thành phố Vĩnh Yên năm 2013-2014 Mầm non Tiểu học THCS THPT TTGDTX Trƣờng 25 11 9 4 1 Lớp 192 425 314 140 12 Học sinh 7952 15760 14986 7970 623
Qua bảng trên chúng ta thấy: Quy mô ngành học Mầm non còn quá nhỏ bé, tỷ lệ huy động trong độ tuổi ra lớp còn thấp so với các bậc học khác ở ngành học phổ thông. Khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân ở bậc học THPT mặc dù đã có cố gắng song vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đời sống vật chất và khả năng đáp ứng của nền kinh tế của thành phố còn thấp so với nhu cầu phát triển của GD-ĐT. Mặc dù vậy với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân thành phố Vĩnh Yên, sự nghiệp GD-ĐT đã có những bƣớc chuyển biến tích cực dần dần đáp ứng một phần nhu cầu học tập trong nhân dân. Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên đã
38
đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGD cho trẻ 5 tuổi và đạt tiêu chuẩn PCGD tiểu học và THCS; có 100% số xã, phƣờng có hệ thống trƣờng lớp đủ ở 3 cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS); trong đó có 1 phƣờng có 2 trƣờng Tiểu học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đều đạt tỷ lệ cao: THCS đạt 97-98,8%; THPT đạt 95- 98,1%. Số lƣợng học sinh giỏi ở các cấp học ngày càng tăng. Đội ngũ giáo viên không những đáp ứng đủ về số lƣợng mà đang dần đƣợc nâng cao về chất lƣợng và ổn định về cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ CBQL không ngừng đƣợc đổi mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học ngày càng đƣợc đầu tƣ và cải thiện không ngừng ..., đó là những điều kiện thuận lợi cho GD-ĐT thành phố Vĩnh Yên phát triển đi lên.
2.2.2.2. Quy mô
* Quy mô trƣờng - lớp.
Thành phố Vĩnh Yên với địa bàn trải rộng, do vậy khi xây dựng chính sách và lập kế hoạch giáo dục, nghiên cứu khoa học ... cần đƣợc thống kê, phân tích để lựa