Một số nhân tố tác động đến quy mô phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 36)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.4.Một số nhân tố tác động đến quy mô phát triển giáo dục

a. Nhân tố Kinh tế - Xã hội

Bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập (ngân sách, nguồn đầu tƣ có thể huy động cho GD - ĐT). Việc làm và cơ cấu việc làm, quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị. Đây là nhóm nhân tố có ảnh hƣởng cơ bản và trực tiếp nhất. Bởi nhóm nhân tố này phản ánh nhu cầu và khả năng đầu tƣ của xã hội đối với GD - ĐT.

b. Các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục đào tạo

Nhƣ cấu trúc mạng lƣới, các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng, việc tổ chức quá trình đào tạo (nhƣ thời gian đào tạo, chất lƣợng đào tạo, hiệu quả trong và hiệu quả ngoài). Nhóm các nhân tố này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD - ĐT. Khả năng này bao gồm các yếu tố nhƣ cấu trúc mạng lƣới các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng hiệu quả GD - ĐT.

c. Các nhân tố về văn hóa khoa học và công nghệ

Nhóm nhân tố này tác động làm thay đổi nội dung cũng nhƣ cơ cấu đào tạo, sự phát triển của KH - CN đòi hỏi GD - ĐT phải thay đổi nội dung cho phù hợp với những tiến bộ mới nhất của nó. Cũng do sự phát triển của KH - CN mà một số ngành đào tạo bị thu hẹp lại hoặc mất đi, một số ngành đào tạo mới khác xuất hiện, và vì thế mà quy mô đào tạo có thay đổi.

d. Các nhân tố về quan điểm đường lối, sự chỉ đạo

Nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, giáo dục phải phục vụ chính trị. Nhà nƣớc nào cũng sử dụng giáo dục nhƣ một công cụ đặc biệt

phục vụ cho các mục tiêu chính trị và quyền lợi của xã hội mà mình đại diện. Sự phát triển của GD - ĐT vừa là kết quả của những yêu cầu khách quan, vừa là kết quả của những hoạt động chủ quan của con ngƣời, mà trƣớc hết là những định hƣớng của nhà nƣớc cũng nhƣ hoạt động của chính hệ thống GD - ĐT. Nhƣ vậy quan điểm lãnh đạo giáo dục vừa phải có tính khách quan, vừa có tính chủ quan và phải điều hoà hợp lý hai tính chất đó. Đảng ta đã xác định GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, chính vì yêu cầu phát triển và đổi mới đất nƣớc. Giáo dục ngày nay không chỉ là bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, mà giáo dục còn đƣợc coi là một dịch vụ. Đồng thời, giáo dục cũng là một bộ phận của phúc lợi xã hội mà mọi thành viên của xã hội đều đƣợc thụ hƣởng.

Quan điểm, đƣờng lối lãnh đạo đối với giáo dục ở mọi cấp độ đều có ảnh hƣởng rất lớn đến quy mô phát triển giáo dục. Chính đƣờng lối đổi mới của Đảng về mọi mặt, trong đó có giáo dục, đã tạo đà cho giáo dục nƣớc ta ngày càng phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và xây dựng một xã hội học tập, ngƣời ngƣời học tập, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.

e. Các nhân tố quốc tế về GD - ĐT

Gồm xu thế phát triển GD - ĐT trong nƣớc ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng trƣớc hết là hệ thống các quan điểm, cách nhìn và cách đánh giá GD - ĐT trong mối quan hệ phát triển.

f. Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo bậc THCS

Trong thực tế không thể đƣa tất cả các nhân tố ảnh hƣởng đó vào bài toán dự báo nhu cầu giáo viên mà thƣờng chỉ đƣa một vài nhân tố quan trọng nhất mà thôi. Thông thƣờng ngƣời ta chọn những nhân tố dễ dự báo nhất, có quan hệ chặt chẽ với đối tƣợng dự báo. Những nhân tố ảnh hƣởng đến dự báo phát triển GD - ĐT cũng là những nhân tố tác động đến dự báo nhu cầu CBQL. Dự báo nhu cầu CBQL là một trong những nội dung cụ thể của dự báo quy mô phát triển giáo dục nói riêng, dự báo GD - ĐT nói chung.

Trong các loại nhân tố trên, nhóm các nhân tố thứ nhất có sự ảnh hƣởng cơ bản và trực tiếp nhất. Bởi nhóm những nhân tố này phản ánh nhu cầu và khả năng đầu tƣ của XH đối với GD - ĐT. Nếu dân số tăng lên, số lƣợng trẻ em và ngƣời lớn đi học nhiều hơn. GDP của xã hội và GDP bình quân đầu ngƣời tăng lên, sẽ tạo ra khả năng khách quan nâng cao đầu tƣ cho giáo dục, và do đó GD - ĐT sẽ phát triển hơn

28

cả về chất lƣợng và số lƣợng. Nhu cầu học tập ngày càng tăng thì nhu cầu giáo viên lại càng lớn và nhu cầu CBQL ngày càng tăng.

Nhu cầu CBQL còn chịu ảnh hƣởng của nhân tố bên trong của hệ thống GD - ĐT. Đó là sự phụ thuộc vào quy mô học sinh ở các ngành học, bậc học, cơ cấu môn học, loại hình đào tạo, loại hình trƣờng lớp, định mức lao động giáo viên, ... Nếu quy mô học sinh, giáo viên ở các ngành học, bậc học càng lớn thì nhu cầu CBQL ở các ngành học, bậc học ngày càng tăng.

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hƣởng đến dự báo nêu trên cần tính đến những căn cứ chủ yếu trong quá trình dự báo nhu cầu CBQL, những căn cứ đó là:

- Chiến lƣợc phát triển KT - XH đất nƣớc tới năm 2015 và 2020. - Định hƣớng phát triển GD - ĐT theo nghị quyết TW2 khoá 8.

- Phƣơng hƣớng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KT - XH của thành phố Vĩnh Yên đến năm 2010, 2020.

- Dự báo phát triển dân số theo tự nhiên và theo cơ học của địa phƣơng.

- Tình hình sử dụng đội ngũ CBQL trƣờng THCS hiện có (các định mức, chế độ chính sách đối với CBQL, vấn đề chất lƣợng đội ngũ, ...).

Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu giáo viên trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi chọn nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến bài toán dự báo giáo viên THCS tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 là:

- Định hƣớng phát triển KT - XH của đất nƣớc theo nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2006 - 2010, Các mục tiêu đến năm 2020.

- Phƣơng hƣớng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KT - XH, GD - ĐT của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 theo nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 và đề án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển GD - ĐT đến năm 2020.

- Quy mô học sinh THCS từ năm 2010 đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 36)