Tổ chức quá trình nghiên cứu dự báo giáo dục

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 32)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3.3.Tổ chức quá trình nghiên cứu dự báo giáo dục

Nhà xã hội học, chuyên gia nổi tiếng về dự báo xã hội học của Liên Xô trƣớc đây I.B.Bestujev Lada đã nhận định về đặc điểm của việc dự báo các hiện tƣợng xã

hội nhƣ sau: “Giáo dục thuộc loại các hiện tượng xã hội mà như chúng ta đã biết,

chịu sự điều khiển bởi các hành động có mục đích, trên cơ sở quyết định được vạch ra có tính đến các dự báo và các triển vọng phát triển của hiện tượng. Vì vậy không thể nào nói trước theo cách một chiều là giáo dục (hoặc bất cứ hiện tượng xã hội nào khác) sẽ như thế nào đến năm 2000 hoặc các năm sau đó nữa. Giáo dục phụ thuộc phần lớn vào những hành động của con người có khả năng đạt tới sự “tự thực hiện”

hoặc trái lại sự “tự hủy hoại” của tiên đoán”. Dự báo giáo dục là một quá trình gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có nét đặc thù riêng.

a.Giai đoạn định hướng mang tính chất tiền dự báo

Giai đoạn này có nhiệm vụ xác định khách thể, đối tƣợng, các vấn đề, mục đích, thời hạn, nhiệm vụ dự báo, các giả thuyết, các phƣơng pháp và cách thức tổ chức nghiên cứu.

b.Giai đoạn thu thập các tài liệu dự báo

Thu thập, tập hợp các dữ kiện ảnh hƣởng tới sự phát triển đối tƣợng giáo dục (Môi trƣờng giáo dục). Phân tích các quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Xác định các xu hƣớng, các tác động qua lại, các vấn đề then chốt của sự phát triển giáo dục và nhà trƣờng.

c.Giai đoạn xây dựng mô hình xuất phát

Giai đoạn này có nhiệm vụ xác định các hệ thống chuẩn mực, chỉ tiêu, thông số phản ánh tính chất và cấu trúc của đối tƣợng dự báo.

d. Giai đoạn tiến hành dự báo

Các đối tƣợng dự báo vận động theo quy luật thời gian. Theo quan điểm của duy vật lịch sử thì quá khứ, hiện tại, tƣơng lai của các hiện tƣợng kinh tế xã hội là sự kế thừa trực tiếp của nhau. Vì vậy dựa vào các số liệu của hiện tại; bằng các phƣơng pháp và kỹ thuật dự báo ta tiến hành lập dự báo, chiếu “quán tính” đó vào tƣơng lai, có tính đến các tác động của nhiều nhân tố khác.

e.Giai đoạn đánh giá mức độ chắc chắn và chính xác hoá các mô hình dự

báo bằng cách hỏi ý kiến các chuyên gia

g. Giai đoạn xây dựng các giải pháp, giúp đỡ của nhà quản lý ra được các quyết định đúng đắn, đạt hiệu quả tối ưu trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các mô hình dự báo

1.3.4. Vai trò của nghiên cứu dự báo giáo dục trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng

Để phát triển thành công sự nghiệp giáo dục ta phải phát huy 3 nguồn lực: Nguồn lực con ngƣời, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở vật chất. Trong đó nguồn lực con ngƣời - chính là đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định. Do đó, việc dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Nó giúp các nhà quản lý thực hiện tốt 4 chức năng điều hành vĩ mô của mình đó là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Dự báo xác định phƣơng hƣớng phát triển cho công tác quản lý. Dự

24

báo càng chính xác thì công tác quản lý càng đạt hiệu quả cao. Dự báo, quy hoạch, chiến lƣợc, kế hoạch có mối liên hệ chặt chẽ và có tác động hỗ trợ lẫn nhau.

Dự báo giáo dục nhằm xác định trạng thái tƣơng lai của hệ thống GD - ĐT.

Tiến sỹ Raja Roy Singh, nhà giáo dục nổi tiếng ấn Độ cho rằng: “Trong khi chúng ta

không thể nêu được toàn bộ tương lai mà chúng ta mong muốn thì chúng ta vẫn có thể trình bày một phần hợp lý của nó, chịu khó đưa ra một lời tiên tri. Tiếp đó chúng ta cần làm là hành động để thực hiện lời tiên tri đó với mức độ cao nhất có thể”.

1.3.5. Khái niệm phát triển và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục

* Khái niệm “phát triển”:

Theo từ điển tiếng Việt, phát triển là “ Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.

Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ phát triển kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ ...Còn theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự tăng tiến cả về lƣợng và chất, cả không gian, thời gian của sự vật, hiện tƣợng và con ngƣời trong xã hội. Nhƣ vậy, phát triển đƣợc hiểu là sự tăng trƣởng, là sự chuyển biến theo hƣớng tích cực, tiến lên.

Theo tác giả Phạm Bá Lãm, phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời... Phát triển là một quá trình nội tại: bƣớc chuyển từ thấp đến cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển.

* Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con ngƣời. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Đầu tƣ cho phát triển tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trƣởng kinh tế vững chắc. Nhƣ vậy, CBQL - ngƣời “nhạc trƣởng” chỉ huy dàn nhạc lúc này không thể nhƣ trƣớc đƣợc nữa, đòi hỏi phải có trình độ cao hơn, có năng lực quản lý, lãnh đạo giỏi hơn, có tầm nhìn chiến lƣợc xa hơn. . Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL là điều tất yếu không thể thiếu đƣợc, đây cũng là một phần việc quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Thời đại ngày nay cũng là thời đại của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức đã dẫn đến xu hƣớng toàn cầu hóa. Xu hƣớng này đòi hỏi phải thay đổi nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục, đổi mới và phát triển đội

ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQL giáo dục là một yếu tố cần thiết cho việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trong việc điều hành một hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển.

Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lí về cơ cấu và chuẩn về chất lƣợng đáp ứng nhu cầu vừa tăng cao quy mô, vừa tăng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.”

Đề án xây dựng và nâng cao chất lƣợng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 của chính phủ khẳng định: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hƣớng chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu”, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lƣợng, cơ cấu. Trong đó, quy mô đƣợc thể hiện bằng số lƣợng; cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên môn, nghiệp vụ... hay nói cách khác là tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt; chất lƣợng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.

Xét về quy mô, chất lƣợng, cơ cấu dƣới góc nhìn về việc phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức thì nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm:

- Phát triển đội ngũ quản lý chính là thực hiện quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí (thể hiện bằng số lƣợng, cơ cấu).

- Sử dụng đội ngũ quản lý là triển khai thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, thực hiện bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; đánh giá, sàng lọc.

- Tạo động cơ và môi trƣờng cho sự phát triển là tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý phát huy vai trò của họ nhƣ thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, chế độ khen thƣởng, kỉ luật, xây dựng điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng. Tạo cơ hội cho cá nhân

26

có sự thăng tiến, tạo ra những ƣớc mơ, hoài bão, kích thích cho sự phát triển. Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý có điều kiện học tập, bồi dƣỡng, giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm.

Từ những lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nêu trên ta thấy: phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng THCS thực chất là xây dựng, quy hoạch, bồi dƣỡng, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm, tuyển dụng cũng nhƣ tạo môi trƣờng và động cơ cho đội ngũ này phát triển. Để thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng địa phƣơng, vùng miền, số lƣợng và đặc trƣng của các trƣờng THCS, bối cảnh về chính trị, kinh tế - xã hội hiện tại, yêu cầu chuẩn đối với cán bộ quản lý cùng những đặc điểm tâm lý của ngƣời CBQL để đề ra nội dung, giải pháp cho phù hợp.

1.4. Một số nhân tố tác động đến quy mô phát triển giáo dục

a. Nhân tố Kinh tế - Xã hội

Bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập (ngân sách, nguồn đầu tƣ có thể huy động cho GD - ĐT). Việc làm và cơ cấu việc làm, quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị. Đây là nhóm nhân tố có ảnh hƣởng cơ bản và trực tiếp nhất. Bởi nhóm nhân tố này phản ánh nhu cầu và khả năng đầu tƣ của xã hội đối với GD - ĐT.

b. Các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục đào tạo

Nhƣ cấu trúc mạng lƣới, các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng, việc tổ chức quá trình đào tạo (nhƣ thời gian đào tạo, chất lƣợng đào tạo, hiệu quả trong và hiệu quả ngoài). Nhóm các nhân tố này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD - ĐT. Khả năng này bao gồm các yếu tố nhƣ cấu trúc mạng lƣới các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng hiệu quả GD - ĐT.

c. Các nhân tố về văn hóa khoa học và công nghệ

Nhóm nhân tố này tác động làm thay đổi nội dung cũng nhƣ cơ cấu đào tạo, sự phát triển của KH - CN đòi hỏi GD - ĐT phải thay đổi nội dung cho phù hợp với những tiến bộ mới nhất của nó. Cũng do sự phát triển của KH - CN mà một số ngành đào tạo bị thu hẹp lại hoặc mất đi, một số ngành đào tạo mới khác xuất hiện, và vì thế mà quy mô đào tạo có thay đổi.

d. Các nhân tố về quan điểm đường lối, sự chỉ đạo

Nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, giáo dục phải phục vụ chính trị. Nhà nƣớc nào cũng sử dụng giáo dục nhƣ một công cụ đặc biệt

phục vụ cho các mục tiêu chính trị và quyền lợi của xã hội mà mình đại diện. Sự phát triển của GD - ĐT vừa là kết quả của những yêu cầu khách quan, vừa là kết quả của những hoạt động chủ quan của con ngƣời, mà trƣớc hết là những định hƣớng của nhà nƣớc cũng nhƣ hoạt động của chính hệ thống GD - ĐT. Nhƣ vậy quan điểm lãnh đạo giáo dục vừa phải có tính khách quan, vừa có tính chủ quan và phải điều hoà hợp lý hai tính chất đó. Đảng ta đã xác định GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, chính vì yêu cầu phát triển và đổi mới đất nƣớc. Giáo dục ngày nay không chỉ là bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, mà giáo dục còn đƣợc coi là một dịch vụ. Đồng thời, giáo dục cũng là một bộ phận của phúc lợi xã hội mà mọi thành viên của xã hội đều đƣợc thụ hƣởng.

Quan điểm, đƣờng lối lãnh đạo đối với giáo dục ở mọi cấp độ đều có ảnh hƣởng rất lớn đến quy mô phát triển giáo dục. Chính đƣờng lối đổi mới của Đảng về mọi mặt, trong đó có giáo dục, đã tạo đà cho giáo dục nƣớc ta ngày càng phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và xây dựng một xã hội học tập, ngƣời ngƣời học tập, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.

e. Các nhân tố quốc tế về GD - ĐT

Gồm xu thế phát triển GD - ĐT trong nƣớc ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng trƣớc hết là hệ thống các quan điểm, cách nhìn và cách đánh giá GD - ĐT trong mối quan hệ phát triển.

f. Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo bậc THCS

Trong thực tế không thể đƣa tất cả các nhân tố ảnh hƣởng đó vào bài toán dự báo nhu cầu giáo viên mà thƣờng chỉ đƣa một vài nhân tố quan trọng nhất mà thôi. Thông thƣờng ngƣời ta chọn những nhân tố dễ dự báo nhất, có quan hệ chặt chẽ với đối tƣợng dự báo. Những nhân tố ảnh hƣởng đến dự báo phát triển GD - ĐT cũng là những nhân tố tác động đến dự báo nhu cầu CBQL. Dự báo nhu cầu CBQL là một trong những nội dung cụ thể của dự báo quy mô phát triển giáo dục nói riêng, dự báo GD - ĐT nói chung.

Trong các loại nhân tố trên, nhóm các nhân tố thứ nhất có sự ảnh hƣởng cơ bản và trực tiếp nhất. Bởi nhóm những nhân tố này phản ánh nhu cầu và khả năng đầu tƣ của XH đối với GD - ĐT. Nếu dân số tăng lên, số lƣợng trẻ em và ngƣời lớn đi học nhiều hơn. GDP của xã hội và GDP bình quân đầu ngƣời tăng lên, sẽ tạo ra khả năng khách quan nâng cao đầu tƣ cho giáo dục, và do đó GD - ĐT sẽ phát triển hơn

28

cả về chất lƣợng và số lƣợng. Nhu cầu học tập ngày càng tăng thì nhu cầu giáo viên lại càng lớn và nhu cầu CBQL ngày càng tăng.

Nhu cầu CBQL còn chịu ảnh hƣởng của nhân tố bên trong của hệ thống GD - ĐT. Đó là sự phụ thuộc vào quy mô học sinh ở các ngành học, bậc học, cơ cấu môn học, loại hình đào tạo, loại hình trƣờng lớp, định mức lao động giáo viên, ... Nếu quy mô học sinh, giáo viên ở các ngành học, bậc học càng lớn thì nhu cầu CBQL ở các ngành học, bậc học ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở các nhân tố ảnh hƣởng đến dự báo nêu trên cần tính đến những căn cứ chủ yếu trong quá trình dự báo nhu cầu CBQL, những căn cứ đó là:

- Chiến lƣợc phát triển KT - XH đất nƣớc tới năm 2015 và 2020. - Định hƣớng phát triển GD - ĐT theo nghị quyết TW2 khoá 8.

- Phƣơng hƣớng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KT - XH của thành phố Vĩnh Yên đến năm 2010, 2020.

- Dự báo phát triển dân số theo tự nhiên và theo cơ học của địa phƣơng.

- Tình hình sử dụng đội ngũ CBQL trƣờng THCS hiện có (các định mức, chế độ chính sách đối với CBQL, vấn đề chất lƣợng đội ngũ, ...).

Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu giáo viên trong phạm

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 32)