Vị trí, vai trò của cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân và một

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 38)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.5.Vị trí, vai trò của cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân và một

đặc điểm của đội ngũ CBQL trƣờng THCS

a. Vị trí vai trò cấp học THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thƣờng xuyên, giáo dục đại học và sau đại học. Giáo dục phổ thông gồm 2 bậc học là tiểu học và trung học. Giáo dục THCS là một cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Luật giáo dục năm 1998 ghi rõ:

“Giáo dục THCS đƣợc thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải có bằng tốt nghiệp tiểu học, có tuổi là 11 tuổi.”.

Trong điều lệ trƣờng trung học (ban hành kèm theo Thông tƣ số 12/2011/TT- BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), vị trí của trƣờng THCS đƣợc xác định nhƣ sau: “Trƣờng trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trƣờng có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.

Mục tiêu của giáo dục THCS là “Nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn PTCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN , học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL trường THCS

b1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

30

- Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

b2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về nhiệm vụ đƣợc Hiệu trƣởng phân công;

- Cùng với Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về phần việc đƣợc giao; - Thay mặt Hiệu trƣởng điều hành hoạt động của nhà trƣờng khi đƣợc Hiệu trƣởng uỷ quyền;

- Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

c. Một số đặc điểm của đội ngũ CBQL trƣờng THCS

Giáo viên THCS phải có trình độ đào tạo chuẩn CĐSP. Việc đào tạo giáo viên THCS chủ yếu do các trƣờng CĐSP địa phƣơng đảm nhận. Hàng năm, đội ngũ giáo viên THCS đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn theo chu kỳ hoặc theo từng đợt tập huấn về nội dung, phƣơng pháp. Cập nhật thông tin mới nhất phù hợp với sự pháp triển của ngành.

Do yêu cầu của cấp học nên giáo viên THCS đƣợc đào tạo theo một hoặc hai chuyên ngành kết hợp, không toàn năng nhƣ giáo viên tiểu học, không chuyên sâu nhƣ giáo viên trung học phổ thông.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn GD - ĐT chúng tôi thấy dự báo phát triển GD - ĐT là căn cứ khoa học để xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển giáo dục trong từng giai đoạn cụ thể. Trong đó dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS có một vị trí vô cùng quan trọng vì CBQL trƣờng THCS là lực lƣợng quyết định đến chất lƣợng và sự phát triển của ngành. Có dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS thì ngành GD - ĐT sẽ chủ động thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 38)