Khái niệm phát triển và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 34)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3.5.Khái niệm phát triển và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục

* Khái niệm “phát triển”:

Theo từ điển tiếng Việt, phát triển là “ Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.

Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ phát triển kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ ...Còn theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự tăng tiến cả về lƣợng và chất, cả không gian, thời gian của sự vật, hiện tƣợng và con ngƣời trong xã hội. Nhƣ vậy, phát triển đƣợc hiểu là sự tăng trƣởng, là sự chuyển biến theo hƣớng tích cực, tiến lên.

Theo tác giả Phạm Bá Lãm, phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời... Phát triển là một quá trình nội tại: bƣớc chuyển từ thấp đến cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển.

* Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con ngƣời. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp của chức năng sản xuất. Đầu tƣ cho phát triển tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trƣởng kinh tế vững chắc. Nhƣ vậy, CBQL - ngƣời “nhạc trƣởng” chỉ huy dàn nhạc lúc này không thể nhƣ trƣớc đƣợc nữa, đòi hỏi phải có trình độ cao hơn, có năng lực quản lý, lãnh đạo giỏi hơn, có tầm nhìn chiến lƣợc xa hơn. . Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL là điều tất yếu không thể thiếu đƣợc, đây cũng là một phần việc quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Thời đại ngày nay cũng là thời đại của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức đã dẫn đến xu hƣớng toàn cầu hóa. Xu hƣớng này đòi hỏi phải thay đổi nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục, đổi mới và phát triển đội

ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQL giáo dục là một yếu tố cần thiết cho việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trong việc điều hành một hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển.

Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lí về cơ cấu và chuẩn về chất lƣợng đáp ứng nhu cầu vừa tăng cao quy mô, vừa tăng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.”

Đề án xây dựng và nâng cao chất lƣợng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 của chính phủ khẳng định: “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hƣớng chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu”, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục thực chất là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố: Quy mô, chất lƣợng, cơ cấu. Trong đó, quy mô đƣợc thể hiện bằng số lƣợng; cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên môn, nghiệp vụ... hay nói cách khác là tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt; chất lƣợng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý.

Xét về quy mô, chất lƣợng, cơ cấu dƣới góc nhìn về việc phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức thì nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm:

- Phát triển đội ngũ quản lý chính là thực hiện quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí (thể hiện bằng số lƣợng, cơ cấu).

- Sử dụng đội ngũ quản lý là triển khai thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, thực hiện bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; đánh giá, sàng lọc.

- Tạo động cơ và môi trƣờng cho sự phát triển là tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý phát huy vai trò của họ nhƣ thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, chế độ khen thƣởng, kỉ luật, xây dựng điển hình tiên tiến nhân ra diện rộng. Tạo cơ hội cho cá nhân

26

có sự thăng tiến, tạo ra những ƣớc mơ, hoài bão, kích thích cho sự phát triển. Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý có điều kiện học tập, bồi dƣỡng, giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm.

Từ những lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nêu trên ta thấy: phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng THCS thực chất là xây dựng, quy hoạch, bồi dƣỡng, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm, tuyển dụng cũng nhƣ tạo môi trƣờng và động cơ cho đội ngũ này phát triển. Để thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng địa phƣơng, vùng miền, số lƣợng và đặc trƣng của các trƣờng THCS, bối cảnh về chính trị, kinh tế - xã hội hiện tại, yêu cầu chuẩn đối với cán bộ quản lý cùng những đặc điểm tâm lý của ngƣời CBQL để đề ra nội dung, giải pháp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 34)