Phân tích EFA đối với các thành phần của chất lượng dịch vụ và giá cả cảm nhận:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI RẠP CHIẾU PHIM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 46)

và giá cả cảm nhận:

Phân tích nhân tố lần 1:

Sử dụng phần mềm SPSS để rút trích nhân tố, ta kiểm định hệ số KMO = 0.859 > 0.5 và Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 <0.05. Như vậy, đạt điều kiện để phân tích nhân tố.

Bảng 4.2 : Kiểm định KMO và Barlett’s Test lần 1

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .859 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4.346E3

df 406

Sig. .000

1Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.50. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0.9 : rất tốt, KMO ≥ 0.8 : tốt, KMO ≥ 0.7 : được, KMO ≥ 0.6 : tạm được, KMO ≥ 0.5 : xấu và KMO < 0.5 : không thể chấp nhận (Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ, 2011,trang 397)

2Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu,> 0.4 được xem là quan trọng và ≥0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Dựa vào bảng giải thích biến thì có 7 nhân tố được rút ra với hệ số Eigenvalue = 1.005 > 1 và 7 nhân tố này giải thích được 65.875% biến thiên dữ liệu (Xem phụ lục 5)

Sau khi sử dụng phương pháp trích Principal Component và phép quay Varimax, kết quả đạt được như sau: 29 biến quan sát của chất lượng dịch vụ được gom thành 7 khái niệm. Lần lượt xem xét độ phù hợp của từng biến quan sát, ta thấy biến quan sát NL01 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 nên ta sẽ loại biến này để tiếp tục phân tích nhân tố lần nữa.

Phân tích nhân tố lần 2:

Sử dụng phần mềm SPSS để rút trích nhân tố, ta kiểm định hệ số KMO = 0.861> 0.5 và Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0.000 <0.05. Như vậy, đạt điều kiện để phân tích nhân tố.

Bảng 4.3 – Kiểm định KMO và Barlett’s Test lần 2

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .861 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4.269E3

df 378

Sig. .000

Dựa vào bảng giải thích biến thì có 6 nhân tố được rút ra với hệ số Eigenvalue = 1.133> 1 và 6 nhân tố này giải thích được 63.654% biến thiên dữ liệu (Xem phụ lục 6)

Sau khi sử dụng phương pháp trích Principal Component và phép quay Varimax, kết quả đạt được như sau: 28 biến quan sát của chất lượng dịch vụ

được gom thành 6 khái niệm. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố > 0.5. Do đó thang đo rút ra là chấp nhận được. Sáu thành phần cụ thể của thang đo như sau :

 Nhân tố 1: DC01, DC02, DC03, DC04, DC05 được tên là thành phần “Đồng cảm”.

 Nhân tố 2: TC01, TC02, TC03, TC04, TC05 được tên là thành phần “Tin cậy”.

 Nhân tố 3: HH01, HH02, HH03, HH04, HH05, HH06 được tên là thành phần “Phương tiện hữu hình”.

 Nhân tố 4: GC01, GC02, GC03, GC04 được tên là thành phần “Giá cả”.

 Nhân tố 5: DU01, DU02, DU03, DU04 được tên là thành phần “Đáp ứng”.

 Nhân tố 6: NL02, NL03, NL04, NL05 được tên là thành phần “Năng lực phục vụ”.

Kết quả tổng hợp phân tích nhân tố của thành phần “Chất lượng dịch vụ” và “Giá cả cảm nhận” như sau:

Biến quan sát Nhân tố 1 (Đồng cảm) 2 (Tin cậy) 3 (Hữu hình) 4 (Giá cả) 5 (Năng lực) 6 (Đáp ứng) DC01 0.817 DC02 0.884 DC03 0.727 DC04 0.685 DC05 0.850 TC01 0.730 TC02 0.754 TC03 0.858 TC04 0.630 TC05 0.855 HH01 0.677 HH02 0.822 HH03 0.660 HH04 0.590 HH05 0.630 HH06 0.631 GC01 0.789 GC02 0.836 GC03 0.659 GC04 0.760 NL02 0.700 NL03 0.781 NL04 0.534 NL05 0.669 DU01 0.663 DU02 0.699 DU03 0.646 DU04 0.676 Eigenvalue 8.200 2.993 2.027 1.913 1.557 1.133 Phương sai trích (%) 29.284 10.690 7.239 6.834 5.561 4.047 Cronbach’s Alpha 0.904 0.875 0.832 0.790 0.722 0.725

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI RẠP CHIẾU PHIM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 46)