Đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 48)

7. Bố cục khóa luận

2.2.3.Đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá,

cảm của tác giả

“Biện pháp tu từ học thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ văn bản trong đó mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ hoặc xác định điệu tính tu từ hoặc của toàn văn bản”. [6, Tr 35]

Qua những đoạn miêu tả, nhà văn góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với nhân vật hoặc hiện thực phản ánh trong tác phẩm.

Thông qua việc khảo sát một số tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi chúng tôi thu được 15 phiếu (chiếm 15,5%). Như vậy, đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả chiếm số lượng khá lớn. Với con số thống kê này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần khẳng định chức năng này trong văn xuôi viết cho thiếu nhi.

Trong tác phẩm Tuổi thơ im lặng, Duy Khán đã sử dụng đoạn miêu tả

với chức năng này:

“Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao

giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong ra từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ, khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm”

[ 43, Tr 21]

Tuổi thơ im lặng được đánh giá là cuốn tự truyện vào hàng hay nhất

trong vòng vài thập kỉ trở lại đây. Một cuốn sách nói về tình cảm gia đình, các nhân vật, sự kiện,… được thể hiện theo lối chấm phá, chỉ một vài trang nhưng gây ấn tượng mạnh.

Đoạn văn trên miêu tả đôi bàn chân của bố qua đó thể hiện, tình cảm của tác giả: những ngón chân của bố khum khum, gan bàn chân xám xịt và lỗ rỗ, mu bàn chân mốc trắng và bong da, có nốt lốm đốm,… Đó là đôi bàn chân vất vả, bố đã phải làm lụng cả đời để nuôi con khôn lớn.

Miêu tả đôi bàn chân với những nét thô kệch, xấu xí, tác giả đã thể hiện lòng kính yêu vô hạn của mình đối với người bố thân yêu. Ca dao có câu: “Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Quả là không bao giờ có thể đếm hết công lao, sự hi sinh thầm lặng của mẹ cha dành cho con cái. Ở đoạn miêu tả này tác giả đã thật tài tình khi sử dụng biện pháp hoán dụ lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể, miêu tả đôi bàn chân để nói tới cả con người, cả cuộc đời vất vả của người bố. Thông qua đoạn miêu tả, tác giả

không chỉ thể hiện lòng kính yêu mà còn là niềm xót thương pha lẫn sự áy láy khi chưa thể làm gì để đền đáp công ơn và sự hi sinh thầm lặng của người bố.

Đoạn miêu tả trong Dế Mèn phiêu lưu kí cũng thể hiện được thái độ,

tình cảm của tác giả:

“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,

nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay về vùng trời mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om sòm bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một miếng mồi tép. Có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế”.

[14, Tr 12] Đoạn văn miêu tả cảnh “tấp nập xuôi ngược” kiếm ăn của các loài động vật: cò, sếu, vạc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két,… Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê khiến thế giới các loài động vật hiện lên vô cùng sinh động. Bên cạnh đó Tô Hoài còn miêu tả thành công đặc điểm ngoại hình, hành động, tính cách các nhân vật loài vật, biến chúng thành các hình ảnh tượng trưng cho cho một số kiếp người trong xã hội, tạo ra các nhân vật mang tính biểu tượng kép, đặc điểm của loài vật hòa lẫn với đặc điểm của con người. Tô Hoài chắc hẳn phải dày công quan sát, tìm hiểu về thế giới loài vật thì mới có những đoạn văn miêu tả đặc sắc như vậy.

Thông qua đoạn văn miêu tả, tác giả đã gửi gắm thái độ, tình cảm của mình. Đó là những suy nghĩ về cảnh đời, thương hại cho những kẻ “ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng kiếm được miếng nào”. Miêu tả những anh cò gầy vêu vao, những trận cãi và om sòm bốn góc

đầm để tranh dành thức ăn của các loài động vật, tác giả ngụ ý nói tới cuộc sống xô bồ, trật hẹp, tù túng và tầm thường. Nó không thích hợp với những người có sở thích du ngoạn và ưa xê dịch như Dế Mèn. Đồng thời, tác giả còn xót thương cho những thân phận nhỏ bé vất vả sớm hôm mà vẫn “không sống nổi”, thấy “khổ quá, những kẻ yếu đuối”. Ca dao xưa cũng thường lấy hình ảnh con cò để nói tới nỗi vất vả của con người:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” Hay:

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

Qua đoạn miêu tả tác giả đã thể hiện thái độ phê phán xã hội bất công, giai cấp thống trị và bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân lao động đẩy họ rơi vào cảnh khốn cùng. Trong hoàn cảnh đất nước chưa được độc lập, đương nhiên tác giả phải kín đáo gửi gắm tư tưởng này qua hình tượng các nhân vật.

*Tiểu kết: Đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả làm cho tác phẩm trở nên có hồn, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Thông qua những đoạn miêu tả này, tác giả đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp các em hướng tới điều thiện, tránh xa cái ác. Đọc những tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi giàu giá trị nhân văn ta luôn cảm nhận được tình người ấm áp là nhờ những đoạn miêu tả với chức năng này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 48)