Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 56)

7. Bố cục khóa luận

2.2.5 Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng

Trong cùng một đoạn miêu tả, đôi khi tác giả sử dụng rất nhiều chức năng, có thể cùng một lúc có cả chức năng trang trí, chức năng tổ chức văn bản, chức năng thư giãn, chức năng phân đoạn… Đoạn miêu tả như vậy được gọi là đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng (hay đoạn miêu tả tổng hợp chức năng). Việc sử dụng những đoạn miêu tả đó “không chỉ đơn thuần nhằm tạo nên vẻ riêng biệt độc đáo của mỗi tác phẩm mà còn chủ yếu phụ thuộc vào từng ý đồ nghệ thuật của tác giả, phù hợp với nội dung biểu đạt của mỗi tác phẩm [6, Tr 28]

Khảo sát một số tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi, chúng tôi thống kê được 11 lần tác giả sử dụng đoạn miêu tả với sự tổng hợp các chức năng (chiếm 11.3%)

Tô Hoài đã sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này trong Dế Mèn

phiêu lưu ký:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có

nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi ra từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhanh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.

[11, Tr 7-8] Trước hết chúng ta nhận thấy đoạn miêu tả trên tác giả đã sử dụng chức năng thẩm mĩ, thuộc tiểu loại chức năng trang trí, miêu tả ngoại hình nhân vật Dế Mèn, giúp nhân vật hiện ra vô cùng sinh động cuốn hút độc giả, đặc biệt là các em nhỏ. Dế Mèn dù dưới hình thức loài vật, sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng đã được nhà văn sử dụng nguyên mẫu thực tế mà ta thường bắt gặp đó đây trong cuộc sống. Mọi người yêu Dế Mèn vì đây là một anh chàng dế thanh niên, cường tráng, cả thân hình một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Không chỉ vậy dế còn có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng cáp và nhọn hoắt. Tính ương bướng còn thể hiện ở cái đầu to và nổi cứng từng tảng cùng cặp dâu dài uốn cong, hùng dũng. Dế Mèn được miêu tả thật đẹp khác hẳn so với các nhân vật khác trong truyện hay cùng loài như Dế Choắt gày gò lêu nghêu, Dế Trũi mình dài thườn thượt, anh Dế Cả bệ vệ hay anh Dế Hai gày khoeo, ốm yếu, ho hen cùng mẹ với Dế Mèn. Ngay khi đoạn miêu tả xuất hiện chúng ta đã bị cuốn hút bởi một chàng dế rất đẹp. Đó chính là chức năng trang trí của đoạn văn.

Không chỉ vậy, đoạn miêu tả còn đánh dấu sự chuyển đoạn trong cuộc đời nhân vật Dế Mèn. Từ đây Dế Mèn chính thức bắt đầu một cuộc sống tự lập mà không cần đến vòng tay chăm sóc của người mẹ nữa bởi Dế Mèn đã trưởng thành, đã là “một chàng dế thanh niên cường tráng”. Sự trưởng thành

đó đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời Dế Mèn. Với dụng ý nghệ thuật này của tác giả đoạn miêu tả có chức năng phân đoạn - cụ thể là chức năng phân đoạn trừu tượng.

Ngoài ra đoạn miêu tả còn được tác giả sử dụng với chức năng dự báo trước sự kiện sẽ diễn ra tiếp theo. Với ngoại hình ưa nhìn, cường tráng của mình, Dế Mèn trở nên kiêu căng, hống hách: để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, Dế Mèn “co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”, cái đầu ương bướng, luôn hãnh diện vì cặp râu hùng dũng, “chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu”,… Chính thái độ tự kiêu, hống hách đó của Dế Mèn đã dự báo trước cho những hành động nông nổi của dế. Quả đúng như vậy, theo dõi tiếp câu chuyện ta thấy Dế Mèn chính là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt - đây là bài học đường đời đầu tiên khiến Dế Mèn phải ận hận suốt cuộc đời.

Như vậy đoạn miêu tả này có sự kết hợp của cả ba chức năng: chức năng trang trí, chức năng phân đoạn và chức năng dự báo. Sự kết hợp của nhiều chức năng trong một đoạn miêu tả đã tạo sự cuốn hút và hấp dẫn cho tác phẩm.

Cũng có thể lấy một ví dụ khác trong truyện ngắn Cái Tết của Mèo con

của Nguyễn Đình Thi:

“Mẹ bống dắt tay bống ra đường, Gió thổi , bướm bay, hoa nở. Những bụi tre xào xạc. Lúa non dưới ruộng phấp phới vẫy. Một đám người đi giữa đồng theo một lá cờ đỏ có ngôi sao vàng bay phần phật.

Ôi chao, ngày Tết sao mà đẹp thế! Mèo con nằn trên tay Bống, nghển đầu nhìn xung quanh, kêu meo meo”.

[28, Tr 135] Cảnh vật được miêu tả ở đây phù hợp với tâm trạng vủa nhân vật. Đó là tâm trang vui sướng của Bống, đặc biệt là của Mèo con khi lần đầu tiên được đón Tết cùng gia đình Bống. Mèo con còn vui hơn nữa khi tối qua vừa làm được

một việc có ích, đó là đánh gục con chuột Cống hống hách và phá hại. Vì vậy cái Tết đối với Mèo con càng có ý nghĩa hơn. Đó là chức năng tả cảnh ngụ tình của đoạn văn - cụ thể là cảnh được miêu tả tương đồng với đối tượng.

Bên cạnh chức năng ngụ tình, cảnh vật ở đây còn mang chức năng dự báo. Sự xuất hiện của hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng ở cuối tác phẩm rất giống

với tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Đó là dấu hiệu thông báo ngày

đất nước được độc lập thống nhất. Kết thúc mở như vậy đã gợi ra niềm vui, mở ra một tương lai tươi sáng cho câu chuyện, cho con người và cho cả đất nước dân tộc. Chính nhờ có chức năng dự báo mà truyện ngắn đã truyền tải được nhiều dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Ngoài ra đoạn miêu tả còn mang chức năng trang trí. Thiên nhiên của làng quê Việt Nam được miêu tả rất trong sáng, tươi vui và gợi sự yên bình. Cảnh vật như đang hòa cùng niềm vui với con người: gió thổi lá tre nghe xào xạc, hoa nở ngát hương, bướm bay rợp trời, lúa non phấp phới,… Bằng những ngôn từ đẹp, bức tranh quê ngày Tết được miêu tả vô cùng tươi đẹp và tràn đầy sức sống đã tạo nên chất thơ, chất nhạc cho đoạn văn miêu tả của Nguyễn Đình Thi.

Như vậy, cùng một lúc đoạn miêu tả có sự kết hợp của ba chức năng: chức năng ngụ tình, chức năng dự báo và chức năng trang trí. Sự kết hợp này đã tạo nên sự cuốn hút và hấp dẫn cho tác phẩm.

KẾT LUẬN

1.Văn học thiếu nhi nói chung và văn xuôi viết cho thiếu nhi nói riêng từ lâu đã trở thành bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ thơ trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu giữ được trong thời niên thiếu rất khó phai mờ. Bằng việc sử dụng ngôn từ trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh các tác giả viết cho thiếu nhi đã tạo nên những trang văn đẹp về thiên nhiên và thế giới nhân vật. Những câu chuyện đã làm sống dậy một không gian tràn ngập âm thanh, màu sắc của thiên nhiên, cuộc sống thường ngày, khơi gợi lên kí ức về một miền sâu thẳm của những câu chuyện cổ tích về thế giới con người. Rõ ràng văn học dành cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với hành trình đầu đời của bất cứ người nào. Mặt khác, một số tác phẩm viết cho thiếu nhi

như Dế Mèn phiêu lưu kí, Cái Tết của Mèo con,… hay một số câu chuyện cổ

tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn,… cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và được rất nhiều học sinh yêu thích.

2.Chúng ta buộc phải so sánh và thừa nhận rằng độ chênh lệch giữa đầu tư nghiên cứu bộ phận văn học thiếu nhi so với việc nghên cứu những tác giả, tác phẩm viết cho người lớn là quá lớn. Tuy nhiên cũng có không ít các nhà nghiên cứu dành phần lớn tâm huyết, thời gian của mình làm công việc phê bình những sáng tác dành cho thiếu nhi. Khi nghiên cứu các tác phẩm đó, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về mặt thi pháp, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn xuôi, các phép tu từ,… Hướng tiếp cận của chúng tôi với các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi là một hướng tiếp cận rất mới mẻ, mang tính khám phá, và nó thực sự là một hướng đi cần thiết trong việc góp phần tìm hiểu sâu sắc nội dung tác phẩm, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của

ngôn ngữ văn chương. Cùng với các phương tiện, biện pháp tu từ khác, việc sử dụng các đoạn miêu tả với chức năng khác nhau đã tạo văn xuôi thiếu nhi sự nhẹ nhàng, tinh tế, giàu cảm xúc và nhạc điệu làm sống dậy một không gian tràn ngập âm thanh, màu sắc và cả sự huyền bí, đặc biệt, các em thiếu nhi được thỏa sức bay bổng cùng những giấc mơ; được say mê khám phá thiên nhiên và thế giới con người trong những câu chuyện lí thú.

3.Đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi có vai trò rất quan trọng, vì thế nó xuất hiện với số lần khá lớn. Nhờ có đoạn miêu tả mà tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc, đặc bệt là trẻ em. Mặt khác, nó giúp tác phẩm trở nên dễ hiểu, gần gũi với trẻ thơ. Các em không chỉ được say mê khám phá mà còn được khơi dậy và tiếp sức, giữ cho tâm hồn không chai sạn đi mà luôn luôn mới mẻ, nhạy cảm trước cuộc sống. Đồng thời, giúp các em biết căm phẫn vì cái xấu, cái ác; biết yêu thương, hướng về cái tốt, cái đẹp.

Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu “chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi”, ta thấy được chân dung hay phong cách riêng của một số nhà văn tiêu biểu. Họ luôn tâm nguyện: “Viết cho thiếu nhi là tình yêu và lẽ sống của tôi” (Võ Quảng). Bởi vậy, họ đã dành tặng cho thiếu nhi nhiều tác phẩm có giá trị. Thông qua tác phẩm, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ trong những đoạn miêu tả ta thấy được phong cách riêng của từng nhà văn. Do đó, nó góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ dân tộc. Văn học thiếu nhi vẫn luôn cuốn hút và hấp dẫn đối với nhiều thế hệ tuổi thơ.

4.Thực chất trong các đoạn miêu tả thường có sự đan của nhiều chức năng khác nhau, việc tách riêng từng chức năng của đoạn miêu tả là để thấy được những chức năng tiêu biểu nhất, điển hình nhất để minh họa cho vấn đề lí thuyết. Ngoài năm chức năng của đoạn miêu tả mà chúng tôi đã nêu trên thì đoạn miêu tả còn có nhiều chức năng khác, nhưng do giới hạn đề tài này nên

chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu ở một số chức năng tiêu biểu. Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả là căn cứ vào cách đặt tên của tác giả Đỗ Hữu Châu.

5.Nghiên cứu về đoạn miêu tả trong văn xuôi thiếu nhi về phong cách học văn bản là một đề tài rộng và mới. Do giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề nhỏ là chức năng của đoạn miêu tả. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích cho việc học tập và giảng dạy sau này, chúng tôi hi vọng đề tài sẽ là cơ sở giúp bản thân có sự hiểu biết sâu sắc về đoạn miêu tả đồng thời cũng góp phần tìm hiểu cái hay, cái đẹp cũng như những nội dung tư tưởng trong các sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi. Mặt khác, chúng tôi muốn đưa ra một cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật mà ở đây là cách tiếp cận các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi từ góc độ phong cách học, nghĩa là từ nghệ thuật ngôn ngữ đến hình tượng, tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ nói chung và chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi nói riêng là một đề tài hấp dẫn, phong phú đang mời gọi sự tìm hiểu, nghiên cứu của độc giả. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, khóa luận của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô và bạn bè để chúng tôi hoàn thiện đề tài trong quá trình học tập và công tác sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Bình - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng

Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Thanh Đạm (2002), Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

4. Nguyễn Thái Hòa (2000), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục

Hà Nội.

5. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học tiếng Văn bản, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

6. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

7. Phan Trọng Luận (2000), Làm văn 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 10. Nguyễn Khắc Phi (2004), Ngữ văn 8 - Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Khắc Phi (2004), Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Làm văn, NXB Đại học Sư phạm.

13. Bùi Minh Toán, Ngôn ngữ với văn chương, NXB Giáo dục Việt Nam. 14. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB

Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

LỜI CẢM ƠN!

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo hướng dẫn ThS, GVC Lê Kim Nhung, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành.

Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song khóa luận vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong

văn xuôi viết cho thiếu nhi” là một đề tài do chính tôi thực hiện, không có sự

trùng lặp với bất kì đề tài của tác giả khác.

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 2

1. Lí do chọn đề tài ... 4

2. Lịch sử vấn đề ... 6

3. Mục đích nghiên cứu. ... 12

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ... 12

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ... 13

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)